Tag
Quảng Ninh:

TP. Cẩm Phả: Sẽ tổ chức lực lượng bảo vệ thi công kè nếu các hộ dân cản trở

Bạn đọc 19/05/2019 15:43
aa
TTTĐ - Liên quan đến việc xây kè bịt “lỗ kiếm cơm” tại tổ 58, Khu 5, phường Cẩm Phú, TP Cẩm Phả (Quảng Ninh), mới đây, phóng viên đã có buổi làm việc với UBND thành phố Cẩm Phả về nội dung này.

TP Cẩm Phả: Sẽ tổ chức lực lượng bảo vệ thi công kè nếu các hộ dân cản trở

Bài liên quan

Công an tỉnh Yên Bái thừa nhận trách nhiệm của CSGT vụ xe quá tải

Đại diện Công ty CP môi trường công nghệ cao Hòa Bình “chối bay” việc xả thải "bức tử" môi trường

Bình Định: Nhức nhối nạn “cát tặc” tại huyện Phù Cát

"Cát tặc" hoạt động rầm rộ, công khai khu vực giáp ranh

Theo lãnh đạo UBND thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) cho biết, việc cải tạo tuyến kè mương trước mùa mưa bão là rất cần thiết nhằm ổn định sản xuất của doanh nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo tiêu thoát nước, an toàn cho người và tài sản của các hộ dân sinh sống quanh khu vực.

UBND thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
UBND thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Trước thông tin các hộ dân cho rằng chính quyền bịt “lỗ kiếm cơm”, thành phố chỉ đạo phường Cẩm Phú phối hợp với Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin tiếp tục tuyên truyền vận động các hộ dân đồng thuận với dự án.

Tuyến kè đang thi công thì bị một số hộ dân cản trở.
Tuyến kè đang thi công thì bị một số hộ dân cản trở.

Trường hợp các hộ dân cố tình gây cản trở thi công, thành phố giao UBND phường chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng phương án, tổ chức lực lượng bảo vệ thi công đảm bảo hoàn thành dự án xong trước mùa mưa lũ năm 2019.

Trước đó, Chủ tịch UBND phường Cẩm Phú, cũng cho biết: “Tuyến kè mương thoát nước từ tuylen 19/5 đến cống hộp +78, do Công ty Cổ phần than Cọc Sáu xây dựng từ năm 1993, đây là công trình đảm bảo việc tiêu thoát nước từ khai trường của Công ty Cổ phần than Cọc Sáu, Đào Nai và Cao Sơn qua trạm xử lý nước thải. Do việc quản lý nguồn tài nguyên của công ty có lúc chưa hiệu quả nên dẫn đến việc thất thoát một số than, trôi theo dòng nước, chảy ra khu vực dân cư. Vào thời điểm mưa lũ, người dân đã tự ý đóng cọc, bè mảng, ngăn dòng nước, đục phá bờ kè để tận thu than trôi làm cho kè bị xuống cấp nghiêm trọng nên Công ty Cổ phần than Cọc Sáu đã lên phương án sửa chữa, nâng cấp bờ kè”.

UBND phường Cẩm Phú cũng đã tuyên truyền, vận động bà con, nhân dân về tác dụng và sự cần thiết của việc xây dựng bờ kè mới.
UBND phường Cẩm Phú cũng đã tuyên truyền, vận động bà con, nhân dân về tác dụng và sự cần thiết của việc xây dựng bờ kè mới.

Chính quyền phường Cẩm Phú cũng cho rằng, việc bịt “lỗ kiếm cơm” của người dân là hoàn toàn không có. Cùng với đó việc sửa chữa, nâng cấp bờ kè này dựa trên cơ sở kiến nghị của các cử tri, đề nghị của UBND phường, UBND thành phố và sự đồng ý của Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam cùng với đó hệ thống kè mới xây vào đúng chân kè cũ, thuộc quyền quản lý của Công ty Cổ phần than Cọc Sáu chứ không hề lấy vào đất của người dân.

Thân kè bị một số hộ dân đục ra, chặn dòng chảy để than trôi chảy vào hố lắng của gia đình mình.
Thân kè bị một số hộ dân đục ra, chặn dòng chảy để than trôi chảy vào hố lắng của gia đình mình.

Về phía người dân ở khu vực nói trên chia sẻ, khu mương Hóa Chất là nơi sinh nhai để nuôi sống con người Cẩm Phú từ bao đời nay bằng việc bòn mót than trôi từ mỏ than của Công ty Cổ phần than Cọc Sáu – Vinacomin (Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam). Tuy nhiên, vào khoảng cuối tháng 2 năm 2019, cuộc sống của họ bị đảo lộn khi các đơn vị thi công cùng các trang thiết bị, máy móc đến phá dỡ hệ thống bờ kè cũ do người dân xây dựng và thay thế bằng hệ thống bê tông hóa kiên cố.

Lãnh đạo Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin làm việc với phóng viên.
Lãnh đạo Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin làm việc với phóng viên.

Ở một diễn biến khác, tại buổi làm viêc với phóng viên, lãnh đạo Công ty Cổ phần than Cọc Sáu – Vinacomin khẳng định: “Việc xây dựng kè mới là để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của người dân. Trong cả một quá trình dài từ năm 1993, kè đã được sửa chữa nhiều lần nhưng người dân thường xuyên chặn dòng nước, đục kè để cho than trôi chảy vào khu hố lắng của gia đình mình”.

Theo báo cáo của UBND phường Cẩm Phú, việc người dân tự ý đục thân kè, cắm cọc, bè mảng, ngăn dòng chảy để cho than trôi chảy vào hố lắng của nhà mình là trái với quy định, chỉ đạo của nhà nước về việc nghiêm cấm tận thu than trôi trái phép nhằm mục đích trục lợi cá nhân.

Đọc thêm

Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm? Đường dây nóng

Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm?

TTTĐ - Tập thể người dân sống tại phường An Phú Đông, Quận 12 mong muốn được xóa quy hoạch "treo" nhiều năm để có thể xây, sửa lại nhà đã xuống cấp trầm trọng.
Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn Đường dây nóng

Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn

TTTĐ – Sáng 28/8, tại TP Kon Tum, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Đồng chí Lê Quang Thới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum chủ trì hội nghị.
Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”! Đường dây nóng

Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”!

TTTĐ - Ngày 26/3/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng bài “Một công chức mạo tin nhắn của lãnh đạo Sở để "khất nợ"? Mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hải Phòng đã có Thông báo phục hồi điều tra đối với vụ việc này.
Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà Đường dây nóng

Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà

TTTĐ - Công ty TNHH Kinh doanh và phát triển nhà Asiana House (Công ty Asiana House) có văn bản khất nợ đến tháng 5/2024 sẽ trả hết toàn bộ số tiền đặt cọc mua nhà của khách hàng nhưng đòi mãi đến nay bà Trương Mỹ Hồng vẫn chưa nhận được tiền.
Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào? Đường dây nóng

Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào?

TTTĐ - Vụ cựu quân nhân Lê Duy Chương bị ông Lưu Hồng Nam và bà Nguyễn Thị Hà làm giả hồ sơ, chữ ký để hợp thức hóa hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất... có dấu hiệu sai phạm của cơ quan chức năng?
Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình Bạn đọc

Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình

TTTĐ - Đất của gia đình ông Chương (thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng bị người khác làm giả sổ hộ khẩu, giả chữ ký, lập hợp đồng chuyển nhượng để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người khác.
Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó Bạn đọc

Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó

TTTĐ – Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khẳng định, quan điểm của nhà trường là không bao che, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả Bạn đọc

Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả

TTTĐ - Một giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) bị tố có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động xuất bản, in và phát hành, gian dối trong công tác đào tạo, làm hồ sơ thi giảng viên chính và thi đua khen thưởng.
Hải Dương: Hàng trăm bến bãi có vi phạm, xử lý như thế nào? Đường dây nóng

Hải Dương: Hàng trăm bến bãi có vi phạm, xử lý như thế nào?

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, trên địa bàn tỉnh hiện có 448 bến bãi; trong đó có 324 bến bãi trong quy hoạch, 124 bến bãi không phù hợp với quy hoạch.
Từng bước ngăn chặn và đẩy lùi hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại Bảo vệ người tiêu dùng

Từng bước ngăn chặn và đẩy lùi hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 381/TB-VPCP ngày 15/8/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Xem thêm