Trẻ hoá độ tuổi mắc viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP
Cảnh báo viêm dạ dày, loét hành tá tràng do vi khuẩn HP ở trẻ em
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương, biểu hiện là những vết loét sâu xuống lớp cơ niêm mạc. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp chủ yếu do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
Ngoài ra viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính – thứ phát không liên quan đến nhiễm Helicobater Pylory như: Liên quan đến stress, bỏng nặng, chấn thương nặng, các thuốc Corticoid, NSAID, bệnh toàn thân như bệnh Crohn, bệnh tự miễn.
Ngoài ra, tiền sử gia đình, thói quen ăn uống không lành mạnh, hút thuốc lá thụ động, stress, căng thẳng thần kinh kéo dài... là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Đáng chú ý, căn bệnh không chỉ gặp ở người lớn lứa tuổi 30 -50 thì trẻ em cũng có thể mắc.
![]() |
Hình ảnh nội soi tiêu hóa của trẻ phát hiện tổn thương |
Suốt 1 tháng nay, bé M.Đ.H (12 tuổi, Hà Nội) xuất hiện tình trạng đau bụng âm ỉ vùng thượng vị, đặc biệt sau ăn và tình trạng này thường tự hết.
Gần đây, tình trạng đau bụng của trẻ tăng lên, kèm theo có ợ hơi nhiều, ợ chua, nôn sau ăn. Cùng với đó, tình trạng chán ăn, mệt mỏi kéo dài khiến gia đình không khỏi lo lắng. Trẻ được đưa tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thực hiện thăm khám.
Tại đây, bệnh nhân được bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng, chỉ định thực hiện các xét nghiệm và thăm dò chức năng cần thiết phục vụ chẩn đoán.
Đặc biệt, trên hình ảnh nội soi tiêu hóa phát hiện niêm mạc lần sần, sung huyết tại vị trí hang vị dạ dày và tiền môn vị. Hành tá tràng có hai ổ loét lớn đối xứng kích thước 0,8 cm và 2cm, đáy ổ loét lớn sâu, đáy phủ giả mạc trắng. Kèm theo kết quả test vi khuẩn HP dương tính.
Kết luận, bé H bị viêm dạ dày - loét hành tá tràng, HP dương tính. Ngay lập tức, trẻ được yêu cầu nhập viện nội trú và điều trị theo phác đồ do bác sĩ chỉ định.
Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ mắc viêm loét dạ dày
Trẻ em bị viêm loét dạ dày tá tràng thường không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. ThS.BS Dương Thị Thủy, Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết một số biểu hiện gợi ý tình trạng này. Trẻ hay bị đau bụng, theo các nghiên cứu từ 81-97% số trẻ mắc viêm loét dạ dày tá tràng có biểu hiện này và đây là triệu chứng thường gặp nhất tại các cơ sở y tế.
Tuy vậy, đau bụng ở trẻ em thường không giống như ở người lớn. Vị trí đau bụng có thể trên rốn hoặc quanh rốn. Đau bụng thất thường có khi như giả vờ, thường liên quan đến bữa ăn (trước ăn hoặc sau ăn), tái đi tái lại. Do đó, cha mẹ thường hay nghĩ rằng trẻ nhỏ đau do rối loạn tiêu hóa, đau bụng giun… nên chủ quan, khiến trẻ phát hiện viêm loét dạ dày tá tràng muộn.
Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp viêm loét dạ dày hành tá tràng không được chẩn đoán và điều trị có thể sẽ dẫn đến xuất huyết tiêu hóa…
![]() |
Phụ huynh nên đưa trẻ thăm khám kịp thời nếu xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ |
Biểu hiện thứ hai là trẻ thường buồn nôn và nôn, nhiều trẻ được cha mẹ cho nhập viện ở biểu hiện này. Theo nghiên cứu trẻ có biểu hiện buồn nôn và nôn chiếm 30-47% số trẻ viêm loét dạ dày tá tràng.
Nhiều trẻ có biểu hiện ợ hơi, ợ chua, tình trạng này gặp khoảng 25-30% trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng. Nhiều trẻ có biểu hiện chán ăn do đau bụng, đầy hơi, buồn nôn nên trẻ lười ăn.
Bố mẹ càng lo lắng thúc ép trẻ ăn, càng dẫn đến tình trạng nặng nề hơn, không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, mà còn tổn thương tâm lý cho trẻ.
Biểu hiện dễ nhận thấy tiếp theo là trẻ có làn da xanh xao hay chóng mặt. Biểu hiện này là hậu quả của viêm dạ dày, hoặc viêm loét dạ dày tá tràng, hay xuất huyết tiêu hoá gây thiếu máu mạn tính. Trẻ có làn da xanh xao, niêm mạc và lòng bàn tay nhợt nhạt, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, học không tập trung.
Khi thấy trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ viêm loét dạ dày tá tràng, bác sĩ Thủy khuyến cáo các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Tiêu hóa nhi để được chẩn đoán sớm, điều trị đúng, kịp thời, đồng thời được bác sĩ tư vấn cụ thể cách theo dõi, chăm sóc trẻ.
Ngoài ra, khi chăm sóc trẻ mắc viêm loét dạ dày, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, nên ăn đúng giờ, không để quá đói hoặc quá no, nên ăn nhiều bữa nhỏ; tuyệt đối không để trẻ đói quá, ăn bữa cuối trong ngày gần giấc ngủ (nên cho trẻ ăn cách đi ngủ trên 3 giờ);
Gia đình lựa chọn ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, ít mỡ, ít chất kích thích, dùng thuốc đầy đủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Trẻ cần được nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, lo âu và tái khám theo hẹn hoặc khi thấy bất thường; không cho trẻ ăn thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng, quá nhiều gia vị; không cho trẻ uống nước có ga, nước tăng lực; không tự ngưng điều trị ngay cả khi trẻ cảm thấy đỡ nhiều.
Khi thấy trẻ xuất hiện các biểu hiện đau bụng, khó chịu đường tiêu hóa, gia đình cần cho trẻ đi khám ngay để chẩn đoán sớm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hàng trăm điểm cầu toàn quốc thảo luận về chẩn đoán, điều trị sởi

Chàng trai nặng tới 175kg rơi vào tình trạng ngừng thở khi ngủ

Người đàn ông trung niên đột tử sau khi chơi tennis

Uống thuốc nam chứa chất cấm, bệnh nhân hôn mê, suy đa tạng

Chủ động phòng chống các dịch bệnh sởi, tay chân miệng... đang gia tăng

Niêm yết công khai 108 thủ tục hành chính

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

Cả nước triển khai tiêm vét vắc xin phòng sởi đầu tháng 4

Nâng cao chỉ số cải cách hành chính năm 2025
