Tuyên truyền bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) cho hơn 1.000 học sinh THPT
Trong buổi truyền thông, các em học sinh đã được tư vấn, cung cấp thông tin, kiến thức cơ bản liên quan tới bệnh Thalassemia: khái niệm, các triệu chứng thường gặp, nguyên nhân, hệ lụy, ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng giống nòi, chất lượng cuộc sống…
Ngoài ra, tại buổi truyền thông, các em học sinh còn được giải đáp các câu hỏi liên quan đến căn bệnh này.
![]() |
Buổi truyền thông về bệnh tan máu bẩm sinh cho hơn 1.000 em học sinh khối THPT |
Sau buổi truyên thông, Trung tâm Y tế huyện Quốc Oai tiến hành lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán bệnh Thalassemia miễn phí cho các em học sinh của trường THPT Phan Huy Chú, Quốc Oai.
Bệnh Thalassemia là một trong các bất thường di truyền phổ biến nhất thế giới, có khoảng 7℅ người dân trên toàn cầu mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, 1,1℅ cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con bị bệnh hoặc mang gen bệnh.
Hiện, Việt Nam có khoảng 13 triệu người (tương đương 13%) dân số mang gene bệnh. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, khiến cho bệnh nhân phải điều trị suốt đời.
Nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ người bệnh sẽ xuất hiện nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân như chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động... Chất lượng sống của các bệnh nhân bị Thalassemia rất thấp, số tử vong lớn.
Để chấm dứt tình trạng trẻ sinh ra bị bệnh và giảm dần tỷ lệ di truyền gen bệnh trong cộng đồng cần phải thực hiện sàng lọc sớm, khi phát hiện mang gen bệnh cần được tư vấn để thực hiện các biện pháp sinh con khỏe mạnh.
Trong đó, giải pháp phòng bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) có thể phòng bệnh hiệu quả tới 90-95℅ là: Không kết hôn cận huyết thống; thực hiện tư vấn trước hôn nhân để được khám sức khoẻ và xét nghiệm bệnh Thalassemina tiền hôn nhân;
Tầm soát trước sinh và sơ sinh là rất cần thiết cho giai đoạn hiện nay, việc sử dụng các biện pháp thăm dò đặc hiệu trong thời gian mang thai tốt nhất là 3 tháng đầu để chẩn đoán xác định các trường hợp mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, các bệnh do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở thai nhi như: Hội chứng Down (tam bội thể 21), hội chứng Ewards (tam bội thể 18) và dị tật ống thần kinh…; thực hiện tốt lối sống lành mạnh, văn hóa, thể thao…; điều trị sớm một số bệnh lý dị tật, bệnh bẩm sinh như: thiểu năng trí tuệ, thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ngành Y tế TP Hồ Chí Minh góp phần thành công Đại lễ Vesak 2025

Bệnh nhân hưởng lợi từ việc đăng ký khám bệnh trực tuyến

Cảnh giác ký sinh trùng chui vào mũi, tai khi tắm sông suối

"Nghiện" cờ bạc khiến nhiều người trẻ có hành vi tự sát

Hệ thống nhà thuốc Pharmacity thu hồi 4 sản phẩm thực phẩm chức năng

TP Hồ Chí Minh chỉ đạo xử lý nghiêm thuốc giả, sữa giả

Nâng cao năng lực chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị hen phế quản tại Việt Nam

“Loạn” quảng cáo "An cung ngưu hoàng hoàn", người dùng nên cẩn trọng

Thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam
