Tag

Tiêu chí đánh giá Nông thôn mới cần sát với thực tế

Nông thôn mới 21/10/2024 21:00
aa
TTTĐ - Chiều 21/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về việc sửa đổi một số nội dung tại Quyết định số 321/QĐ-TTg quy định tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 321).
Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Quảng Ngãi quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới Hà Nội dồn lực cho xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu Phát huy tinh thần đoàn kết trong xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý với kiến nghị điều chỉnh Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ mức 90% xuống còn 80% - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý với kiến nghị điều chỉnh Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ mức 90% xuống còn 80% - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Đề nghị xem xét, điều chỉnh Chỉ số SIPAS

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Trần Thanh Nam cho biết, đến hết tháng 9/2024, cả nước có 77,2% xã đạt chuẩn Nông thôn mới (trong đó 34,6% đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và 7,6% đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu); 296 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới (trong đó 11 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao).

So với mục tiêu được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao, khả năng hết năm 2025, Chương trình Nông thôn mới sẽ đạt được các mục tiêu về cấp xã, huyện nhưng có khả năng không đạt mục tiêu giai đoạn 2021-2025 có thêm 12-14 địa phương cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới.

Tiêu chí đánh giá Nông thôn mới cần sát với thực tế

Kết quả rà soát đến tháng 8/2024 cho thấy, chỉ có duy nhất tỉnh Quảng Ninh (trên tổng số 14 tỉnh, thành phố) hoàn thành các nội dung yêu cầu theo quy định tại Quyết định số 321, hiện đang hoàn thiện hồ sơ để đề nghị xét, công nhận.

13/14 tỉnh, thành phố còn lại hiện đang vướng mắc về Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý (Chỉ số SIPAS) và một số nội dung khác.

Cụ thể, Quyết định số 321 quy định: “Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý đạt từ 90% trở lên” theo Quyết định số 2640/QĐ-BNV ngày 10/10/2017 của Bộ Nội vụ.

Hiện nay, tiêu chí đánh giá Chỉ số SIPAS căn cứ vào Quyết định số 876/QĐ-BNV ngày 10/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ với nhiều thay đổi về phương pháp, nội dung đánh giá. Vì vậy, Bộ Nội vụ và đa số các tỉnh, thành phố đều đề nghị xem xét, điều chỉnh “đạt từ 90% trở lên” còn “đạt từ 80% trở lên”.

Tiêu chí đánh giá Nông thôn mới cần sát với thực tế

Bên cạnh đó, một số địa phương cũng gặp khó khăn khi một số nội dung của Quyết định số 321 không phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương như thành phố trực thuộc tỉnh mà không có xã; thành phố trực thuộc Trung ương không có thị xã, thành phố trực thuộc; UBND là cấp thông qua đề án xây dựng Nông thôn mới thay vì HĐND như quy định. Bên cạnh đó, địa phương không quản lý quốc lộ nên không thể chủ động trồng cây xanh hai bên; một số quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương không thể bảo đảm đất cây xanh sử dụng công cộng tối thiểu 4 m2/người.

Tại cuộc họp, đa số các bộ, ngành đều thống nhất với sự cần thiết và các nội dung dự kiến nghị sửa đổi Quyết định số 321 về Chỉ số SIPAS và một số nội dung khác mang tính kỹ thuật, giới hạn lại đối tượng đánh giá để làm rõ hơn các quy định và bảo đảm việc đánh giá kết quả thực hiện xây dựng Nông thôn mới chặt chẽ và phù hợp với thực tế.

Tiêu chí đánh giá Nông thôn mới cần sát với thực tế

Giám sát, đôn đốc, khơi thông các "điểm nghẽn"

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ NN&PTNT hoàn thành thủ tục, hồ sơ trình Chính phủ điều chỉnh Chỉ số SIPAS, trong Nghị quyết số 76/NQ-CP Ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính, từ mức 90% xuống còn 80%.

Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, địa phương xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện một số nội dung trong Quyết định 321/QĐ-TTg phù hợp với điều kiện thực tế, đặc thù của các địa phương như: Tiêu chí công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới đối với thành phố trực thuộc tỉnh mà không có xã; thành phố trực thuộc Trung ương không có thị xã, thành phố trực thuộc; cấp thẩm quyền thông qua đề án xây dựng nông thôn mới; bỏ quy định tỉ lệ trồng cây xanh trên đường quốc lộ; không áp dụng tiêu chí đất cây xanh sử dụng công cộng trên địa bàn tối thiểu 4 m2/người đối với các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương…

Tiêu chí đánh giá Nông thôn mới cần sát với thực tế

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, cơ quan Trung ương tích cực theo dõi, giám sát, đôn đốc, khơi thông các "điểm nghẽn", tạo điều kiện cho các địa phương tổ chức triển khai thực hiện thuận lợi, thông suốt, hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 25/2021/QH15 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Đọc thêm

Phát huy tinh thần đoàn kết trong xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu Nông thôn mới

Phát huy tinh thần đoàn kết trong xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Ngay từ đầu năm 2024, cán bộ và Nhân dân xã Văn Đức (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã phát huy tinh thần đoàn kết, bắt tay vào xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu. Theo đó, xã tập trung xây dựng thôn thông minh, lựa chọn xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu trên 2 lĩnh vực: Mô hình thôn thông minh và Giáo dục - Đào tạo.
Đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 Nông thôn mới

Đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 108/CĐ-TTg ngày 18/10/2024 về việc đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3.
Nông dân Hà Nội cần cù sản xuất sau siêu bão Nông thôn mới

Nông dân Hà Nội cần cù sản xuất sau siêu bão

TTTĐ - Bão số 3 và hoàn lưu bão đã để lại hậu quả nặng nề đối với ngành nông nghiệp Thủ đô. Song, với bản tính cần cù, sáng tạo của người nông dân, những diện tích ngập úng, chết cây, hỏng đất đã được phủ xanh, sẵn sàng cho mùa bội thu.
Nghệ An: Nhà máy nước hơn 25 tỷ đồng rơi vào quên lãng sau 6 năm hoàn thành Nông thôn mới

Nghệ An: Nhà máy nước hơn 25 tỷ đồng rơi vào quên lãng sau 6 năm hoàn thành

TTTĐ - Dự án nhà máy nước sạch tại xã Hưng Thông, Hưng Nguyên (Nghệ An) được đầu tư với ngân sách lên tới hơn 25 tỷ đồng nhưng sau 6 năm hoàn thành, nhà máy ngừng hoạt động với lý do biến đổi khí hậu, nguồn nước để cung cấp không còn.
Huyện Gia Lâm nỗ lực phục hồi sản xuất nông nghiệp Kinh tế

Huyện Gia Lâm nỗ lực phục hồi sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Ngay sau bão lũ, cùng với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, địa phương, nông dân huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp.
Tăng cường kết nối, tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử Thị trường - Tài chính

Tăng cường kết nối, tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

TTTĐ - Nhằm mở rộng thị trường và tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã có nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp đưa sản phẩm nông, lâm, thủy sản lên các nền tảng thương mại điện tử. Việc làm này không chỉ giúp tăng khả năng tiếp cận thị trường, mà còn cải thiện hiệu quả kinh tế cho các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản.
Tăng tốc, bứt phá để sớm đạt mục tiêu một triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp Nhịp sống phương Nam

Tăng tốc, bứt phá để sớm đạt mục tiêu một triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp

TTTĐ - Chiều 15/10, tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030".
Việt Nam sẽ là trung tâm nghiên cứu, đầu tư chăn nuôi hàng đầu Đông Nam Á Nông thôn mới

Việt Nam sẽ là trung tâm nghiên cứu, đầu tư chăn nuôi hàng đầu Đông Nam Á

TTTĐ - ILRI chọn Việt Nam là trung tâm khu vực cho nghiên cứu và đầu tư ở Đông và Đông Nam Á, nhờ vào nhiều dự án nghiên cứu tại khu vực sông Mekong và quan hệ đối tác mạnh mẽ tại địa phương.
Phát triển chăn nuôi bền vững dựa trên khoa học quy mô lớn Nông thôn mới

Phát triển chăn nuôi bền vững dựa trên khoa học quy mô lớn

TTTĐ - Chiều 15/10, Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế - ILRI kỷ niệm 50 năm thành lập và ra mắt chiến lược mới về phát triển chăn nuôi bền vững.
Sản xuất lúa gạo là nguồn thu nhập quan trọng của hàng chục triệu hộ nông dân Nông thôn mới

Sản xuất lúa gạo là nguồn thu nhập quan trọng của hàng chục triệu hộ nông dân

TTTĐ - Chiều 15/10, tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".
Xem thêm