Tag

Từ đàn bò tót đói trơ xương nghĩ về đạo đức nghiên cứu khoa học

Xã hội 11/12/2020 08:20
aa
TTTĐ - Các nhà khoa học đúc kết đạo đức nghiên cứu bao gồm: sự trung thực trong nghiên cứu; đảm bảo tôn trọng quyền tác giả và đồng tác giả; tránh các tác động tiêu cực của nghiêm cứu đối với con người hoặc động vật; sử dụng nguồn kinh phí hợp lý, minh bạch; kết quả nghiên cứu hướng tới lợi ích của cộng đồng...
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực phòng chống thiên tai Bác sĩ trẻ với công trình nghiên cứu khoa học "Đừng sợ Covid" “Em yêu khoa học - Tài năng công nghệ nhí”, sân chơi bổ ích cho học sinh
Đàn bò tót lai của dự án đói ăn, gầy trơ xương
Đàn bò tót lai của dự án đói ăn, gầy trơ xương

Năm trước, tôi gặp giáo sư Michele Ford (Đại học Sydney, Australia) tại 1 hội nghị ở TP. HCM. Khi bàn về chủ đề “Đạo đức trong nghiên cứu khoa học”, giáo sư Michele Ford khá ngạc nhiên và tức giận khi thấy nhiều nhà khoa học Việt Nam tỏ ra thờ ơ. Có người còn công khai bày tỏ quan điểm cho rằng ở Việt Nam, “đạo đức nghiên cứu khoa học” là một khái niệm còn xa lạ. Giáo sư Ford nói, một quốc gia không quan tâm coi trọng vấn đề này thì nền khoa học rất khó phát triển.

Đạo đức nghiên cứu khoa học được hiểu là các nguyên tắc, các chuẩn mực mà nhà nghiên cứu phải tuân thủ. Ở từng quốc gia, từng giai đoạn lịch sử cũng có những quan điểm tương đối khác nhau về khái niệm này. Các nhà khoa học đúc kết đạo đức nghiên cứu bao gồm: Sự trung thực trong nghiên cứu; đảm bảo tôn trọng quyền tác giả và đồng tác giả; tránh tác động tiêu cực của nghiên cứu đối với con người hoặc động vật; sử dụng nguồn kinh phí hợp lý, minh bạch; kết quả nghiên cứu hướng tới lợi ích của cộng đồng...

Nhìn ở các phương diện vừa nêu, chúng ta dễ dàng nhận thấy, ở Việt Nam hiện nay vấn đề đảm bảo đạo đức nghiên cứu đang hết sức đáng báo động. Thời gian qua, không ít các vụ án đạo văn được phanh phui khiến dư luận nghi vấn về tính trung thực của các nhà nghiên cứu. Điều đáng nói là, đa số các trường hợp này sau vài cuộc tranh luận thì lại “chìm xuồng” khiến xã hội cũng khó biết tường tận thực hư đen trắng ra sao.

Mặt khác, đa số các nghiên cứu ở nước ta hiện nay được thực hiện bằng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu đạt kết quả tốt, có khả năng ứng dụng cao để phục vụ cộng đồng chưa thực sự tương xứng với nguồn kinh phí được đầu tư. Nhiều công trình sau khi nghiệm thu xong thì xếp xó vì không thể nào chuyển giao kết quả vào thực tế được.

Gần đây nhất, đề tài nghiên cứu khoa học “Khai thác và phát triển nguồn gen bò quý hiếm tại vùng rừng giáp ranh 3 tỉnh Ninh Thuận - Lâm Đồng - Khánh Hòa” do Trung tâm Ứng dụng Khoa học - Công nghệ tỉnh Lâm Đồng chủ trì, ông Lê Xuân Thám (nguyên Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng) làm chủ nhiệm đề tài lại khiến dư luận sục sôi.

Để thực hiện đề tài này, ông Lê Xuân Thám đã sử dụng đàn bò tót lai làm đối tượng nghiên cứu. Kết quả không biết ra sao, nhưng chủ nhiệm đề tài và cộng sự để cho đàn bò tót này đói đến trơ xương, kiệt quệ như thế là không thể chấp nhận được. Đó là minh chứng cho thấy, tác động của nghiên cứu đã ảnh hưởng tiêu cực đến đàn bò.

Trên thực tế, có những nghiên cứu tác động tiêu cực đến động vật, nhưng đó là những tác động ngoài ý muốn. Ví dụ, chúng ta tiêm loại vắc xin thử nghiệm cho chuột bạch, nếu vắc xin ấy khiến cho chuột bạch chết, thì đó là điều nằm ngoài ý muốn. Cái chết của chuột bạch có đóng góp quan trọng để chúng ta điều chỉnh công thức pha chế, để từ đó đưa ra loại vắc xin tối ưu. Nhưng với đề tài nghiên cứu lai tạo giống bò tót để có nguồn gen mới do ông Thám thực hiện thì không cần gì phải “ngược đãi” đàn bò như thế.

Việc bỏ đói đàn bò không có giá trị gì với nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này. Nói cách khách, tác động xấu của nghiên cứu đến đàn bò tót lai này là do sự thiếu trách nhiệm của người thực hiện. Điều này vi phạm đạo đức nghiên cứu nói riêng và đạo đức xã hội nói chung.

Bên cạnh đó, nguồn kinh phí gần 5 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho dự án này là số tiền không hề nhỏ. Dư luận quan tâm không biết ông Thám đã sử dụng nguồn kinh phí này như thế nào mà vẫn không đạt kết quả nghiên cứu như mong muốn, phải điều chỉnh mục tiêu ban đầu là “từ 10 con bò tót F1 lai tạo ra 40 con bò tót F2, trong đó có 5 con đực” thành “từ 10 con bò tót F1 lai tạo ra 3 con bò tót F2 trong đó có 1 con đực”.

Việc điều chỉnh cho thấy kết quả này chưa đạt mục tiêu đề ra. Trong khi đó, những con bò tót lai F1 được dân chúng xung quanh đó thuần dưỡng, chẳng cần nguồn kinh phí đầu tư nào từ Nhà nước, vẫn cho ra nhiều thế hệ con lai F2 và F3 khỏe mạnh, tráng kiện.

Những con bò tót lai F1 được dân chúng xung quanh đó thuần dưỡng khỏe mạnh, tráng kiện
Những con bò tót lai F1 được dân chúng xung quanh đó thuần dưỡng khỏe mạnh, tráng kiện

Nếu việc lai tạo quá khó, đề tài không thể thực hiện được thì chúng ta hoàn toàn có thể cảm thông, vì trong thực tế có những đề tài không như dự kiến của nhà nghiên cứu. Nhưng ở đây, việc lai tạo không khó, bằng chứng là người dân thường không có bằng cấp chuyên môn hay học hàm học vị cao mà vẫn làm được, tại sao ông Thám và những cộng sự trình độ cao về lĩnh vực này với một nguồn kinh phí gần 5 tỷ đồng mà lại phải thay đổi mục tiêu? Việc sử dụng nguồn kinh phí khổng lồ từ nguồn thuế của người dân mà không tạo ra giá trị tương xứng đó là sự lãng phí, là vi phạm đạo đức của nhà nghiên cứu.

Trên thực tế, hiện nay việc cấp phát kinh phí cho nghiên cứu khoa học ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều nhà khoa học cho rằng, sự không đồng đều trong việc phân bổ kinh phí khiến cho những đề tài có tính ứng dụng cao không thể thực hiện được, dẫn tới “phá sản”. Trong khi đó, một số đề tài được “sự ưu ái” quá mức, dẫn đến việc lãng phí nguồn ngân sách mà kết quả không như mong muốn.

Từ đề tài nghiên cứu gây phản ứng gay gắt trong dư luận như đề tài của ông Lê Xuân Thám nêu trên, có lẽ chúng ta nên nghiêm túc bàn luận về đạo đức trong nghiên cứu khoa học. Phải mạnh dạn xác định, việc vi phạm đạo đức nghiên cứu, nhất là các vấn đề tác động tiêu cực đến con người hay động vật, vấn đề sử sụng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho nghiên cứu, vấn đề đạo văn... không chỉ thuộc về trách nhiệm của chủ nhiệm đề tài, mà nó còn là trách nhiệm của những tổ chức, cá nhân bình duyệt đề cương/mô hình/kinh phí và Hội đồng nghiệm thu kết quả nghiên cứu đó.

Đọc thêm

Công bố danh sách 32 dự án xuất sắc tiến vào vòng chung khảo Muôn mặt cuộc sống

Công bố danh sách 32 dự án xuất sắc tiến vào vòng chung khảo

TTTĐ - Ngày 8/11, Ban tổ chức Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 (Human Act Prize) đã công bố danh sách 32 dự án xuất sắc nhất được vào vòng chung khảo.
Đã tìm thấy máy bay Yak-130 bị rơi tại Đắk Lắk Xã hội

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 bị rơi tại Đắk Lắk

TTTĐ - Sau hai ngày mất tích, máy bay Yak-130 gặp nạn đã được tìm thấy ở khu rừng thuộc Vườn Quốc gia Yok Đôn, cách căn cứ tập luyện Phù Cát, Bình Định hơn 250km
Quảng Trị: Tiếp nhận trưng bày hiện vật về vua Hàm Nghi Muôn mặt cuộc sống

Quảng Trị: Tiếp nhận trưng bày hiện vật về vua Hàm Nghi

TTTĐ - Sau khi tiếp nhận, một số hiện vật về vua Hàm Nghi được trưng bày tại Đền thờ vua Hàm Nghi thuộc Di tích quốc gia Thành Tân Sở, nơi nhà vua đã từng ban “Dụ Cần Vương” tại xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Những hoạt động nghĩa tình của người chiến sĩ Công an Nhân dân Muôn mặt cuộc sống

Những hoạt động nghĩa tình của người chiến sĩ Công an Nhân dân

TTTĐ - Vừa qua, Cục Công tác Đảng và công tác chính trị (Bộ Công an) phối hợp cùng trại giam Hồng Ca (Yên Bái) tổ chức chương trình tham quan, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm công tác của các tổ chức quần chúng và tổ chức tặng quà đối với trường Mầm non Họa Mi thuộc trại giam Hồng Ca.
Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công của Hà Nội Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công của Hà Nội

TTTĐ - Cần thiết ban hành Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của TP vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Song, cần có bổ sung các báo cáo đánh giá toàn bộ việc sử dụng tài sản công của TP Hà Nội thời gian qua nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được và chưa được trong quản lý, sử dụng tài sản công...
Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II Muôn mặt cuộc sống

Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II

TTTĐ - Bộ Thông tin và Truyền thông thông tin, ngày 13 và 14/11, Bộ sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động" tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Siết hoạt động quảng cáo đối với người có ảnh hưởng Muôn mặt cuộc sống

Siết hoạt động quảng cáo đối với người có ảnh hưởng

TTTĐ - Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, người có ảnh hưởng sẽ phải chứng minh đã sử dụng sản phẩm trước khi đăng tải ý kiến cá nhân lên mạng xã hội.
Hành trình trở thành biên kịch của cô gái khuyết tật Muôn mặt cuộc sống

Hành trình trở thành biên kịch của cô gái khuyết tật

TTTĐ - Sinh ra khỏe mạnh, bình thường như bao bạn bè cùng trang lứa, năm 15 tuổi, căn bệnh viêm khớp dạng thấp đã khiến Nguyễn Thị Thanh Thanh (Ba Vì, Hà Nội) phải gắn liền cuộc sống với chiếc xe lăn. Từng đau đớn vì tuyệt vọng, từng nghĩ đến những điều tiêu cực khi không thể đi lại, mọi hoạt động phụ thuộc vào người khác, chị đã tìm được ánh sáng cuộc đời qua những trang sách.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Yên Bái lần thứ IV Muôn mặt cuộc sống

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Yên Bái lần thứ IV

TTTĐ - Trong 2 ngày (13 - 14/11/2024), tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng tỉnh Yên Bái, phát triển theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.
Nhựa Tiền Phong tiếp tục tặng 20 xe đạp và 1.000 mũ bảo hiểm Muôn mặt cuộc sống

Nhựa Tiền Phong tiếp tục tặng 20 xe đạp và 1.000 mũ bảo hiểm

TTTĐ - Sáng 8/11, tại Trường tiểu học Khởi Nghĩa, xã Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong phối hợp với Hội Bảo trợ trao tặng 20 chiếc xe đạp cho các em học sinh khó khăn trên địa bàn huyện Tiên Lãng và trường THCS Khởi Nghĩa.
Xem thêm