Tag

Ứng dụng có hiệu quả khoa học công nghệ trong thích ứng với biến đổi khí hậu

Môi trường 15/10/2019 11:13
aa
TTTĐ - Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, làm nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội. Cùng với đó, biến đổi khí hậu cũng có thể có những tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ứng dụng có hiệu quả khoa học công nghệ trong thích ứng với biến đổi khí hậu

Việt Nam đang từng bước đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong thích ứng với biến đổi khí hậu; Ảnh: Nam Trang

Bài liên quan

Nâng cao vai trò công tác xã hội thích ứng với biến đổi khí hậu

Thúc đẩy liên kết chuỗi và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp an toàn theo hướng ứng dụng công nghệ cao

Chủ động phòng chống thiên tai bằng khoa học công nghệ

Trước những nguy cơ, thách thức do biến đổi khí hậu gây ra, Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016-2020”; mã số BĐKH/16-20 được Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ phê duyệt tại Quyết định số 172/QĐ-BTNMT ngày 29/1/2016 đã đề ra ba mục tiêu cụ thể: Ứng dụng có hiệu quả công cụ, mô hình tiên tiến trong giám sát biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện Việt Nam; Đề xuất các giải pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của triều cường, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ra tại các vùng trọng điểm (Đồng bằng sông Cửu Long, ven biển miền Trung và Đồng bằng sông Hồng).

Cung cấp luận chứng khoa học cho việc đánh giá tiềm năng, giá trị của một số tài nguyên quan trọng trên đất liền và biển, hải đảo, đồng thời đề xuất các định hướng quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia. Làm rõ quan hệ và lượng giá biến đổi khí hậu - tài nguyên - môi trường - hệ sinh thái, theo đó đề xuất các giải pháp phát triển bền vững, quản lý tổng hợp tại một số vùng trọng điểm.

Trong khuôn khổ Chương trình, đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực cụ thể, bao gồm: Nghiên cứu xây dựng, phát triển hệ thống giám sát biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với Việt Nam, đảm bảo hội nhập quốc tế; đề xuất giải pháp, mô hình ứng phó biến đổi khí hậu, sử dụng hợp lý tài nguyên và đảm bảo an ninh phi truyền thống đối với một số vùng trọng điểm. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước nội địa và liên quốc gia. Nghiên cứu cơ chế quản lý về bảo vệ môi trường theo từng loại hình và khu vực; đề xuất cơ chế chính sách bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong mối tương quan với biến đổi khí hậu.

Với những chương trình đầu tư nghiên cứu của Nhà nước, nhiều thành tựu khoa học công nghệ nói chung và thành tựu khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng. Thành tựu khoa học công nghệ được ứng dụng và phát triển nhiều nhất phải nói đến là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thành công nổi bật nhất trong phát triển khoa học công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long là tạo ra những giống lúa cực sớm (OMCS) với thời gian sinh trưởng ngắn ngày, tránh được lũ bão. Từ 2 triệu ha đất canh tác lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (năng suất khoảng 2 tấn/ha) sản lượng đạt khoảng 4 triệu tấn, đến nay sản lượng đạt 24,63 triệu tấn (Tổng cục thống kê 2018) năng suất lúa bình quân đạt từ 5,5 đến 5,75 tấn/ha. Không những sản lượng năng suất không ngừng tăng lên mà chất lượng lúa gạo cũng liên tục được đảm bảo nhằm phục vụ xuất khẩu ngày càng mở rộng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Từ những chương trình nghiên cứu Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã chọn tạo và chuyển giao 170 giống lúa. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, thời gian qua nhiều giống mới được ứng dụng công nghệ cao có khả năng phát triển trong điều kiện bất lợi của biến đổi khí hậu như ngập lụt, xâm nhập mặn, hạn hán...

Cùng với lúa gạo, thủy sản là 1 trong 11 mặt hàng của cả nước đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 8,8 tỉ USD năm 2018. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước với diện tích chiếm 70%, sản lượng chiếm 58%, tôm chiếm 80% và đóng góp trên 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Riêng cá tra, chỉ với 5.000 ha mặt nước nuôi, cho sản lượng khoảng 1,2 triệu tấn/năm.

Nhiều năm qua, khi mà khoa học công nghệ được đưa vào thì công nghệ sản xuất giống đã phát triển vượt bậc, nghề nuôi cá tra của Đồng bằng sông Cửu Long đã có bước tiến nhảy vọt, diện tích nuôi tăng khoảng 8 lần, sản lượng nuôi tăng 45 lần, sản lượng fillet xuất khẩu tăng 55 lần và kim ngạch xuất khẩu tăng 50 lần. Ở Đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành các cụm nhà máy chế biến phát triển ở Sóc Trăng, Cà Mau, Hậu Giang, An Giang và Cần Thơ, đã hình thành mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học công nghệ – vùng nguyên liệu (chủ động khoảng 40% nguồn nguyên liệu) - chế biến – và xuất khẩu.

Ngoài sản xuất lúa gạo, thủy sản, Đồng bằng sông Cửu Long còn là vùng có truyền thống trồng cây ăn trái với diện tích hơn 400 ngàn ha, chiếm 38%, cho sản lượng hơn 7 triệu tấn/năm, chiếm 70% sản lượng cây ăn trái cả nước. Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ đã hình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ; các HTX, nhà vườn đã ứng dụng ngày càng nhiều VietGap, GlobalGap. Nhiều giống cây ăn trái chất lượng cao phát triển nhanh, một số giống cây trồng có thương hiệu và được thị trường ưa chuộng như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang), sầu riêng, bưởi da xanh, chôm chôm (Bến Tre), bưởi năm roi, cam sành (tỉnh Vĩnh Long)...

Viện Cây ăn quả miền Nam cùng các Trung tâm giống đã có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu, chuyển giao giống, kỹ thuật canh tác, phòng trị bệnh cây trồng; đã hình thành bước đầu mối liên kết giữa nhà vườn – nhà khoa học – thương lái (chủ vựa, chành), doanh nghiệp, hiệp hội trái cây… trong các khâu nghiên cứu, sản xuất, tiêu thụ.

* Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2019

Đọc thêm

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Xem thêm