Tag

Trưng bày chuyên đề “Hình tượng rồng trên bia Tiến sĩ”

Văn học - Nghệ thuật 01/08/2024 10:33
aa
TTTĐ - Chiều 31/7, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra khai mạc trưng bày chuyên đề “Hình tượng rồng trên bia Tiến sĩ”.
Hội báo Xuân Giáp Thìn Đà Nẵng 2024 trưng bày hơn 300 ấn phẩm Xe điện trưng bày trong trung tâm thương mại đâm vào cửa hàng Hé lộ gian trưng bày của VinFast tại Triển lãm Ô tô Bangkok

Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) của Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cách đây 540 năm, những tấm bia đề danh Tiến sĩ đầu tiên đã được vua Lê Thánh Tông cho khởi dựng vào năm 1484 nhằm tôn vinh các nhà khoa bảng đỗ đạt. Trải qua hơn nửa thiên niên kỷ tồn tại với rất nhiều thăng trầm của lịch sử, số lượng bia đề danh Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện còn 82 bia, ghi danh 1.304 vị Tiến sĩ.

Trưng bày chuyên đề “Hình tượng rồng trên bia Tiến sĩ”
Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày

Đây không chỉ là kho sử liệu quý giá về lịch sử, văn hoá, xã hội và giáo dục khoa cử Việt Nam thời quân chủ mà còn là những tác phẩm nghệ thuật tạo hình độc đáo, nơi các nghệ nhân chế tác đá gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa.

Trưng bày chuyên đề “Hình tượng rồng trên bia Tiến sĩ” nhằm mang đến cho khách tham quan những khám phá mới lạ về các hoạ tiết rồng trên 82 bia Tiến sĩ Thăng Long hiện đang được lưu giữ và bảo tồn tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Các tác phẩm được giới thiệu tại đây đều được thể hiện trên nguyên tắc tôn trọng những đường nét nguyên bản trên bia Tiến sĩ, từ đó giúp cho người xem hình dung rõ hơn sự tài hoa và điêu luyện của những người thợ đá hay nói đúng hơn là những nghệ nhân chế tác đá đã dành trọn tâm huyết tạo nên những tác phẩm điêu khắc thực sự ấn tượng.

Trưng bày chuyên đề “Hình tượng rồng trên bia Tiến sĩ”
Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phát biểu tại sự kiện

Dù nhiều thế kỷ đã trôi qua, mỗi tấm bia đều phải hứng chịu rất nhiều tác động bất lợi của thời tiết như nắng, mưa, sương, gió khiến cho mặt bia bị bào mòn khá nhiều; các hoạ tiết đều ít nhiều bị che phủ sau lớp bụi của thời gian song nhờ có kỹ thuật rập thác bản, các nhà nghiên cứu tìm lại được không chỉ những bài văn bia chứa đựng nhiều thông tin hữu ích mà còn phát hiện hàng loạt hoa văn, hoạ tiết hết sức tinh xảo.

Các hoa văn, họa tiết rồng xuất hiện rõ nét trên trán bia Tiến sĩ được tạo tác trong đợt dựng bia năm 1653, trong số đó có rất nhiều bia được truy dựng bởi liên quan đến các khoa thi trước đó hàng chục năm. Kể từ thời điểm này, hình ảnh rồng chầu mặt trời mây lửa thường xuyên hiện diện trên các trán bia.

Trưng bày chuyên đề “Hình tượng rồng trên bia Tiến sĩ”
Khách tham quan trưng bày

Tuy nhiên, nếu như đợt dựng bia năm 1653 thể hiện hình rồng theo hướng tả thực thì kể từ đợt dựng bia năm 1717 trở đi, hầu hết các hình tượng rồng đều được các nghệ nhân tạo tác theo những cách thể hiện hết sức đa dạng, thoát ly hoàn toàn khỏi những khuôn mẫu thông thường; thậm chí có cả những phiên bản rồng hóa mây, rồng hóa lửa hay rồng hóa cây lá.

Những tạo hình biến hóa đó được tái hiện trong nội dung trưng bày “Hình tượng rồng trên bia Tiến sĩ” để mang đến cho khách tham quan những khám phá bất ngờ về các giá trị thẩm mỹ đáng kinh ngạc của những pho sử đá về truyền thống khoa bảng thời quân chủ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Trưng bày chuyên đề “Hình tượng rồng trên bia Tiến sĩ”

Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết: “Chúng tôi luôn trăn trở, tìm cách đưa những giá trị của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trong đó có bia Tiến sĩ đến gần hơn với công chúng.

Cùng với trưng bày “Bia đá kể chuyện” năm 2022, chúng tôi hy vọng đây sẽ là cơ sở để tiến tới 2026 - kỷ niệm 950 năm ngày thành lập Văn Miếu - Quốc Tử Giám, sẽ có trưng bày cố định về bia Tiến sĩ”.

Trưng bày diễn ra đến hết ngày 26/8 tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Đọc thêm

Khánh Hòa: Hiện thực hóa các hệ giá trị văn hóa trong đời sống Văn học - Nghệ thuật

Khánh Hòa: Hiện thực hóa các hệ giá trị văn hóa trong đời sống

TTTĐ - Đây là lần đầu tiên, Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức hội nghị bàn các vấn đề về văn hóa có đông đảo đại biểu đại diện từ thôn, tổ dân phố đến cấp tỉnh, từ cán bộ quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học đến cộng đồng các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, du lịch.
Cơ hội kết nối quốc tế cho các nghệ sĩ Việt Nam Văn học - Nghệ thuật

Cơ hội kết nối quốc tế cho các nghệ sĩ Việt Nam

TTTĐ - Hội đồng Anh tại Việt Nam giới thiệu Quỹ tài trợ nhỏ - Chương trình Kết nối Văn hóa kế thừa các hoạt động của UK/Viet Nam Season, từ đó hỗ trợ kết nối thế hệ nghệ sỹ mới tại Việt Nam với thế giới.
Khắc họa “Thủ đô Hà Nội - Vị thế mới - Tầm vóc mới" Văn học - Nghệ thuật

Khắc họa “Thủ đô Hà Nội - Vị thế mới - Tầm vóc mới"

TTTĐ - Chiều 30/8, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức chức trao giải và khai mạc triển lãm Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) với chủ đề “Thủ đô Hà Nội - Vị thế mới - Tầm vóc mới”.
Phát hành cuốn sách Lịch sử xã Thạch Hòa 1945 - 2024 Văn học - Nghệ thuật

Phát hành cuốn sách Lịch sử xã Thạch Hòa 1945 - 2024

TTTĐ - Cuốn sách “Lịch sử xã Thạch Hòa (1945 - 2024)” vừa được ra mắt đã mang đến một bức tranh toàn cảnh về sự hình thành và phát triển của xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội.
Bản hòa âm thơ - nhạc Văn học - Nghệ thuật

Bản hòa âm thơ - nhạc

TTTĐ - Trong bài thơ Núi Cốc - Huyền thoại mới của nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh có âm thanh vọng về từ nhạc phẩm Huyền thoại hồ Núi Cốc của nhạc sỹ Phó Đức Phương.
Triển lãm sách 55 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh Văn học - Nghệ thuật

Triển lãm sách 55 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh

TTTĐ - Triển lãm trưng bày, giới thiệu đến bạn đọc những tác phẩm viết về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và việc thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chuỗi hoạt động đậm nét truyền thống tại Lễ hội Trung thu 2024 Văn học - Nghệ thuật

Chuỗi hoạt động đậm nét truyền thống tại Lễ hội Trung thu 2024

TTTĐ - Lễ hội Trung thu năm 2024 gồm chuỗi hoạt động mang đậm nét truyền thống với không gian sắp đặt và các hoạt động trải nghiệm, chương trình nghệ thuật hấp dẫn dành cho các thiếu nhi.
94 tác phẩm xuất sắc được vinh danh Văn học - Nghệ thuật

94 tác phẩm xuất sắc được vinh danh

TTTĐ - Tối 28/8, đúng kỷ niệm 79 năm Ngày Truyền thống ngành Văn hóa (28/8/1945 - 28/8/2024), Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) lần thứ hai đã được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Hà Nội - Niềm tin và Hy vọng Văn học - Nghệ thuật

Hà Nội - Niềm tin và Hy vọng

TTTĐ - Đó là chủ đề của Liên hoan nghệ thuật quần chúng quận Hoàng Mai (Hà Nội) năm 2024. Hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện của quận chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 - 10/10/2024.
Chứa đựng sự run rẩy của thơ và đầy tính triết lý đời sống Văn hóa

Chứa đựng sự run rẩy của thơ và đầy tính triết lý đời sống

TTTĐ - Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhận xét về tác phẩm mới nhất "Viễn ca" của tác giả Nguyễn Tiến Thanh là chứa đựng sự run rẩy của thơ ca song đầy tính triết lý của đời sống này.
Xem thêm