Triển lãm tưởng niệm tôn vinh họa sĩ tiền bối Nguyễn Sỹ Ngọc
Tượng chân dung họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc
Bài liên quan
Họa sĩ Hữu Khoa mở triển lãm mỹ thuật đầu tiên về đề tài xe máy
Nhóm họa sĩ Hà Nội lần đầu tiên triển lãm tại TP Hồ Chí Minh
Lãng du vào “Miền cổ tích” của họa sĩ Nguyễn Quốc Huy
Họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc (1918-1990), quê ở Thanh Trì (Hà Nội), theo học khóa 13 (1939-1944) Trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương.
Ông tham gia cách mạng ngay sau khi tốt nghiệp, và dành toàn bộ cuộc đời để sáng tạo phục vụ cách mạng. Sau kháng chiến chống Pháp thành công, ông trở thành giảng viên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, sau đó chuyển sang Tổ sáng tác gồm bảy họa sỹ danh tiếng ngay lúc đó và trở thành các danh họa đối với thế hệ sau của Hội Mỹ thuật. Năm 1973 đến 1978, ông chuyển sang làm việc tại Báo Văn nghệ (minh họa văn học, viết bình luận mỹ thuật) cho đến khi nghỉ hưu.
Tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc |
Nhà lý thuyết mỹ thuật tạo hình, họa sỹ - điêu khắc gia Nguyễn Quân nhận định tổng kết các tác phẩm của họa sỹ Sỹ Ngọc: “Phong cách hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Sỹ Ngọc có da thịt Việt. Sở dĩ rất Việt Nam vì nó không bị định hướng tuyên truyền biểu tượng hóa kiểu Trung Quốc, anh hùng hóa kiểu Liên Xô hay lãng mạn hóa kiểu “Đông Dương thuộc Pháp”.
Họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 2000. Đúng 10 năm sau khi ông qua đời.
Tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc |
Triển lãm tôn vinh ông với hơn 70 tác phẩm sơn dầu, sơn mài, tranh nude nghiên cứu, ký họa… “một thời hoa đỏ” của phương pháp được đề cao thời gian phụng sự kháng chiến – lao động để hòa bình, thống nhất đất nước. Một số các tác phẩm này hiện đang nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Triển lãm diễn ra đến hết ngày 30/12.
Bài liên quan
Nhà văn, họa sĩ Việt Nam thể nghiệm mới với truyện đồ họa
VCCA ra mắt sách nghệ thuật “Viet Art Now - Một số gương mặt điển hình”
Ngao du ký ức cùng Dế Mèn khổng lồ ở Hà Nội
Họa sĩ Việt Nam giành giải xuất sắc tại Triển lãm Mỹ thuật Quốc tế lần thứ 24