Tag

Trung tâm IOC Bình Dương: “Bộ não số” của thành phố thông minh

Công nghệ số 07/10/2023 16:12
aa
TTTĐ - Trung tâm giám sát, Điều hành thông minh (IOC) tỉnh Bình Dương được xem là “bộ não số” của tỉnh Bình Dương. Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, IOC Bình Dương đã cung cấp dữ liệu cho các lĩnh vực cần giám sát điều hành và đáp ứng nhu cầu quản lý của các cấp chính quyền tỉnh, phát triển các ứng dụng tương tác giữa chính quyền với người dân.
Bình Dương: Gỡ “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số Bình Dương chính thức đưa Trung tâm giám sát, điều hành thông minh vào hoạt động

Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, IOC Bình Dương đã từng bước thu thập và xử lý dữ liệu từ các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của các Sở, ban, ngành, địa phương để phục vụ cho công tác phân tích, xử lý dữ liệu và hiển thị trực quan.

Qua đó, đã có 27 lĩnh vực, với 1.000 chỉ số và 146 bản điều hành đã được thiết lập, ở 4 nhóm cơ sở dữ liệu gồm: kinh tế xã hội, lĩnh vực chính quyền số, chuyên ngành lĩnh vực các sở, ngành khối kinh tế và các sở ngành khối văn hóa xã hội. Qua các thông tin dữ liệu, hệ thống đã giúp cho lãnh đạo tỉnh điều hành các hoạt động của địa phương được hiệu quả hơn.

IOC Bình Dương - “Trái tim” chính quyền số với khát vọng xây dựng thành phố thông minh
IOC Bình Dương - “Trái tim” chính quyền số với khát vọng xây dựng thành phố thông minh

Trung tâm đã xây dựng, triển khai các hệ thống giám sát, điều hành về kinh tế - xã hội các cấp gồm hệ thống chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh; Hệ thống giám sát, điều hành chuyên ngành ở 13/19 Sở, ban, ngành, 9/9 hệ thống giám sát điều hành cấp huyện và phân quyền 91 COC cấp xã.

IOC đã cung cấp dữ liệu cho các lĩnh vực cần giám sát điều hành và đáp ứng nhu cầu quản lý của các cấp chính quyền tỉnh, phát triển các ứng dụng tương tác giữa chính quyền với người dân. Qua đó, hoạt động của trung tâm đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp của tỉnh trong tiến trình chuyển đổi số.

Các phân hệ điều hành triển khai giai đoạn đầu gồm tình hình thu chi ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công, dịch vụ công, đường dây nóng 1022, biến động đất đai, y tế, công nghiệp, các chỉ số kinh tế - xã hội. Các dữ liệu sau khi được thu thập, chuẩn hóa, xử lý và được chia sẻ cho người dân và doanh nghiệp; Cụ thể trong quý I/2023 đã công bố được 13 bộ dữ liệu của 8 Sở, ngành trên cổng dữ liệu mở Bình Dương (dulieu.binhduong.gov.vn). Các huyện, thị xã, thành phố cũng đang triển khai xây dựng, thành lập IOC cấp huyện.

Cán bộ Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông (Sở Thông tin và Truyền thông) điều hành IOC tỉnh Bình Dương
Cán bộ Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông (Sở Thông tin và Truyền thông) điều hành IOC tỉnh Bình Dương

Riêng hệ thống thông tin một cửa điện tử và Cổng dịch vụ công tỉnh Bình Dương đến nay đã được hợp nhất với các tiện ích: Tra cứu hộ khẩu thông qua cơ sở dữ liệu dân cư, số hóa, trợ lý ảo, ký số trên eForm, ký số trên file PDF, thanh toán trên nền tảng dịch vụ công quốc gia, thanh toán nghĩa vụ thuế lĩnh vực đất đai, thanh toán trực tuyến đến cấp huyện, cấp xã và rà soát, chuẩn hóa quy trình thủ tục và hệ thống báo cáo.

Đánh giá về hiệu quả của IOC, ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Giám đốc IOC Bình Dương cho biết, sau khi đi vào hoạt động, 8 phân hệ đã phát huy hiệu quả hết sức thiết thực, đóng góp tích cực cho công tác xây dựng đô thị xanh, thông minh của thành phố.

Trung tâm đã cung cấp và phản ánh toàn diện các dữ liệu số của thành phố, phục vụ công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo thành phố đối với các vấn đề trên địa bàn. Đồng thời, đây cũng là kênh thông tin giúp người dân nắm bắt, phản ánh các vấn đề xã hội, phát triển đô thị… qua đó, giúp các cơ quan chuyên môn của thành phố kịp thời kiểm tra và xử lý được các vấn đề còn tồn đọng, nâng cao sự tín nhiệm chính quyền đối với người dân.

IOC với khả năng tích hợp dữ liệu và các hệ thống sẵn có cùng các phần mềm điều khiển cùng với hơn 20 lĩnh vực giám sát, điều hành đã được triển khai để khái quát toàn cảnh về các chỉ tiêu phát triển của tỉnh. Đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm, thế mạnh của tỉnh như: Chỉ tiêu kinh tế - xã hội; Hành chính công; Thông tin du lịch; An ninh trật tự, giao thông; Thông tin phòng, chống dịch COVID-19; Tương tác, giao tiếp phục vụ công dân; Công khai thông tin quy hoạch; Giám sát chất lượng môi trường; Giám sát hoạt động công nghiệp; Giám sát tài nguyên, môi trường; Thông tin lĩnh vực y tế; Thông tin lĩnh vực giáo dục; Thông tin về cung, cầu lao động, cơ sở dữ liệu về trẻ em, bảo trợ xã hội, giáo dục nghề nghiệp; Thông tin khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Thông tin về chỉ số tiêu dùng, cung cầu hàng hóa, mặt hàng thiết yếu…

IOC Bình Dương luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ và nhận được sự phối hợp tốt của các sở, ngành trong công tác kết nối và duy trì dữ liệu
IOC Bình Dương luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ và nhận được sự phối hợp tốt của các sở, ngành trong công tác kết nối và duy trì dữ liệu

Tại IOC, các biểu đồ trực quan của các ngành, lĩnh vực đưa về sẽ được hiển thị trực quan 24/7, các hình ảnh từ hệ thống camera giám sát trên toàn tỉnh được kết nối về bộ máy đầu não, kết hợp với nền tảng bản đồ số và thông qua cơ sở dữ liệu dùng chung, hỗ trợ lãnh đạo tỉnh nắm bắt tình hình của tỉnh 24/24 giờ. Điều đó giúp lãnh đạo tỉnh đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời, qua đó bước đầu mang lại những tiện ích thiết thực trong hoạt động của tỉnh.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh, việc đi vào hoạt động Trung tâm IOC là một bước kế thừa các kết quả đạt được trong việc xây dựng Chính quyền điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng và Nhà nước trong các giai đoạn vừa qua, đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh bền vững trên địa bàn tỉnh.

Với sự nỗ lực, cố gắng trong thời gian qua, IOC đang từng bước nâng cao chất lượng, khái quát toàn cảnh về các chỉ tiêu phát triển của tỉnh, nhất là các lĩnh vực trọng tâm, thế mạnh của tỉnh. Bức tranh về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội; Hành chính công; Thông tin du lịch; An ninh trật tự, giao thông; Thông tin phòng, chống dịch bệnh COVID-19 hiện ra khá rõ ràng.

Qua đó, IOC còn thể hiện sự tương tác, giao tiếp phục vụ công dân; công khai thông tin quy hoạch; Giám sát chất lượng môi trường; Giám sát hoạt động công nghiệp; Giám sát tài nguyên, môi trường…

Đọc thêm

Địa phương đầu tiên ban hành khung năng lực số cho công dân Công nghệ số

Địa phương đầu tiên ban hành khung năng lực số cho công dân

TTTĐ - Đà Nẵng vừa trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành khung năng lực công dân số, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển thành phố thông minh.
Khám phá cơ hội hợp tác trong chuyển đổi số với Việt Nam Công nghệ số

Khám phá cơ hội hợp tác trong chuyển đổi số với Việt Nam

TTTĐ - Trong bối cảnh Việt Nam vẫn đang tiếp tục hành trình phát triển kỹ thuật số và cả hai nước cùng tiến tới các mục tiêu số hóa, chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao từ Estonia đánh dấu cơ hội quan trọng để khám phá các điểm tương đồng giữa hai hệ sinh thái công nghệ.
Tây Ninh tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính Nhịp sống phương Nam

Tây Ninh tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính

TTTĐ - Năm 2024, tỉnh Tây Ninh tập trung thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, tỉnh đẩy mạnh thực hiện 176 nhiệm vụ của Chương trình cải cách hành chính Nhà nước (giai đoạn 2021 - 2030) được Thủ tướng Chính phủ giao.
iHanoi giúp người dân nâng cao niềm tin với chính quyền Công nghệ số

iHanoi giúp người dân nâng cao niềm tin với chính quyền

TTTĐ - Sau 4 tháng vận hành chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” đang phát huy hiệu quả là kênh tương tác số giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp. Ứng dụng đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới sự minh bạch và hiệu quả.
Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản Lao động - Việc làm

Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản

TTTĐ - Trong hai ngày 29 - 30/10, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka phối hợp với Viện Nghiên cứu Khoa học Tổng hợp, Đại học Kyushu và Tổ chức hỗ trợ nguồn nhân lực nước ngoài tại Nhật Bản tổ chức“Hội thảo khoa học đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực chất bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản”.
iHanoi - Sản phẩm tiên phong trong chuyển đổi số Công nghệ số

iHanoi - Sản phẩm tiên phong trong chuyển đổi số

TTTĐ - Việc ra mắt nền tảng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” đã đánh dấu bước tiên phong của Hà Nội trong tiến trình chuyển đổi số mà người dân đóng vai trò trung tâm; từ đó tạo phong cách làm việc mới, xây dựng thành phố xanh, thông minh, hiện đại
Vingroup ra mắt Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures Công nghệ số

Vingroup ra mắt Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures

TTTĐ - Với tổng tài sản 150 triệu USD, Quỹ VinVentures đầu tư trọng điểm vào các startup công nghệ có tính đột phá cao với mong muốn thúc đẩy, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, góp phần kiến tạo các doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam và khu vực.
Đà Nẵng đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 35-40% GRDP vào năm 2030 Công nghệ số

Đà Nẵng đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 35-40% GRDP vào năm 2030

TTTĐ - Với tầm nhìn trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của khu vực, đưa kinh tế số chiếm 35-40% GRDP vào năm 2030, TP Đà Nẵng vừa tổ chức Hội thảo quốc gia về Chính phủ số - Lãnh đạo chuyển đổi số tiêu biểu năm 2024.
Kết quả tích cực, vẫn cần dốc sức Công nghệ số

Kết quả tích cực, vẫn cần dốc sức

TTTĐ - Sau 6 tháng thí điểm, hai mục tiêu đầu tiên của “số hóa” hạ tầng giao thông tĩnh của thành phố Hà Nội là tìm kiếm điểm đỗ và thu phí giữ xe không dùng tiền mặt đã có những kết quả tích cực, đáng mừng. Bên cạnh đó, các báo cáo chỉ ra rằng, vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện, khắc phục...
Vinh danh 15 lãnh đạo tiêu biểu trong chuyển đổi số Chuyển đổi số

Vinh danh 15 lãnh đạo tiêu biểu trong chuyển đổi số

TTTĐ - Hội thảo quốc gia về Chính phủ số 2024, đã vinh danh 15 ứng viên tiêu biểu trong chuyển đổi số với 3 hạng mục: Lãnh đạo Chuyển đổi số tiêu biểu, Lãnh đạo Công nghệ thông tin tiêu biểu và Lãnh đạo An ninh thông tin tiêu biểu.
Xem thêm