Tag

Trái tim ấm áp của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên

Xã hội 26/07/2024 12:13
aa
TTTĐ - Trong ngõ chợ Khâm Thiên (Hà Nội) rất nhiều người ấn tượng với hình ảnh “cô gái bán trứng” Trịnh Thị Thủy cùng nụ cười luôn rạng rỡ trên môi. Mặc dù căn bệnh quái ác từ chất độc da cam khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng tinh thần lạc quan và mong muốn được lan tỏa yêu thương đã giúp chị Thuỷ vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Thanh niên Hancorp tổ chức giải bóng đá gây Quỹ Trái tim cho em “Trái tim hồng” vì những người cùng cảnh ngộ Tình nguyện có thêm những điều đẹp đẽ, trái tim nhân ái

Lao động để quên đi bệnh tật

Bố mẹ bị bệnh rồi mất từ 20 năm trước nên chị Trịnh Thị Thủy (sinh năm 1978, hiện đang sinh sống tại Khâm Thiên, Hà Nội) đã phải tự lập từ rất sớm. Gia đình có 3 chị em, chị Thủy bị khuyết tật nặng nề nhất do ảnh hưởng của chất độc da cam từ bố, người đã từng chiến đấu ở chiến trường suốt 12 năm.

Trái tim ấm áp  của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên
Chị Trịnh Thị Thủy tại chương trình "Trạm yêu thương"

Tứ chi co quắp, cơ thể yếu ớt dễ run rẩy khi phải lao động nhiều giờ cùng với cơ hàm lệch khiến cho chị nói chuyện và sinh hoạt rất khó khăn. Đến năm 16 tuổi, chị Thuỷ vào Trung tâm Nhân đạo để học may, lúc đó cả bố mẹ chị đều mắc bệnh, hoàn cảnh càng khó khăn hơn.

Lo cho gia đình, chị Thủy xin phép bố mẹ được đi ra ngoài để kiếm thêm thu nhập cũng như va chạm với cuộc sống. Kể từ đó, chị Thủy ngày ngày chăm chỉ bán nước chè tươi, kiếm từng đồng lẻ để trang trải cuộc sống nơi góc nhỏ vỉa hè Khâm Thiên. Từ bán dưa, bán cà đến ngâm sấu, việc nào chị Thủy cũng học để làm. Chị chia sẻ: “Mình phải lao động để quên hết bệnh tật của mình đi, tuy vất vả là vậy nhưng tinh thần lại rất thoải mái”.

Trái tim ấm áp  của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên

Chị Trịnh Thị Thủy tự nhận vui mình là “cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên, bởi suốt 7 năm qua, bất kể mưa nắng chị vẫn luôn đẩy xe hàng của mình ra chợ. Dẫu nhiều hôm số trứng đem đi không vơi quá nửa, hay mỗi chục trứng chỉ lãi 3.000 đồng thế nhưng nụ cười trên môi chưa bao giờ tắt trên khuôn mặt rạng rỡ của chị.

Với thu nhập từ tiền bán trứng, mặc dù chị vẫn được nhận trợ cấp chất độc da cam nhưng không chỉ phải lo tiền sinh hoạt, chị cũng phải chi trả tiền thuốc thang, rồi lại lo tích cóp để giúp đỡ nhiều người khó khăn khác.

Tinh thần lạc quan và trái tim ấm áp

Những năm dịch bệnh, chị Thủy sẵn sàng giao trứng miễn phí cho những nhà có người mắc COVID-19. Chị nhiệt tình tham gia tiếp sức cho những người có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là cho các em nhỏ mắc bệnh ung thư.

Trái tim ấm áp  của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên

“Bố mình cũng từng là bệnh nhân ung thư, vậy nên sau này mình rất mong muốn được giúp đỡ những người có hoàn cảnh tương tự”, chị chia sẻ. Chị Thủy cũng có một người em quen biết hiện đang nấu ăn cho chương trình "Trao yêu thương" ở Bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Chị cho biết: “Mỗi người góp một ít, có chị ủng hộ bằng tiền, có chị ủng hộ một yến gạo, mình thì có điều kiện hơn nên ủng hộ 50 quả trứng”.

Đồng hành cùng chị Trịnh Thị Thủy trong "Trạm yêu thương" còn có sự góp mặt của cô Nguyễn Thị Miên - cán bộ Hội phụ nữ Khuyết tật quận Đống Đa, Hà Nội. Ấn tượng đầu tiên của cô Miên dành cho chị Thủy là sự nhiệt tình, quan tâm và luôn tràn đầy năng lượng.

Trong suốt hơn 10 năm đồng hành, chị Thủy dần tạo được thiện cảm và nhận được sự tín nhiệm của cán bộ quận để trở thành Chủ nhiệm CLB Thanh niên Khuyết tật quận Đống Đa. Theo lời kể của cô Miên, chị Thủy là một người phụ nữ không những chăm chỉ, trách nhiệm trong công việc, mà với gia đình cũng vô cùng đảm đang và biết quan tâm, chăm sóc mọi người.

Trái tim ấm áp  của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên

Hiện tại chị Thủy vẫn còn nhiều khó khăn, sống chung với gia đình người anh, chị Thủy chăm sóc anh trai từng bị tai nạn và chăm sóc cháu trai mới 9 tháng tuổi. Thu nhập hàng ngày chẳng đáng là bao, song chị Thủy vẫn dành dụm những suất quà trao tặng những số phận kém may mắn hơn mình. Món quà của "Trạm yêu thương" sẽ giúp chị Thủy tiếp tục sứ mệnh ý nghĩa đó.

Với tinh thần lạc quan và trái tim ấm áp, chị Thủy đã cố gắng vượt lên nghịch cảnh của số phận, lan tỏa tình yêu thương và sự giúp đỡ dành cho những mảnh đời kém may mắn hơn. Hành trình nỗ lực, dành dụm từng công sức nhỏ bé mà đáng quý ấy sẽ được kể lại qua "Trạm yêu thương" với chủ đề “Chắt chiu để trao đi”, phát sóng 10h thứ bảy ngày 27/7 trên kênh VTV1.

Đọc thêm

Phối hợp kịp thời xử lý các sự cố phát sinh do mưa bão Xã hội

Phối hợp kịp thời xử lý các sự cố phát sinh do mưa bão

TTTĐ - UBND quận Đống Đa vừa có báo cáo nhanh về công tác ứng phó với bão số 3 trên địa bàn quận tính đến 5h ngày 8/9/2024.
Huy động mọi lực lượng khắc phục hậu quả bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Huy động mọi lực lượng khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Chính quyền các cấp, lực lượng chức năng và người dân Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau bão số 3, dọn dẹp cây xanh bị gãy đổ, bảo đảm tiêu thoát nước...
Huyện Mê Linh tích cực khắc phục hậu quả cơn bão số 3 Môi trường

Huyện Mê Linh tích cực khắc phục hậu quả cơn bão số 3

TTTĐ - Sáng nay (8/9), sau khi bão số 3 đi qua, huyện Mê Linh (Hà Nôi) tiến hành kiểm tra đánh giá sửa chữa các hư hỏng các công trình giao thông, đê điều, thủy lợi, phục hổi sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Huyện Mỹ Đức vận hành 3 trạm bơm, 7 tổ máy để tiêu úng Muôn mặt cuộc sống

Huyện Mỹ Đức vận hành 3 trạm bơm, 7 tổ máy để tiêu úng

TTTĐ - Tính đến 8h ngày 8/9/2024, trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội có khoảng 654 ha lúa mùa, 48 cây bóng mát bị đổ do bão số 3. Thực hiện công tác khắc phục, Ban Thường vụ Huyện uỷ Mỹ Đức chỉ đạo cắt bỏ những cây bị đổ, đảm bảo an toàn giao thông; chỉ đạo dọn dẹp, vệ sinh môi trường tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; hướng dẫn Nhân dân dựng, buộc lúa.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 Môi trường

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

TTTĐ - Sở Xây dựng Hà Nội vừa có báo cáo nhanh tình hình ứng phó, khắc phục thiên tai do bão số 3 gây ra trên địa bàn thành phố.
EVNNPC huy động toàn bộ nhân lực khắc phục hậu quả sau bão Muôn mặt cuộc sống

EVNNPC huy động toàn bộ nhân lực khắc phục hậu quả sau bão

TTTĐ - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc Đỗ Nguyệt Ánh vừa chỉ đạo Ban điều hành tổng công ty kịp thời tổng chỉ huy điều động nhân lực, vật lực từ tất cả đơn vị trong EVNNPC để hỗ trợ các Công ty Điện lực khắc phục hậu quả ngay khi bão số 3 đi qua.
Tập trung xử lý giao thông, cấp điện, tiêu nước sau bão Muôn mặt cuộc sống

Tập trung xử lý giao thông, cấp điện, tiêu nước sau bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo các sở ngành tập trung xử lý, thông đường giao thông sau bão, khôi phục cấp điện phục vụ tiêu nước, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân Thủ đô.
Thạch Thất: Mực nước trên sông Tích vượt ngưỡng báo động 1 Môi trường

Thạch Thất: Mực nước trên sông Tích vượt ngưỡng báo động 1

TTTĐ - Theo báo cáo nhanh của huyện Thạch Thất (Hà Nội), đến rạng sáng 8/9, mực nước trên sông Tích đã vượt ngưỡng báo động 1, đạt 7.38m. Trên địa bàn có khoảng 400 héc-ta lúa và hoa màu bị đổ, ngập úng.
Quốc Oai vận hành hết công suất 9 trạm bơm tiêu Môi trường

Quốc Oai vận hành hết công suất 9 trạm bơm tiêu

TTTĐ - Nhằm ứng phó với tình hình mực nước các sông lên nhanh sau bão số 3, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã vận hành hết công suất 9 trạm bơm tiêu. Đến thời điểm sáng 8/9, trên địa bàn không có thiệt hại về người, chưa có sự cố đê điều.
Nỗ lực đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân Môi trường

Nỗ lực đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân

TTTĐ - Báo cáo nhanh của thị xã Sơn Tây sáng 8/9 cho hay, trên địa bàn không có thiệt hại về người do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Tuy nhiên, 424 cây lấy gỗ, bóng mát bị gãy đổ, một số nhà bị tốc mái.
Xem thêm