Tag

Trẻ em - những công dân số truyền cảm hứng, tạo sự thay đổi tương lai

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 22/03/2021 18:18
aa
TTTĐ - Ngày 22/3, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) phối hợp với Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện hội thảo chia sẻ kết quả Báo cáo Tiếng nói trẻ em Việt Nam (Young Voices in Vietnam). Sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội do Tổ chức Cứu trợ trẻ em (Save the Children) và Cơ quan Hợp tác Phát triển quốc tế Thuỵ Điển tài trợ.
Để trẻ em Việt Nam là công dân "chuẩn" thời đại số… MSD ghi dấu ấn bằng liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư tại Việt Nam Lan tỏa yêu thương - ngày hội ý nghĩa của các gia đình Từ thiện phát triển - xu hướng trong và sau đại dịch Covid-19 MSD công bố khoản tài trợ trị giá 1.250.000 USD góp phần cải thiện sức khỏe sinh sản cho phụ nữ Việt Nam
Trẻ em - những công dân số truyền cảm hứng, tạo sự thay đổi tương lai
Trẻ em nêu ý kiến về quyền của mình

Trong năm 2020, MSD và Tổ chức Cứu trợ trẻ em (Save the Children) đã công bố báo cáo Tiếng nói trẻ em Việt Nam. Khảo sát do MSD điều phối triển khai từ tháng 9/2019 đến tháng 2/2020 với sự tham gia của 1.692 trẻ em từ 11 đến 16 tuổi ở 7 tỉnh, thành phố trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Mục tiêu của khảo sát nhằm thu thập ý kiến, suy nghĩ của trẻ em về những vấn đề liên quan trực tiếp tới trẻ em, từ đó, xem xét thực trạng thực thi Quyền Trẻ em tại Việt Nam dưới góc nhìn của trẻ.

Lắng nghe để hiểu và đồng cảm cùng trẻ em

Buổi chia sẻ đầu tiên trong chuỗi sự kiện được thực hiện sáng 22/3 tại trường THCS Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội thảo có sự tham gia của đại diện Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, Cục Trẻ em - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông, phòng Giáo dục và Đào tạo quận Nam Từ Liêm, giáo viên, đại diện phụ huynh và gần 700 sinh trường THCS Nam Từ Liêm và THCS Nguyễn Đình Chiểu.

Chuỗi hội thảo chia sẻ kết quả Báo cáo Tiếng nói trẻ em Việt Nam sẽ tiếp tục được thực hiện tại các tỉnh thành phố: Hải Phòng, Lào Cai, Huế, Đăk Lăk, TP Hồ Chí Minh và Tiền Giang trong tháng 4/2021.

Phát biểu khai mạc, bà Hoàng Thị Yến, Hiệu trưởng trường THCS Nam Từ Liêm nhấn mạnh: “Lắng nghe trẻ em để hiểu, đồng cảm và chia sẻ là hoạt động luôn được nhà trường quan tâm chú trọng. Thông qua Khảo sát Tiếng nói Trẻ em Việt Nam do Viện MSD thực hiện, nhiều ý kiến, tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ, khó khăn của các em về cuộc sống, gia đình, học tập, phát triển… đã được bày tỏ.

Hôm nay, các em không chỉ được nghe, xem mà sẽ tiếp tục được bày tỏ ý kiến của mình với người lớn, với các tổ chức chính trị, xã hội. Những suy nghĩ, phát biểu của các em sẽ là cơ sở để ngày càng nhiều người hiểu hơn, từ đó góp phần tích cực thay đổi suy nghĩ, nhận thức, hoạt động, đảm bảo thực hiện Quyền Trẻ em trong toàn xã hội”.

Bà Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng MSD
Bà Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng MSD

Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng MSD chia sẻ: “Chúng ta vẫn nói trẻ em là mầm non tương lai của đất nước. Thời đại công nghệ số, trẻ em đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước. Trẻ em là các công dân số đóng góp cho môi trường mạng lành mạnh an toàn, là các đại sứ về môi trường, những người có trách nhiệm bảo vệ bản thân, bảo vệ bạn bè khỏi bạo lực, xâm hại, bắt nạt… Đồng thời, các em cũng là những người truyền cảm hứng và tạo nên sự thay đổi.

Quyền tham gia của trẻ em đã được khẳng định. Chúng tôi rất hạnh phúc vì Báo cáo Khảo sát tiếng nói trẻ em Việt Nam đã có được sự tham gia nhiệt thành của trẻ em. Báo cáo khảo sát đã phản ánh được thực trạng, các điều các em quan tâm, mong muốn và đòi hỏi quyền của mình, sau đó, được Quốc hội và các cơ quan quản lý nhà nước như Cục Trẻ em, Cục An toàn thông tin, các Vụ của Bộ giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội… quan tâm, lắng nghe, hành động và phản ánh trong việc xây dựng các chương trình quốc gia vì trẻ em, các chính sách liên quan đến trẻ em.

Chuỗi sự kiện Hội thảo Tiếng nói trẻ em là sự kiện chứng tỏ những người lớn, các ban ngành liên quan đang báo cáo lại kết quả với các em và đối thoại các vấn đề của trẻ em để các chính sách liên quan tới trẻ em tiếp tục được cải thiện, quyền tham gia của trẻ em được thực hiện".

Trẻ em lên tiếng

Hội thảo đã giới thiệu 15 phát hiện nổi bật của khảo sát Tiếng nói trẻ em Việt Nam và chia sẻ quá trình báo cáo đã được sử dụng để tham vấn và xây dựng các chương trình, chính sách quốc gia vì trẻ em, với sự tham gia tích cực của trẻ em. Đồng thời, hội thảo cũng ghi nhận nhiều ý kiến, câu hỏi, vấn đề được đặt ra bởi chính các em học sinh.

Trẻ em nêu ý kiến
Trẻ em nêu ý kiến

“Học sinh được học về Quyền Trẻ em, bố mẹ có thể biết nhưng bố mẹ rất ít khi cho trẻ thực hiện quyền tự do ngôn luận. Nếu bố mẹ nhắc mà con nói lại thì bố mẹ kêu là bất hiếu. Em thấy quyền trẻ em có nhưng chưa được lan tỏa, chưa được thực hiện”, em M.T học sinh trường THCS Nguyễn Đình Chiểu nói.

Ở khía cạnh bình đẳng giới, em Tiến Sơn, học sinh lớp 8, trường THCS Nam Từ Liêm chia sẻ: “Hiện tại ở Việt Nam vẫn còn hiện tượng trọng nam khinh nữ. Nhiều gia đình vẫn muốn sinh con trai, nữ giới thì không dám nói ra. Trong các bữa tiệc gia đình, giới nữ phải dọn dẹp còn nam giới thì ngồi chơi, như thế em thấy không hợp lý. Em biết một chị rất thích chơi trống nhưng bố mẹ bảo “mày là con gái không nên chơi trống” sau đó lại quay ra cậu con trai hỏi có muốn chơi trống không? Làm thế nào để giải quyết hiện tượng này?”.

Các em học sinh hào hứng nêu ý kiến
Các em học sinh hào hứng nêu ý kiến

Trong một câu chuyện khác, em Y.T, học sinh lớp 6, trường THCS Nam Từ Liêm cho biết: “Bố mẹ em hay so sánh con với “con nhà người ta”. Mỗi lần nghe thấy câu đấy, em rất ức chế, nổi điên lên và muốn cãi lại bố mẹ”.

“Bố mẹ nhiều khi cũng làm sai. Nếu nói ra bố mẹ lại bảo là bất hiếu, bố mẹ cũng hay sử dụng các hình thức trừng phạt khiến em chỉ có thể im lặng hoặc làm theo bố mẹ”, em T.Đ, trường THCS Nam Từ Liêm kể.

Phản hồi lại các vấn đề trẻ em nêu ra, bà Nguyễn Thanh Hải, Phó Trưởng phòng, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội phát biểu: “Các em hoàn toàn có quyền tham gia và thuyết phục bố mẹ lắng nghe mình. Tuy nhiên, khi thấy bố mẹ nói sai, làm sai, trẻ em nên bình tĩnh trao đổi, giải thích với bố mẹ.

Các em hãy sử dụng kết quả Báo cáo Tiếng nói trẻ em, đọc cho bố mẹ nghe và cùng chia sẻ để bố mẹ hiểu được quyền của các em; Tôn trọng tiếng nói và trân trọng sự tham gia của các em.

Bà Nguyễn Thanh Hải - Đại diện Quốc hội
Bà Nguyễn Thanh Hải đại diện Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội

Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục lắng nghe những ý kiến của các em, sau khi chương trình hôm nay kết thúc. Các em vẫn có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình thông qua các thầy cô giáo, qua Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - tổ chức đại diện cho tiếng nói của các em. Các em cũng hoàn toàn có thể gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111 để được hỗ trợ mọi lúc”.

Những công dân số có trách nhiệm trong tương lai

Về vấn đề mất an toàn trên internet đang rất được các bạn học sinh quan tâm, ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ: “Thực tế, trẻ em đôi khi còn sử dụng Internet nhiều hơn người lớn. Tôi đánh giá rất cao việc trẻ em đã quan tâm và lên tiếng trong Báo cáo Tiếng nói trẻ em Việt Nam. Các em học sinh hãy học hỏi các kỹ năng để trở thành các công dân số có trách nhiệm.

Các em chính là người quyết định có tham gia vào việc bắt nạt trên mạng, gây ra các tổn thương đến các bạn hay không. Mong rằng các em hãy lên tiếng để bảo vệ chính bản thân và các bạn mình, cùng nhau xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn”.

Ông Hoàng Minh Tiến - Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin
Ông Hoàng Minh Tiến - Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin

Phát biểu phản hồi và tổng kết, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục trẻ em khẳng định: “Sự tham gia của trẻ em luôn là nội dung ưu tiên trong các kế hoạch hoạt động của Cục Trẻ em.

Chúng tôi đánh giá cao các kết quả Báo cáo Tiếng nói trẻ em Việt Nam đã cung cấp, góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện các chương trình hành động vì trẻ em. Quyền của trẻ em cần được bổ sung bằng các mô hình thúc đẩy sự tham gia của trẻ em trong cộng đồng, gia đình, nhà trường, không chỉ ở Hà Nội mà còn ở mọi tỉnh thành trên cả nước.

Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em
Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em

Trong giai đoạn tới, chúng ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng các hoạt động dành cho các bậc phụ huynh, người chăm sóc trẻ để bố mẹ cũng phải học hỏi, học cách lắng nghe, tôn trọng và đảm bảo quyền của con, em mình.

Chúng tôi luôn cùng các cơ quan quản lý Nhà nước khác, trường học, các tổ chức xã hội sẵn sàng tiếp tục lắng nghe, tiếp thu và hành động để thúc đẩy thực hiện quyền tham gia của trẻ em Việt Nam”.

Chương trình Gia đình Việt của MSD tập trung vào các nỗ lực hỗ trợ quyền của trẻ em và gia đình về Giáo dục Quyền trẻ em, Quản trị quyền trẻ em, Giáo dục công dân toàn cầu, Công dân số, đại sứ bảo vệ môi trường Bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực, xâm hại, Thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em và thanh niên…

Đọc thêm

Áo xanh tình nguyện xuống đồng gặt lúa chạy lũ giúp dân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Áo xanh tình nguyện xuống đồng gặt lúa chạy lũ giúp dân

TTTĐ - Cánh đồng lúa tại các thôn của xã Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) sắp thu hoạch bị chìm trong biển nước. Để người dân không bị mất trắng, thanh niên tình nguyện quyết định xuống đồng gặt lúa sớm chạy lũ giúp dân.
Trao yêu thương đến các em nhỏ bị bệnh tim Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trao yêu thương đến các em nhỏ bị bệnh tim

TTTĐ - Cảm thông sâu sắc với những em bé ngay từ khi chào đời đã bị bệnh tim, không thể vui chơi bình thường như các bạn, em Đỗ Nhật Quang (học sinh lớp 12D11, Trường THPT Việt Đức) đã tổ chức một dự án từ thiện nhỏ nhằm chia sẻ, động viên các em mắc bệnh tim bẩm sinh đang điều trị tại Bệnh viện Tim Hà Nội.
Người bạn đồng hành, “tiếp sức” sinh viên học tập, rèn luyện Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Người bạn đồng hành, “tiếp sức” sinh viên học tập, rèn luyện

TTTĐ - Bằng những hoạt động thiết thực, Đoàn Thanh niên trường Đại học Mở Hà Nội luôn kịp thời "tiếp sức" cho sinh viên. Nhiệm kỳ 2022 – 2024, Đoàn trường có nhiều chương trình đồng hành; từ đó khuyến khích các bạn học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, lập thân lập nghiệp và sớm trưởng thành.
Hội Doanh Nghiệp trẻ Hải Phòng hỗ trợ Nhân dân 400 triệu đồng sau bão Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hội Doanh Nghiệp trẻ Hải Phòng hỗ trợ Nhân dân 400 triệu đồng sau bão

TTTĐ - Ngày 14/9/2024, Hội Doanh nhân trẻ (DNT) Hải Phòng, phối hợp với Thành đoàn Hải Phòng trao tặng quà cho bà con trên địa bàn huyện Cát Hải và một số huyện ngoại thành bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3.
Tuổi trẻ Hải Phòng ngày đêm đắp đê ngăn lũ Nhịp sống trẻ

Tuổi trẻ Hải Phòng ngày đêm đắp đê ngăn lũ

TTTĐ - Tuổi trẻ Hải Phòng nhiều ngày đêm liên tiếp đã tham gia đắp đê, gia cố các điểm xung yếu nhằm ngăn chặn lũ lụt sau bão số 3, bảo vệ an toàn cho người dân và tài sản.
Tỉnh đoàn Lâm Đồng trồng mới gần 55.000 cây xanh Nhịp sống trẻ

Tỉnh đoàn Lâm Đồng trồng mới gần 55.000 cây xanh

TTTĐ - Trong 3 tháng diễn ra Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè gần 55.000 cây xanh được trồng do các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh Lâm Đồng thực hiện.
Tuổi trẻ Hải Phòng với tấm lòng tương thân tương ái Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Hải Phòng với tấm lòng tương thân tương ái

TTTĐ - Thường trực Thành đoàn Hải Phòng - Hội LHTN Việt Nam TP Hải Phòng thăm và tặng quà các gia đình bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 tại một số quận, huyện.
Tuổi trẻ Đà Nẵng vận động các nguồn lực giúp người dân vùng lũ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Đà Nẵng vận động các nguồn lực giúp người dân vùng lũ

TTTĐ - Những ngày qua, nhiều câu lạc bộ (CLB), đội, nhóm tình nguyện ở Đà Nẵng đang tích cực vận động các nguồn lực, kêu gọi quyên góp nhu yếu phẩm hỗ trợ người dân vùng lũ.
Tuổi trẻ Yên Bái hỗ trợ bà con khắc phục hậu quả thiên tai Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Yên Bái hỗ trợ bà con khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Những ngày qua, Tỉnh đoàn Yên Bái và đoàn thanh niên các đơn vị trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực làm việc không nghỉ, triển khai công tác cứu hộ cứu nạn và hỗ trợ bà con vùng lũ. Hiện tại, tuy mực nước đã có phần giảm, nhưng tại nhiều điểm tại TP Yên Bái, huyện Trấn Yên, Văn Yên... vẫn còn đang ngập sâu trong biển nước.
Tuổi trẻ Kon Tum hướng về đồng bào vùng bão lũ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Kon Tum hướng về đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Nhằm hỗ trợ đồng bào các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của bão lũ số 3, tuổi trẻ Kon Tum đã quyên góp, ủng hộ tiền cùng các nhu yếu phẩm thiết yếu.
Xem thêm