Tag

Tìm giải pháp để phát triển chăn nuôi trong tình hình mới

Nông thôn mới 23/12/2022 16:51
aa
TTTĐ - Sau thời gian dài chịu sự tác động của việc đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu do dịch COVID-19 và giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, chi phí logistics tăng cao... ngành chăn nuôi nước ta gặp phải rất nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tỉnh Hà Giang tổ chức hội nghị nhằm tìm giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi trong tình hình mới.
Hà Nội phấn đấu giảm tỷ lệ chăn nuôi trong khu dân cư Hiệu quả mô hình chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ tại xã Đông Yên Hà Nội nỗ lực hình thành các vùng chăn nuôi trọng điểm Chăm sóc đàn vật nuôi, đảm bảo cung ứng đủ nguồn thực phẩm dịp Tết

Từng bước khắc phục khó khăn để phát triển ổn định

Năm 2022, ngành chăn nuôi trong nước tiếp tục chịu sự tác động của việc đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu do dịch COVID-19 và giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, chi phí logistics tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp hoạt động xuất, nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm.

Vượt qua khó khăn, ngành chăn nuôi cơ bản phát triển ổn định với đàn lợn tăng hơn 12%, đàn gia cầm tăng hơn 5%, đàn bò tăng 3,5%. Ước năm 2022, sản lượng thịt các loại đạt hơn 7 triệu tấn; Sản lượng trứng đạt 18 tỷ quả; Sản lượng sữa tươi nguyên liệu đạt hơn 1,1 triệu tấn; Giá trị sản xuất chăn nuôi ước tính tăng từ 5 đến 5,5%.

Ngành chăn nuôi đang từng bước chuyển dịch từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại tập trung. Đặc biệt, chăn nuôi công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi theo chuỗi khép kín và hữu cơ đang có xu hướng phát triển mạnh.

Tìm giải pháp để phát triển chăn nuôi trong tình hình mới
Ngành chăn nuôi đang từng bước chuyển dịch từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại tập trung

Các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi đã bổ sung nguồn vốn đầu tư, nguồn lực đáng kể cho ngành, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước và góp phần nâng cao, cập nhật công nghệ, chuyển đổi phương thức chăn nuôi, nâng cao sức cạnh tranh và tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm.

Năm 2023, ngành chăn nuôi tiếp tục đặt mục tiêu đạt giá trị sản xuất tăng khoảng 4,5 đến 5% so với năm 2022. Dự báo, ngành chăn nuôi tiếp tục chịu sự ảnh hưởng của việc đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu do dịch COVID-19 và giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, chi phí logistic tăng cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra các nhóm giải pháp để phát triển chăn nuôi trong tình hình mới.

Theo đó, ngành đã yêu cầu các địa phương chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi; Sản xuất gắn với thị trường, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn thực phẩm; Ứng dụng khoa học công nghệ; Tăng cường chế biến, chế biến sâu gắn với xúc tiến thị trường thương mại; tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi theo chuỗi khéo kín, kinh tế tuần hoàn…

Khai thác thế mạnh chăn nuôi các con đặc sản theo chuỗi giá trị

Tại hội nghị, lãnh đạo Cục Chăn nuôi và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố đã thảo luận xoay quanh những giải pháp để phát triển chăn nuôi trong tình hình mới.

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang cho biết: Định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh vùng cao Hà Giang trong thời gian tới đó là khai thác thế mạnh chăn nuôi các con đặc sản theo chuỗi giá trị. Đối với gia súc, gia cầm khác sẽ tập trung phát triển quy mô trang trại nhằm chủ động về thực phẩm trên địa bàn. Hướng phát triển cho ngành chăn nuôi là an toàn, xây dựng thương hiệu sản phẩm, đặc biệt, với vật nuôi đặc sản sẽ xây dựng sản phẩm OCOP.

Tìm giải pháp để phát triển chăn nuôi trong tình hình mới
Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến

Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đề nghị các đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp tập trung nghiên cứu phát triển các giống vật nuôi năng suất chất lượng cao. Quan tâm bảo tồn, phát huy nguồn gen, giống vật nuôi bản địa, đặc trưng gắn truy suất nguồn gốc, xây dựng sản phẩm OCOP, sản xuất theo hướng hàng hóa để đưa ra thị trường.

Chủ động nghiên cứu, sản xuất thức ăn dinh dưỡng phục vụ chăn nuôi. Định hình lại hoạt động chế biến sản phẩm từ chăn nuôi. Quan tâm đầu tư trang thiết bị, chuồng trại chăn nuôi phù hợp điều kiện và môi trường. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi theo hướng bám sát thực tiễn, phục vụ thực tiễn công nghệ.

Đối với các địa phương, cần xác định rõ quan điểm nông nghiệp là trụ đỡ nền kinh tế, giải quyết đồng bộ các khó khăn, vướng mắc. Phát huy hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp từ doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, gia trại đến từng hộ chăn nuôi, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất.

Tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực chăn nuôi, xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu biên giới phía bắc.

Đọc thêm

Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30/9/2024 công nhận huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu Nông thôn mới

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai Nông thôn mới

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai

TTTĐ - Sau khi bão và hoàn lưu bão đi qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã và đang chuẩn bị mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, khôi phục lại sản xuất nông nghiệp sau khi nước lũ rút nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong thời gian sớm nhất.
Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3 Nông thôn mới

Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

TTTĐ - TP Hà Nội đã triển khai một số chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất với tổng số kinh phí trong giai đoạn 2024-2025 là 2.346,18 tỷ đồng.
Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ Nông thôn mới

Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ

TTTĐ - Từng là nhữn g vùng quê trù phú, giờ đây, nhiều cánh đồng, trang trại, bãi bồi… tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trở nên tan hoang, xơ xác sau cơn bão số 3 và trận mưa lũ lịch sử. Phần lớn lúa, hoa màu, cây cảnh, vật nuôi… của bà con nông dân đều ra đi sau cơn thịnh nộ của đất trời. Ước tính thiệt hại của ngành nông nghiệp Thủ đô sau trận bão, lũ vừa qua lên tới trên 2.286 tỷ đồng.
Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Với những lợi thế sẵn có tỉnh Quảng Nam hoàn toàn có thể xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ Nông thôn mới

Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, đề xuất nhu cầu hỗ trợ để phát triển sản xuất cây vụ Đông, khôi phục sản xuất, bù đắp sản lượng lương thực, thực phẩm bị thiếu hụt do ảnh hưởng của bão, lũ.
Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước Nhịp sống phương Nam

Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

TTTĐ - Tỉnh Bạc Liêu đã đứng đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm (Khu công nghệ cao phát triển tôm) với mục tiêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.
Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025 Nhịp sống phương Nam

Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025

TTTĐ - Nước ta có 21 tỉnh ven biển sản xuất muối và lần đầu tiên, Festival nghề muối Việt Nam- Bạc Liêu “Hành trình trăm năm nghề muối - Đời người” sẽ diễn ra vào quý I/2025 với chủ đề: Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.
Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia

TTTĐ - Sau 14 năm triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được nhiều thành quả cao với 100% toàn tỉnh đạt Nông thôn mới và không còn hộ nghèo đa chiều chuẩn quốc gia.
Xem thêm