Tag

TP HCM: Dân khốn đốn vì phải sống chung với ô nhiễm từ nhà máy bột giặt Lix

Môi trường 23/10/2018 12:20
aa
Nước nổi bong bóng, nồng nặc mùi xà phòng, nhà phải thường xuyên đóng kín cửa vì bụi… đó là những gì hàng trăm hộ dân sống cạnh nhà máy sản xuất bột giặt Lix đang ngày đêm phải hứng chịu, lo lắng vì sức khỏe bị ảnh hưởng.

TP HCM: Dân khốn đốn vì phải sống chung với ô nhiễm từ nhà máy bột giặt Lix

Công ty Cổ phần Bột giặt Lix bị tố gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người dân.

Bài liên quan

Bài 6: Lợi ích của Nhà nước và người dân bị xem nhẹ?

TP HCM: Chính quyền và người dân “bất đồng” quan điểm về mùi hôi thối từ Bãi rác Đa Phước

Khổ vì… xà phòng

Được biết đến là một trong những công ty hóa chất có thâm niêm trong ngành sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa tại Việt Nam, thế nhưng gần đây, Công ty Cổ phần Bột giặt Lix (số 3, đường số 2, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM), đang bị người dân phản ánh gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, sinh hoạt, sức khỏe của người dân nơi đây.

Theo đó, rất nhiều hộ dân sống cạnh nhà máy này không khỏi bất an, lo lắng khi hàng ngày phải chấp nhận sống chung với khói bụi, mùi xà phòng hơn mấy chục năm qua, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của nhiều người.

Để kiểm chứng những thông tin trên, phóng viên đã nhiều lần trực tiếp xuống tại khu vực gần nhà máy để ghi nhận. Theo đó, chỉ cần di chuyển bằng xe máy từ phía cầu vượt Linh Xuân (quận Thủ Đức, TP HCM) thì mùi đặc trưng của xà phòng đã xộc ngay vào mũi rất khó chịu, càng đến gần công ty thì mùi xà phòng lại càng nồng nặc hơn.

Nhiều người dân trên tuyến đường này cho biết, họ phải sống chung với mùi xà phòng này mấy chục năm nay và đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Chị N. T. D., ngụ tại khu phố Bình Đường, phường An Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương cho biết: “Tôi chỉ mới tới đây ở trọ được vài tháng thôi. Khi mới tới đây, tôi không thể nào thở được vì không khí xung quanh toàn là mùi xà phòng, còn chưa nói đến việc quần áo khi giặt xong thì không có chỗ phơi, vì nếu phơi ngoài trời thì sẽ bị dính bụi xà phòng mặc vào sẽ bị ngứa. Vì thế suốt ngày nhà tôi phải đóng kín cửa để tránh khói bụi và bớt đi phần nào mùi hôi”.

Nguồn nước giếng của người dân nghi bị ô nhiễm bởi xà phòng.
Nguồn nước giếng của người dân nghi bị ô nhiễm bởi xà phòng.

Trong khi đó, chị C. (36 tuổi) ngụ cùng địa chỉ tại phường An Bình, thị xã Dĩ An, chia sẻ: “Tôi sinh ra và lớn lên tại đây, ngày nào cũng phải hít mùi xà phòng này. Trời nắng thì một lớp bụi màu trắng bao phủ, trời mưa thì đường sá nổi đầy bong bóng xà phòng. Khổ nhất đó chính là nước giếng bị nhiễm bụi xà phòng nặng nên không sử dụng được”.

Chứng minh cho việc trên, phóng viên đã được tận mắt chứng kiến cảnh bơm nước từ giếng lên của một hộ dân. Đúng như phản ánh, sau khi bơm nước từ giếng lên thì có hiện tượng nổi bong bóng, ngửi thoang thoảng mùi xà phòng. Tiếp tục khảo sát các hộ dân lân cận, hầu hết người dân đều có chung tình trạng như trên. Rất nhiều người không dám sử dụng nước giếng này để sinh hoạt.

Còn anh N.T.T (53 tuổi) cho biết: “Trước kia thì tôi sống ở đây, ngay trong hẻm này. Nhưng cách đây vài năm thì gia đình tôi quyết định bán nhà ở đây và chuyển lên phía trên để sinh sống. Vì tôi có con nhỏ mà sống tại đây thì cháu thường xuyên mắc các bệnh về đường hô hấp, thường xuyên đau ốm vì sự ô nhiễm này”.

Theo anh T., rất nhiều người dân ở đây đã không ít lần phản ánh lên UBND phường An Bình về sự việc này, nhưng đều không biết chính quyền giải quyết ra sao. Trong khi ô nhiễm thì vẫn còn đó.

Xem xét đề xuất đưa công ty vào danh sách di dời

Trước những thông tin cho rằng quá trình sản xuất bột giặt Lix đã gây ra tình trạng ô nhiễm như trên, ngày 5/9, phóng viên đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Bột giặt Lix (Lixco). Theo nội dung phản hồi của Lixco, đơn vị này cũng thừa nhận: “Giữa năm 2016, lãnh đạo Công ty Lixco nhận được phản ánh của người dân địa phương về việc sản xuất xà phòng gây mùi khó chịu, ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến môi trường cuộc sống của họ”.

Theo Lixco, sau khi nhận được phản ánh, “Lãnh đạo Lixco đã trực tiếp xuống đối thoại với bà con để tìm hướng khắc phục. Lixco cũng thẳng thắn nhìn nhận, việc phát sinh mùi trong quá trình sản xuất là có thật, nhưng chủ yếu là mùi hương liệu lan tỏa số lượng lớn tạo ra cảm giác khó chịu. Vấn đề sản xuất gây khói, bụi hoàn toàn không có, bởi công ty đốt bằng khí gas, đồng thời sử dụng hệ thống lọc bụi tự động tiên tiến nhất”.

Bên trong nhà máy bột giặt Lix.
Bên trong nhà máy bột giặt Lix.

Cũng theo Lixco, từ năm 2017 đến nay, công ty không nhận được phản ánh nào của người dân khu phố Bình Đường, phường An Bình, thị xã Dĩ An, Bình Dương. Đồng thời cho biết, các kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng về xử lý khí thải, chất thải, nước thải đều đạt chuẩn...

Phản hồi là vậy, thế nhưng, trên thực tế việc phản ánh của người dân vẫn đang diễn ra hàng ngày, đặc biệt là các hộ dân thuộc phường An Bình, khu vực giáp ranh với công ty. Mặc dù, không phản ánh bằng văn bản, nhưng thông qua các buổi tiếp xúc cử tri, rất nhiều người đã có ý kiến về việc ô nhiễm này, thậm chí là kiến nghị di dời nhà máy ra khỏi khu dân cư để đảm bảo an toàn cho cư dân.

Cụ thể, ngày 13/3/2018, UBND phường An Bình đã có Công văn gửi UBND thị xã Dĩ An và UBND quận Thủ Đức về việc đề nghị giải quyết khiếu nại đối với Công ty CP Bột giặt Lix thông qua việc phản ánh kiến nghị của cư dân trong các buổi tiếp xúc cử tri tại địa phương. Tuy nhiên, đối với việc phản ánh này, UBND quận Thủ Đức cho biết, sẽ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra công ty theo kế hoạch kiểm tra định kỳ hàng năm.

Người dân phường An Bình, thị xã Dĩ An đã nhiều lần phản ánh nhưng không được xử lý dứt điểm.
Người dân phường An Bình, thị xã Dĩ An đã nhiều lần phản ánh nhưng không được xử lý dứt điểm.

Liên quan đến hoạt động sản xuất của Công ty CP Bột giặt Lix, ngày 12/9, UBND quận Thủ Đức đã có Công văn số 4221/UBND-TNMT phản hồi tới Báo Tuổi trẻ Thủ đô về vụ việc trên.

Công văn này có nêu: “Trong thời gian tới, UBND quận sẽ tiếp tục giám sát và phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) đối với Công ty CP Bột giặt Lix. Trong trường hợp người dân tiếp tục phản ánh, UBND quận sẽ đề xuất UBND Thành phố xem xét đưa Công ty CP Bột giặt Lix vào danh sách di dời”.

Để sớm ổn định cuộc sống người dân nơi đây, đề nghị UBND quận Thủ Đức phối hợp với các cơ quan chức năng sớm có biện pháp xử lý dứt điểm vụ việc, sớm trả lại môi trường “sạch” cho người dân.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.

Đọc thêm

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Xem thêm