Tag

Tiền Giang: GRDP 9 tháng năm 2024 tăng 6,18%

Thị trường - Tài chính 24/10/2024 16:45
aa
TTTĐ - Kinh tế của tỉnh Tiền Giang duy trì đà phát triển, trong 9 tháng năm 2024, GRDP đã tăng 6,18% so với cùng kỳ năm 2023, là mức cao so với các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang

Đây là kết quả của việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp ngay từ đầu năm; đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho sản xuất kinh doanh; đẩy nhanh tiến độ các công trình dự án trọng điểm; hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi phát triển.

Tăng liên tục với chuyển biến tích cực

Theo số liệu của cơ quan thống kê, trong 9 tháng qua, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ước đạt 51.918 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng 6,18% so với cùng kỳ năm 2023. Trong cả 3 quý đầu năm, tỉnh đã duy trì đà tăng trưởng và quý sau luôn cao hơn quý trước. Cụ thể, quý I tăng 4,61%, quý II tăng 6,60%, quý III tăng 7,20%.

Tiền Giang: GRDP 9 tháng năm 2024 tăng 6,18%
Tốc độ tăng GRDP tỉnh Tiền Giang 9 tháng năm 2024

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước tính quý III/2024 tăng cao nhất với 7,20% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,40%, đóng góp 1,55 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,59%, đóng góp 3,20 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,18%, đóng góp 2,09 điểm phần trăm; thuế sản phẩm tăng 6,69%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Tính chung 9 tháng qua, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 6,18% so với 9 tháng đầu năm 2023. Trong đó, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76 %, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,7% và khu vực dịch vụ tăng 6,54 % (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm).

Nếu tách riêng thuế sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 6,77 % và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,37% so cùng kỳ. Trong 6,18% tăng trưởng thì khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 1,34%, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 2,56%, khu vực dịch vụ đóng góp 1,98% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đóng góp 0,3%.

Tính theo giá hiện hành GRDP đạt 100.004 tỷ đồng.

Tiền Giang: GRDP 9 tháng năm 2024 tăng 6,18%

Chuyển biến cơ cấu GRDP 9 tháng đầu năm 2023 và 9 tháng đầu năm 2024

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng đầu năm chiếm 37,2% (cùng kỳ năm trước là 37,5%); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 27,9% (cùng kỳ 27,8%); khu vực dịch vụ chiếm 29,4% (cùng kỳ 29,1%); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,5% (cùng kỳ 5,6%).

Những khu vực tăng trưởng hàng đầu

Trước hết là khu vực xây dựng và công nghiệp. Riêng lĩnh vực xây dựng tăng 10,65%, có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong 9 tháng đầu năm 2024. Đánh giá của UBND tỉnh, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp từng bước khôi phục, ổn định trở lại nên tái đầu tư mở rộng sản xuất.

Trên địa bàn tỉnh có nhiều công trình trọng điểm của địa phương và trung ương đang được triển khai thi công, cộng với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt trong việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư công đã góp phần làm cho hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh tăng khá so cùng kỳ.

Tiền Giang: GRDP 9 tháng năm 2024 tăng 6,18%
Công nghiệp tăng trưởng tích cực

Công nghiệp tăng 8,31%. Nguyên nhân là với sự chủ động của các doanh nghiệp, sự quan tâm của lãnh đạo các ngành, các cấp, kịp thời giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng dần, tăng trưởng quý sau cao hơn quí trước. Quý I tăng 4,99%, quý II tăng 8,57% và quý III tăng 10,87% so cùng kỳ.

Sản xuất công nghiệp tăng là do trong kỳ có một số doanh nghiệp mới đi vào hoạt động; một số ngành cùng kỳ giảm nhưng năm nay bắt đầu tăng trở lại.

Các ngành có chỉ số sản xuất tăng khá như: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 16,67%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 60,66%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 23,05%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 16,03% so với cùng kỳ, do nhà nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1 đi vào hoạt động từ cuối tháng 05/2023.

Tiếp theo là khu vực dịch vụ tăng 6,77% so cùng kỳ với sự tăng trưởng của tất cả các ngành trong khu vực này. Nguyên nhân do kinh tế của tỉnh dần hồi phục, cộng với việc nâng lương cơ sở từ ngày 1/7/2024 nên nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân trong kỳ tăng cao.

Hoạt động thương mại và dịch vụ diễn ra khá sôi động và có mức tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành tăng khá như hoạt động vận tải kho bãi tăng 14,86%, so với cùng kỳ; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 12,85%; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 10,82%; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy tăng 8,54%.

Nguyên nhân vận tải kho bãi tăng cao là do từ cuối năm 2023 đến nay trên địa bàn tỉnh, giá các loại nông sản như mít, thanh long tăng trở lại và đặc biệt là sầu riêng; xuất khẩu thuận lợi, chủ yếu sang Trung Quốc; 6 tháng đầu năm 2024 các huyện phía Đông của tỉnh chịu tác động mạnh của hạn, mặn, thiếu nước ngọt trong sinh hoạt, do đó số lượng xe chuyên chở cung cấp nước ngọt tăng lên rất nhiều; dịch vụ giao hàng nhanh trên địa bàn tỉnh tăng mạnh; trong kỳ có 2 hãng taxi mới đi vào hoạt động trên địa bàn là Saigon taxi và Xanh SM.

Chi ngân sách tạo đà phát triển mạnh hơn

Kinh tế tăng cao nên thu và chi ngân sách nhà nước cũng tăng trưởng ấn tượng.

Ngân sách nhà nước ước thu trong 9 tháng 20.060 tỷ đồng. Trong đó, thu ngân sách trên địa bàn 9.003 tỷ đồng, đạt 102,3% dự toán, tăng 23,4% so cùng kỳ; thu nội địa 8.708 tỷ đồng, đạt 102,1% dự toán, tăng 23,3%.

Các khoản thu chủ yếu: Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.198 tỷ đồng, đạt 105,7% dự toán, tăng 3,2%; thu từ xổ số kiến thiết 1.524 tỷ đồng, đạt 83,3% dự toán, tăng 4,4%; thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh 1.550 tỷ đồng đạt 128,1% dự toán, tăng 92,7%.

Tiền Giang: GRDP 9 tháng năm 2024 tăng 6,18%

Hoạt động xây dựng với giải ngân vốn đầu tư công là điểm sáng của Tiền Giang trong những tháng đầu năm 2024

Tổng chi ngân sách trong 9 tháng 12.448 tỷ đồng đạt 84,2% dự toán, tăng 14,3% so cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển 5.232 tỷ đồng, đạt 107,1% dự toán, tăng 27,6%; chi hành chính sự nghiệp 5.683 tỷ đồng, đạt 68,1% dự toán, tăng 12,3%.

Đáng chú ý, chi đầu tư phát triển tăng đến 27,6% so với cùng kỳ, theo đánh giá của lãnh đạo tỉnh, đang tạo đà cho sự phát triển mạnh hơn trong những tháng cuối năm 2024 và năm sau.

Đọc thêm

9 tháng năm 2024 nhiều chỉ tiêu quan trọng của Nam A Bank đã cán đích Thị trường - Tài chính

9 tháng năm 2024 nhiều chỉ tiêu quan trọng của Nam A Bank đã cán đích

TTTĐ - Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - mã NAB) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2024 với nhiều chỉ tiêu quan trọng đã “cán đích” kế hoạch năm.
Đề nghị đánh giá kỹ tác động việc hoãn xuất cảnh vì nợ thuế Thị trường - Tài chính

Đề nghị đánh giá kỹ tác động việc hoãn xuất cảnh vì nợ thuế

TTTĐ - Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề nghị Chính phủ cần đánh giá kỹ hơn về tác động của việc tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế để cân nhắc phương án phù hợp, bảo đảm hiệu quả cưỡng chế và tránh các phản ứng trái chiều không cần thiết...
Dự án 1 luật sửa 7 luật, gỡ “nút thắt” phát triển kinh tế Thị trường - Tài chính

Dự án 1 luật sửa 7 luật, gỡ “nút thắt” phát triển kinh tế

TTTĐ - Chính phủ chính thức trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.
Chuyên gia thuế đề xuất sửa Điều 15 trong dự án sửa đổi Luật Thuế GTGT Thị trường - Tài chính

Chuyên gia thuế đề xuất sửa Điều 15 trong dự án sửa đổi Luật Thuế GTGT

TTTĐ - Ông Nguyễn Văn Phụng - chuyên gia cao cấp về thuế, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý thuế doanh nghiệp lớn khẳng định, cần phải sửa Điều 15 trong dự án sửa đổi Luật Thuế GTGT được nêu trong Tờ trình của Bộ Tài chính gửi đến Chính phủ.
Thiếu vốn đẩy doanh nghiệp vào vòng xoáy “chết yểu” Thị trường - Tài chính

Thiếu vốn đẩy doanh nghiệp vào vòng xoáy “chết yểu”

TTTĐ - Nguồn vốn là trái tim, dòng tiền là dòng máu nuôi sống doanh nghiệp, thế nhưng doanh nghiệp đặc biệt là khối nhỏ và vừa lại gặp rất nhiều khó khăn, cản trở trong việc tiếp cận vốn.
Nền kinh tế đang phụ thuộc khá lớn vào thế giới bên ngoài Thị trường - Tài chính

Nền kinh tế đang phụ thuộc khá lớn vào thế giới bên ngoài

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Văn Cường đánh giá, nền kinh tế nước ta đang phụ thuộc khá lớn vào thế giới bên ngoài, đặc biệt là khối doanh nghiệp FDI.
Kinh doanh khởi sắc, Chứng khoán Kafi vẫn nhận án phạt Thị trường - Tài chính

Kinh doanh khởi sắc, Chứng khoán Kafi vẫn nhận án phạt

TTTĐ - Công ty Cổ phần Chứng khoán Kafi bị xử phạt 137,5 triệu đồng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
"Hiệu ứng FedEx” góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Doanh nghiệp

"Hiệu ứng FedEx” góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

TTTĐ - Tập đoàn FedEx (NYSE: FDX) vừa công bố báo cáo thường niên về tác động kinh tế, phân tích dựa trên quy mô mạng lưới toàn cầu của FedEx, đồng thời nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng địa phương trong năm tài chính 2024 (FY 2024).
Cầu nối giúp doanh nghiệp tiếp cận các kênh phân phối hiện đại Thị trường - Tài chính

Cầu nối giúp doanh nghiệp tiếp cận các kênh phân phối hiện đại

TTTĐ - Phiên chợ trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn của thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2024 không chỉ là nơi giới thiệu sản phẩm mà còn là cầu nối giúp các doanh nghiệp nông sản tiếp cận các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các kênh thương mại điện tử.
Giá xăng RON95-III còn 20.894 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III còn 20.894 đồng mỗi lít

TTTĐ - Theo quyết định của liên bộ Công thương-Tài chính, giá xăng và một số mặt hàng dầu tiếp tục đi xuống từ 15 giờ hôm nay (24/10).
Xem thêm