Tag

Thúc đẩy chuỗi giá trị cho các sản phẩm từ bảo tồn

Nông thôn mới 21/03/2019 15:40
aa
TTTĐ – Sáng 21/3, tại Thành phố Huế diễn ra Tọa đàm “Thúc đẩy chuỗi giá trị cho các sản phẩm từ bảo tồn”. Sự kiện do Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ môi trường toàn cầu, Chương trình phát triển Liên hợp Quốc phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây thuốc Dân tộc cổ truyền, Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung, Đại học Nông lâm Huế, Công ty Cổ phần Dược khoa và Trường ĐH Dược Hà Nội tổ chức.

Thúc đẩy chuỗi giá trị cho các sản phẩm từ bảo tồn

Các đại biểu tham quan triển lãm

Bài liên quan

Phú Xuyên: Thêm một xã đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới

Phú Xuyên: Đời sống tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao

Sức xuân phơi phới trên những vùng nông thôn mới

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội kiểm tra công tác triển khai vụ Xuân tại Phú Xuyên

Tham dự buổi tọa đàm có 70 đại biểu đến từ 20 tỉnh/ thành phố và các cơ quan, đơn vị như Văn phòng Nông thôn mới Quốc gia, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Môi trường; Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện khoa học Lâm nghiệp, đại diện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cùng 16 các hợp tác xã OCOP và các công ty dược…

Ông Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, phát biểu tại buổi tọa đàm
Ông Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, phát biểu tại buổi tọa đàm

Buổi tọa đàm “Thúc đẩy chuỗi giá trị cho các sản phẩm từ bảo tồn” tập trung vào ba mục tiêu chủ đề chính, bao gồm: Thứ nhất là trao đổi của các chuyên gia phát triển cộng đồng về vấn đề liên kết kinh tế tập thể Hợp tác xã (HTX) nhằm hình thành và phát triển các HTX có mô hình tổ chức, một số “quy luật”, phát triển nhân lực. Thứ hai là lấy ý kiến của các chuyên gia thị trường về vấn đề phát triển sản phẩm, phát triển kênh thị trường (HTX tự làm và liên kết với doanh nghiệp), sản phẩm OCOP và du lịch, vai trò của nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà nước. Thứ ba, qua buổi tọa đàm sẽ trao đổi kinh nghiệm thực tiễn trong huy động nguồn lực, thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân và CSOs.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã xác định rõ, nhờ tuân thủ tiêu chuẩn sản xuất bền vững, sản phẩm từ bảo tồn ngày càng có chất lượng với quy trình sản xuất chung có sự liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan đã giải quyết bài toán thị trường hiệu quả. Cho thấy, chuỗi giá trị bền vững không chỉ có ý nghĩa sinh kế, cải thiện thu nhập, nâng cao cạnh tranh cho người dân và doanh nghiệp mà còn đặc biệt đóng góp lớn vào công tác bảo tồn khi người dân giảm được áp lực phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên.

Toàn cảnh buổi tọa đàm
Toàn cảnh buổi tọa đàm

Phát biểu tại buổi tọa đàm “Thúc đẩy chuỗi giá trị cho các sản phẩm từ bảo tồn”, ông Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết: “Tôi hoàn toàn nhất trí với ba mục tiêu của buổi hội thảo. Nội dung hội thảo rất cần thiết và phù hợp với nhiệm vụ phát triển bền vững nói chung và phát triển nông thôn Việt Nam vì một nông thôn thịnh vượng, nông thôn phát triển xanh, bền vững về văn hóa và đa dạng sinh học, quan trọng vì sự phát triển của con người ở khu vực nông thôn. Kết quả trọng tâm của Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới không chỉ đóng góp vào sự phát triển đối với khu vực nông thôn mà còn mang giá trị sâu sắc về bảo tồn các giá trị tự nhiên, cũng như các giá trị văn hóa của các dân tộc, các vùng miền. Đồng thời có các biện pháp tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị cho các sản phẩm từ bảo tồn.

Báo cáo đề dẫn tại buổi tọa đàm, PGS.TS. Trần Văn Ơn, PGĐ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây thuốc Dân tộc Cổ truyền, Cố vấn Chương trình OCOP Quốc gia đã nhấn mạnh đến vấn đề phát triển sản phẩm, phát triển kênh thị trường (HTX tự làm và liên kết với doanh nghiệp). Nhấn mạnh về vai trò của HTX trong thời kỳ hội nhập, PGS.TS. Trần Văn Ơn cho biết: Kinh tế tập thể là một thành phần kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức đa dạng, từ thấp đến cao, như tổ hợp tác sản xuất, câu lạc bộ sản xuất, các hội nghề,... trong đó HTX là nòng cốt, là một tổ chức tập hợp và liên kết rộng rãi các cá nhân, các hộ sản xuất, kinh doanh, các pháp nhân. Bên cạnh sở hữu của các thành viên, còn dựa trên sở hữu tập thể và được quản lý dân chủ.

PGS.TS. Trần Văn Ơn, PGĐ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây thuốc Dân tộc Cổ truyền, Cố vấn Chương trình OCOP Quốc gia phát biểu tại buổi tọa đàm
PGS.TS. Trần Văn Ơn, PGĐ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây thuốc Dân tộc Cổ truyền, Cố vấn Chương trình OCOP Quốc gia phát biểu tại buổi tọa đàm

Cũng theo PGS. TS. Trần Văn Ơn, HTX sẽ giúp những người lao động, những người sản xuất nhỏ tự nguyện tập hợp nhau lại trong một tổ chức kinh tế chung để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề sản xuất, kinh doanh và đời sống của họ, đủ sức cạnh tranh và chống lại sự chèn ép của các doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế lớn. Đây cũng là phương thức để bảo đảm lợi ích và xây dựng vị thế của họ trong điều kiện của kinh tế thị trường và hội nhập.

Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, các đại biểu đã bàn về các chiến lược phát triển nông thôn theo không gian lãnh thổ và vùng kinh tế; Chiến lược sản xuất nông nghiệp thông minh, hữu cơ và Chiến lược phát triển 3 trục sản phẩm. Đồng thời, các đại biểu cũng đề ra các giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị cho các sản phẩm từ bảo tồn.

Thúc đẩy chuỗi giá trị cho các sản phẩm từ bảo tồn

Định hướng chiến lược phát triển nông thôn Việt Nam đến năm 2030, ông Ngô Tất Thắng, Phó chánh Văn phòng điều phối Trung ương đưa ra ba chiến lược phát triển chính. Bao gồm chiến lược phát triển nông thôn theo không gian lãnh thổ và vùng kinh tế: Theo đó sẽ phát triển nông thôn theo trục dọc (1) Bắc – Nam, được tổ chức không gian phát triển theo đường bờ biển và Quốc lộ 1A, cho khu vực đồng bằng và ven biển; Theo trục dọc (2) Bắc - Nam, được tổ chức không gian phát triển theo Quốc lộ 15 (đường Hồ Chí Minh), cho khu vực trung du và miền núi; Phát triển nông thôn trục ngang trọng tâm theo 3 Tây: Vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ (trong giai đoạn 2020 - 2030) và các trục ngang khác sau 2030. Các dự án vùng du lịch – nông dược trọng điểm (ngoài vùng sản xuất nông nghiệp lớn, ngoài các cứ điểm công - nông nghiệp) theo các trục dọc và ngang đất nước.

Về chiến lược sản xuất nông nghiệp thông minh, hữu cơ, sẽ tổ chức về KHCN phục vụ sản xuất nông nghiệp thông minh. Lựa chọn đối tác quốc tế có trình độ để chuyển giao KHCN ở các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.

Đối với chiến lược phát triển 3 trục sản phẩm nông nghiệp, ông Thắng nhấn mạnh tập trung thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP, để phát triển kinh tế nông thôn và phục vụ phát triển du lịch Việt Nam. Cụ thể, với sản phẩm thực phẩm, đồ uống; sản phẩm chăm sóc sức khỏe; sản phẩm dịch vụ Du lịch nông thôn; sản phẩm thời trang; sản phẩm trang trí, tinh thần; sản phẩm thỏa mãn tinh thần…

Song song với buổi tọa đàm, còn diễn ra buổi triển lãm sản phẩm được xây dựng chuỗi giá trị thành công theo các tiêu chuẩn như VietGap, Global Gap, Organic ...
Song song với buổi tọa đàm, còn diễn ra buổi triển lãm sản phẩm được xây dựng chuỗi giá trị thành công theo các tiêu chuẩn như VietGap, Global Gap, Organic ...

Bàn về các giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị cho các sản phẩm từ bảo tồn, các đại biểu đều nhất trí phương án tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho nông dân, cho CEO nông dân. Bên cạnh đó cần tổ chức huy động nguồn lực đầu tư và tổ chức hệ thống, bộ máy thực hiện.

Song song với buổi tọa đàm, còn diễn ra buổi triển lãm sản phẩm gồm 20 gian hàng trưng bày nhằm giới thiệu và tạo cơ hội liên kết hợp tác 10 mô hình sản phẩm đã được xây dựng chuỗi giá trị thành công theo các tiêu chuẩn như VietGap, Global Gap, Organic đối với các sản phẩm nông nghiệp, tiêu chuẩn GACP – WHO đối với dược phẩm từ dự án được UNDP/GEF SGP tài trợ.

Các sản phẩm từ bảo tồn được trưng bày tại buổi triển lãm gồm: Thuốc người Dao, tinh dầu, cây bon bo, cây hương bài, thiên liên kiện, lúa Ra Dư trồng trên đất keo tràm… Bên cạnh các sản phẩm từ bảo tồn, triển lãm còn giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp từ một số mô hình phát triển sinh kế, du lịch và cải thiện thu nhập nhằm góp phần thúc đẩy bảo tồn như: tôm sinh thái, lạc, sắn, sò lông…

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Huyện Châu Đức thực hiện tốt công tác giảm nghèo Kinh tế

Huyện Châu Đức thực hiện tốt công tác giảm nghèo

TTTĐ - Đến cuối năm 2023, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo chuẩn tỉnh.
Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn Nông thôn mới

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Ngày 17/9, tại Quảng Ngãi đã diễn ra hội thảo tổng kết dự án "Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn". Hội thảo do UBND huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi), tập đoàn ADM và World Vision International tại Việt Nam tổ chức.
Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Xem thêm