Tag

Đà Nẵng: Nắm bắt nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của trẻ em

Nhịp sống trẻ 18/07/2024 19:26
aa
TTTĐ - Tại Kỳ họp Hội đồng trẻ em thành phố Đà Nẵng lần thứ XI năm 2024, các vấn đề được các em thiếu nhi quan tâm liên quan tới phòng, chống bạo lực học đường và phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong trường học.
Tổ chức dạy bơi miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Sân chơi lành mạnh, bổ ích cho trẻ em huyện Đông Anh Cơ hội để các em nhỏ phát triển kỹ năng trong dịp hè
Kỳ họp Hội đồng trẻ em thành phố Đà Nẵng lần thứ XI năm 2024 do Hội đồng đội thành phố tổ chức (Ảnh Đ.Minh)
Kỳ họp Hội đồng trẻ em thành phố Đà Nẵng lần thứ XI năm 2024 do Hội đồng Đội thành phố tổ chức (Ảnh Đ.Minh)

Những vấn đề “nóng” liên quan đến trẻ em

Ngày 18/7, Hội đồng Đội thành phố Đà Nẵng tổ chức Kỳ họp Hội đồng trẻ em thành phố Đà Nẵng lần thứ XI năm 2024.

Đây là hoạt động, nhằm cụ thể hoá chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chuẩn bị nội dung tham gia Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024; đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về thực hiện Luật trẻ em, các quyền của trẻ em.

chị Nguyễn Thị Anh Thảo, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP Đà Nẵng phát biểu tại chương trình
Chị Nguyễn Thị Anh Thảo, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP Đà Nẵng phát biểu tại chương trình

Phát biểu tại chương trình, chị Nguyễn Thị Anh Thảo, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP Đà Nẵng cho biết, đây là cơ hội cho thiếu nhi phát huy tốt quyền tham gia của mình vào các vấn đề của trẻ em. Qua đó, chương trình tạo nên sự bình đẳng và môi trường tích cực để các em trao đổi ý kiến, tâm tư, là cầu nối hiệu quả giúp các cấp lãnh đạo, nhiều cơ quan hoạt động trong lĩnh vực trẻ em nắm bắt tình hình, nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của trẻ.

Tại chương trình, các đại biểu Hội đồng trẻ em thành phố được chia nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến đóng góp theo 2 nội dung chủ đề phiên họp giả định. Cụ thể, phòng, chống bạo lực học đường, tạo môi trường an toàn cho trẻ em; phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường.

Ngoài ra, các em thiếu nhi đưa ra nhiều vấn đề quan tâm như: Mỗi trường nên có một giáo viên chuyên biệt về tâm lý học đường; xây dựng thêm nhiều điểm vui chơi, giải trí lành mạnh cho thiếu nhi; tổ chức thêm những buổi tuyên truyền, tập huấn kỹ năng phòng vệ chính đáng cho trẻ em; vấn đề thực phẩm bẩn len lỏi vào học đường; cần kiểm soát các nội dung trên không gian mạng (Facebook, YouTube, TikTok)…

các đại biểu Hội đồng trẻ em thành phố được chia nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến đóng góp theo 2 nội dung chủ đề phiên họp giả định (Ảnh Đ.Minh)
Các đại biểu Hội đồng trẻ em thành phố được chia nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến đóng góp theo 2 nội dung chủ đề phiên họp giả định (Ảnh Đ.Minh)

Thực hiện đồng bộ các giải pháp

Em Lê Anh Thư, bày tỏ vô cùng lo lắng về vấn đề thực phẩm bẩn len lỏi vào học đường, làm gì để bảo đảm chất lượng bữa ăn học đường.

“Khu vực xung quanh cổng trường học có nhiều quán hàng rong bán đồ ăn vặt cho học sinh chúng em như: Nem chua rán, xúc xích, chả viên, cóc dầm, xoài dầm, đồ uống, bánh kẹo... có rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do học sinh ăn quà vặt không rõ nguồn gốc trước cổng trường, bên cạnh đó hàng loạt vụ việc tuồn thực phẩm bẩn cho học sinh ăn vào bữa trưa.

Cần có các biện pháp ngăn chặn triệt để thực phẩm bẩn len lỏi vào trường học, nếu ăn phải những thức ăn có chứa chất bảo quản và phẩm màu, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người” em Lê Anh Thư chia sẻ.

Em Kiều Diễm, học sinh lớp 9/5 (quận Cẩm Lệ) cho rằng bạo lực học đường là vấn đề nhức nhối, để lại hậu quả nặng nề về thể chất và tinh thần (Ảnh Đ.Minh)
Em Kiều Diễm, học sinh lớp 9/5 (quận Cẩm Lệ) cho rằng bạo lực học đường là vấn đề nhức nhối, để lại hậu quả nặng nề về thể chất và tinh thần (Ảnh Đ.Minh)
đây là cơ hội cho thiếu nhi phát huy tốt quyền tham gia của mình vào các vấn đề của trẻ em (Ảnh Đ.Minh)
Đây là cơ hội cho thiếu nhi phát huy tốt quyền tham gia của mình vào các vấn đề của trẻ em (Ảnh Đ.Minh)

Tương tự, em Kiều Diễm, học sinh lớp 9/5 (quận Cẩm Lệ) cho rằng bạo lực học đường là vấn đề nhức nhối, đáng báo động, để lại hậu quả nặng nề về thể chất và tinh thần cho trẻ em.

“Mỗi học sinh cần mạnh dạn lên tiếng, dám tố cáo. Khi nghi ngờ bạn bè bị xâm hại tình dục, bị bạo lực học đường thì một trong những biện pháp bảo vệ bạn đó bằng cách không tiết lộ thông tin bí mật đời sống riêng tư; chia sẻ với người tin cậy nhất như cô giáo chủ nhiệm, các thầy cô làm công tác Đội, Đoàn…

Nếu các bạn có hành vi chưa đúng hoặc sai thì phải chịu kỷ luật, nhưng đó là kỷ luật tích cực, không bạo lực, không nước mắt. Học sinh cần được tư vấn tâm lý học đường, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến phát hiện, ngăn chặn liên quan đến bạo lực học đường”, em Kiều Diễm kiến nghị.

Tình huống giả định về bạo lực học đường của các em thiếu nhi Đà Nẵng tại Hội thi “Văn hóa học đường” năm 2023 (Ảnh Đ.Minh)
Tình huống giả định của các em thiếu nhi Đà Nẵng về vấn đề bạo lực học đường tại Hội thi “Văn hóa học đường” năm 2023 (Ảnh Đ.Minh)

Đặc biệt, liên quan vấn đề phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường, theo các đại biểu Hội đồng trẻ em thành phố, hình ảnh những cô cậu lứa tuổi học trò phì phèo khói thuốc đã không còn xa lạ. Đa phần học sinh hút thuốc lá điện tử bắt nguồn từ môi trường “tập nhiễm”.

Ví dụ khi trẻ nhỏ sống trong nhà có cha mẹ, anh chị hoặc trong nhóm bạn ở lớp có người hút thuốc lá thì sẽ tò mò hút theo. Nếu không có người ngăn chặn thì lâu dần sẽ trở thành thói quen rồi dẫn tới nghiện.

Mặt khác, ở tuổi “ẩm ương”, học sinh thường có xu hướng khẳng định mình trước đám đông, bè bạn; làm sao cho thật “ngầu”, thật “chất chơi”. Thuốc lá điện tử là một cách lệch lạc được học sinh chọn.

Thiếu nhi Đà Nẵng mong muốn có nhiều sân chơi văn hóa, thể thao lành mạnh hơn nữa, giúp các em tránh xa được tệ nạn xã hội (Ảnh Đ.Minh)
Thiếu nhi Đà Nẵng mong muốn có nhiều cuộc thi, sân chơi văn hóa, thể thao lành mạnh, bổ ích hơn nữa, giúp các em tránh xa được tệ nạn xã hội (Ảnh Đ.Minh)

Do đó, nhà trường cần tăng cường các biện pháp thúc đẩy sự tham gia của học sinh, lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của học sinh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và xây dựng phòng tư vấn học đường. Đồng thời, tăng cường sự phối hợp với gia đình trong quản lý, giáo dục con; nên tập huấn cho các thầy cô phương pháp nắm bắt tâm lý, các kỹ năng tư vấn, làm việc với trẻ em để hiểu tâm lý và giúp đỡ học sinh.

Tiếp nhận các ý kiến, đề xuất, kiến nghị của các đại biểu Hội đồng trẻ em thành phố, chị Nguyễn Thị Anh Thảo, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP Đà Nẵng cho biết, theo nhóm vấn đề cụ thể, sẽ định hướng ưu tiên đến các ý kiến để đưa ra đề xuất, kiến nghị về xây dựng chính sách, chương trình, hoạt động đồng bộ công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hỗ trợ thiếu nhi Đà Nẵng theo chủ đề nêu trên.

Tổ chức phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” là một hoạt động quan trọng nhằm thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em - thế hệ tương lai của đất nước vào các hoạt động chính trị, xã hội, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích của trẻ em theo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trẻ em.

Đọc thêm

Bạn trẻ gửi gắm kỳ vọng trong năm mới 2025 Nhịp sống trẻ

Bạn trẻ gửi gắm kỳ vọng trong năm mới 2025

TTTĐ - Bước sang năm mới 2025, nhiều bạn trẻ đã gửi lời chúc ý nghĩa và bày tỏ mong muốn, kỳ vọng sẽ có một năm tràn đầy năng lượng tích cực để phát triển bản thân, tiến xa hơn với những dự định mới.
Nhiều điểm mới ở giải Báo chí toàn quốc về công tác Đoàn 2025 Camera 360 trẻ

Nhiều điểm mới ở giải Báo chí toàn quốc về công tác Đoàn 2025

TTTĐ - Giải Báo chí toàn quốc về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2025 có nhiều nét mới về loại hình tác phẩm dự thi và giải thưởng. Cùng với giải thưởng trao tặng cho loại hình báo in, báo điện tử, phát thanh truyền hình, sẽ có giải thưởng dành cho ảnh báo chí, báo chí đa phương tiện; giải viết về trẻ em và công tác Đội.
Tỏa sáng qua những dự án hỗ trợ người khuyết tật Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tỏa sáng qua những dự án hỗ trợ người khuyết tật

TTTĐ - Vượt qua nhiều khó khăn, Vũ Thị Hải Anh, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hoa Đá, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội được cộng đồng đánh giá cao với vai trò lãnh đạo trong các dự án tình nguyện, hoạt động xã hội. Từ những hoạt động này, cô gái trẻ giúp nhiều người khuyết tật tự tin hòa nhập cộng đồng.
Tôn vinh những người trẻ cống hiến cho cộng đồng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tôn vinh những người trẻ cống hiến cho cộng đồng

TTTĐ - Với những cống hiến cho cộng đồng 10 gương mặt tiêu biểu đã được trao giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2024. Những đóng góp của họ mang đến giá trị tích cực cho xã hội.
Trao tặng 50 suất học bổng “Tiếp sức cho em đến trường” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trao tặng 50 suất học bổng “Tiếp sức cho em đến trường”

TTTĐ - Hội đồng Đội Trung ương, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thiếu nhi Việt Nam và đơn vị đồng hành đã trao tặng 50 suất học bổng “Tiếp sức cho em đến trường” tới thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.
900 lượt thanh niên quận Hoàng Mai ra quân làm đẹp phố phường Tôi yêu Hà Nội

900 lượt thanh niên quận Hoàng Mai ra quân làm đẹp phố phường

TTTĐ - Trong 2 ngày 28,29/12, gần 900 lượt đoàn viên, thanh niên, sinh viên quận Hoàng Mai (Hà Nội) cùng lực lượng quân đội tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường. Đây là hoạt động hưởng ứng phong trào thi đua sáng - xanh -sạch-đẹp của thành phố Hà Nội và chào mừng quận Hoàng Mai đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và năm mới 2025.
Xung phong đảm nhận khâu khó, việc mới ở địa phương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Xung phong đảm nhận khâu khó, việc mới ở địa phương

TTTĐ -Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy đề nghị, các cấp bộ Đoàn cần lựa chọn các công trình, phần việc cũng như vấn đề cấp bách, nổi cộm của địa phương để xung phong đảm nhận và huy động đoàn viên, thanh niên tham gia.
12 năm đèn sách: Sĩ tử loay hoay chọn "đam mê" hay "hiện thực" Nhịp sống trẻ

12 năm đèn sách: Sĩ tử loay hoay chọn "đam mê" hay "hiện thực"

TTTĐ - Mỗi mùa tuyển sinh, câu chuyện chọn ngành học, trường học lại trở thành vấn đề nóng đối với cả học sinh, phụ huynh và giáo viên. Giữa áp lực điểm số và lựa chọn những định hướng, nhiều bạn trẻ vẫn trăn trở trước câu hỏi: Ước mơ hay thực tế, chạy theo hiện thực cuộc sống hay theo đuổi đam mê, đâu mới là con đường phù hợp nhất?
14 công trình thanh niên tiêu biểu toàn quốc năm 2024 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

14 công trình thanh niên tiêu biểu toàn quốc năm 2024

TTTĐ - Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đoàn lần thứ 9, khóa XII diễn ra sáng 27/12 đã thống nhất lựa chọn 14 công trình thanh niên tiêu biểu toàn quốc năm 2024
Khai mạc hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ sáu Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khai mạc hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ sáu

TTTĐ - Chiều 27/12, tại Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ sáu, khóa XII chính thức khai mạc. Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy chủ trì hội nghị.
Xem thêm