Tag

Thừa Thiên Huế: Bất ngờ bị chấm dứt hợp đồng lao động, nhiều giảng viên “kêu cứu”

Bạn đọc 19/10/2019 05:11
aa
TTTĐ - Trường Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với hàng loạt lao động có hợp đồng không xác định thời hạn. Sự việc khiến hàng chục người lâm vào cảnh oái ăm.

Thừa Thiên Huế: Bất ngờ bị chấm dứt hợp đồng lao động, nhiều giảng viên “kêu cứu”

Bài liên quan

Hà Nội dự kiến xét tuyển toàn bộ các trường hợp giáo viên đã ký hợp đồng 5 năm trở lên

Quảng Ninh: Tạm dừng ký hợp đồng lao động tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Khi nào chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động?

Trường Đại học Nghệ thuật Huế bất ngờ chấm dứt Hơph đồng lao động hàng loạt giảng viên do khó về tài chính
Trường Đại học Nghệ thuật Huế bất ngờ chấm dứt Hơph đồng lao động hàng loạt giảng viên do khó về tài chính

Nhiều giảng viên trẻ đã mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc đi học Thạc sĩ ở Thái Lan với hy vọng sẽ được gắn bó công việc lâu dài với nhà trường, nhưng giờ đành chấp nhận nghỉ việc. Lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được nhà trường đưa ra là, xuất phát từ việc tuyển sinh của nhà trường giảm sút theo từng năm, dẫn đến không có nguồn thu và ngân sách đã cạn kiệt.

Tuyển sinh giảm theo từng năm

Đại học Nghệ thuật Huế được xem là cái nôi đào tạo các ngành nghệ thuật của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Thế nhưng, nhiều năm trở lại đây, nhà trường lại khó khăn trong tuyển sinh.

Theo lãnh đạo nhà trường, trong năm học 2019-2020 chỉ tuyển được 47 sinh viên. Hiện trường đang đào tạo cho gần 250 sinh viên. Trong đó, toàn Khoa Hội họa chỉ có 9 sinh viên/13 giảng viên; Khoa Điêu khắc có 3 sinh viên/5 giảng viên; Khoa Sư phạm Mỹ thuật có 16 sinh viên/13 giảng viên; riêng Khoa Mỹ thuật ứng dụng có số lượng sinh viên nhiều nhất với 218 em/20 giảng viên.

Ngay sau buổi khai giảng đầu năm học mới, lãnh đạo Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã có Quyết định số 45/TB-ĐHNT về việc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với 21 cán bộ đang công tác tại đây.

Các cán bộ này thuộc nhiều bộ phận: Phòng Tổ chức hành chính, Đào tạo công tác sinh viên, Khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế, Tổ Kế hoạch - Tài chính, Khoa Hội họa, Khoa Mỹ thuật Ứng dụng và Tổ cơ sở ngành.

“Do quá khó khăn về tài chính nên nhà trường đã hết cách, dẫn đến tình trạng đáng tiếc này. Trường sẽ tuân thủ các quy định theo Luật Lao động, đảm bảo các chế độ với cán bộ, giảng viên, nhân viên thôi việc”. - TS Đỗ Xuân Phú, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Nghệ thuật Huế nói.

Theo thầy Phú, trường đã khó khăn từ những năm trước. Trong năm học 2016-2017, một số lãnh đạo trường đã phải mang sổ đỏ nhà riêng đi vay ngân hàng lấy tiền trả lương.

Việc cắt HĐLĐ nói trên xuất phát từ nguyên nhân việc tuyển sinh của nhà trường giảm sút theo từng năm, dẫn đến không có nguồn thu và ngân sách cạn kiệt.

Việc buộc chấm dứt HĐLĐ do nhà trường gặp khó khăn về tài chính
Việc buộc chấm dứt HĐLĐ do nhà trường gặp khó khăn về tài chính

Qua tìm hiểu, hiện trường có tất cả 101 cán bộ, giảng viên, nhân viên biên chế và HĐLĐ. Đối với cán bộ HĐLĐ, nhà trường phải lo chi trả lương, còn cán bộ thuộc biên chế, ngân sách nhà nước chi trả 70% lương, 30% còn lại trường phải cân đối các nguồn thu - chi để đáp ứng.

Bình quân mỗi năm, trường được cấp khoảng 6,5 tỷ từ nguồn ngân sách Nhà nước, số tiền này chỉ vừa đủ trả tiền lương và bảo hiểm cho đội ngũ biên chế. Riêng cán bộ, giảng viên, nhân viên HĐLĐ mỗi tháng được trường chi trả lương và bảo hiểm khoảng 100 triệu đồng; mỗi năm 1,2 tỷ.

“Dù trường đã vận dụng các nguồn thu khác để trả lương cho lao động hợp đồng nhưng mỗi năm vẫn bị âm hàng trăm triệu. Đây là điều bất khả kháng, bản thân lãnh đạo trường cũng buồn và tiếc nuối nhưng không thể làm gì được...Theo đó, sẽ có 7 giảng viên (trong tổng số 21 cán bộ) sẽ phải chấm dứt HĐLĐ, tuy nhiên không ảnh hưởng đến công tác đào tạo tại các khoa. Bởi hiện tại, sinh viên ở trường rất ít, trong khi số giảng viên còn hơn 70 người, vẫn rất dư dả nguồn lực” -Thầy Phú thông tin thêm.

Lao động “kêu cứu”

Việc chấm dứt HĐLĐ đã khiến nhiều người “sốc” và than thở. Ông Hồ Triều (52 tuổi, ngụ phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, bảo vệ nhà trường chính) cho biết, ông đã làm việc ở đây gần 24 năm, với bao nhiêu kỷ niệm gắn bó ở ngôi trường.

“Giờ già rồi, nghe có thông báo cho nghỉ việc buồn lắm. Chừng này tuổi, tôi không biết đi đâu xin việc nữa. Trường có 2 bảo vệ, 3 vệ sinh tạp vụ thì đợt này đều bị chấm dứt HĐLĐ cả. Thời gian tới trường có 5 tòa nhà không có bảo vệ và lao công. Dù đã nhận được quyết định nhưng mình vẫn làm việc bình thường vì lương tâm nghề nghiệp”. - ông Triều tâm sự.

Vợ chồng thầy Trần Sông Lam (37 tuổi, Khoa Hội họa) và cô Nguyễn Thị Thu Hà (Khoa Cơ sở ngành) đều có tên trong danh sách bị chấm dứt hợp đồng.

Cả hai thầy, cô trước đây đều là sinh viên xuất sắc được giữ lại trường làm giảng viên và có rất nhiều giải thưởng về sáng tác.

“Hai vợ chồng tôi đã bỏ tiền đi học thạc sĩ cách đây không lâu, đang còn nợ và phải ở nhà thuê; nuôi 2 con nhỏ. Buồn lắm, nhưng giờ không biết phải làm sao”. –Thầy Lam chia sẻ.

Bị bất ngờ chấm dứt HĐLĐ, cuộc sống nhiều người bỗng khó khăn vì mất việc đột xuất
Bị bất ngờ chấm dứt HĐLĐ, cuộc sống nhiều người bỗng khó khăn vì mất việc đột xuất

Tài chính cạn kiệt không thể xoay sở

Được biết, trước khi đưa ra quyết định này, Trường Đại học Nghệ thuật Huế cũng đã làm tờ trình xin mượn quỹ lương của Đại học Huế nhưng không được đồng ý.

Theo lãnh đạo Đại học Huế, vào năm 2017 đơn vị này thông qua Hội đồng Đại học, Đảng ủy, các trường để vận dụng quỹ chung, hỗ trợ 2,5 tỷ cho Trường Đại học Nghệ thuật Huế mượn, ứng trước để trả lương cho cán bộ vì quá khó khăn.

Năm 2018, tiếp tục hỗ trợ cho trường giải quyết 2 tháng lương cho cán bộ, nhân viên và chế độ Tết, tức là Đại học Huế đã làm hết sức trên mọi phương diện, nhất là tài chính.

Đại học Huế cũng giao nhà trường tái cấu trúc nguồn thu cùng nhiều biện pháp khác nhưng không làm được, vì thế trường phải quyết định chấm dứt HĐLĐ với một số cán bộ, nhân viên.

“Nhà trường giải quyết vấn đề trên đúng quy định pháp luật và cũng đã trăn trở, vì nếu tiếp tục giữ những lao động đó ở lại, sẽ ảnh hưởng quyền lợi của họ do khó trả lương, trong khi nhiều cán bộ trẻ còn có thể tìm cơ hội khác. Đại học Huế từng nhiều lần đề nghị các Bộ, ban ngành liên quan về cơ chế đặc thù của ngành nghệ thuật nhưng chưa có cơ chế. Mong rằng các Bộ, ngành Trung ương xem xét...” - TS Trương Quý Tùng, Phó Giám đốc Đại học Huế cho biết.

Cũng theo lãnh đạo Trường Đại học Nghệ thuật Huế, thời gian tới nhà trường sẽ tăng cường tuyển sinh. Theo quy định khi không có nguồn tuyển sinh thì trường sẽ giải thể... Còn nếu trường tuyển được sinh viên và có nhu cầu tuyển dụng giảng viên, trường sẽ mời những người đã cho nghỉ việc làm việc trở lại...

Đọc thêm

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê” Đường dây nóng

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê”

TTTĐ - Ngày 10/9, Công an tỉnh Hải Dương đã triệu tập 5 người đã tung tin sai sự thật về tình hình mưa, lũ gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng công tác phòng chống bão lũ.
Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê Bạn đọc

Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê

TTTĐ - UBND xã Nhị Khê giao trái thẩm quyền hàng nghìn mét vuông đất cho cá nhân sử dụng và làm hư hỏng tài sản công đã được đầu tư trên khu đất này.
Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm? Đường dây nóng

Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm?

TTTĐ - Tập thể người dân sống tại phường An Phú Đông, Quận 12 mong muốn được xóa quy hoạch "treo" nhiều năm để có thể xây, sửa lại nhà đã xuống cấp trầm trọng.
Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn Đường dây nóng

Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn

TTTĐ – Sáng 28/8, tại TP Kon Tum, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Đồng chí Lê Quang Thới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum chủ trì hội nghị.
Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”! Đường dây nóng

Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”!

TTTĐ - Ngày 26/3/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng bài “Một công chức mạo tin nhắn của lãnh đạo Sở để "khất nợ"? Mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hải Phòng đã có Thông báo phục hồi điều tra đối với vụ việc này.
Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà Đường dây nóng

Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà

TTTĐ - Công ty TNHH Kinh doanh và phát triển nhà Asiana House (Công ty Asiana House) có văn bản khất nợ đến tháng 5/2024 sẽ trả hết toàn bộ số tiền đặt cọc mua nhà của khách hàng nhưng đòi mãi đến nay bà Trương Mỹ Hồng vẫn chưa nhận được tiền.
Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào? Đường dây nóng

Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào?

TTTĐ - Vụ cựu quân nhân Lê Duy Chương bị ông Lưu Hồng Nam và bà Nguyễn Thị Hà làm giả hồ sơ, chữ ký để hợp thức hóa hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất... có dấu hiệu sai phạm của cơ quan chức năng?
Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình Bạn đọc

Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình

TTTĐ - Đất của gia đình ông Chương (thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng bị người khác làm giả sổ hộ khẩu, giả chữ ký, lập hợp đồng chuyển nhượng để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người khác.
Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó Bạn đọc

Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó

TTTĐ – Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khẳng định, quan điểm của nhà trường là không bao che, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Hải Dương: Hàng trăm bến bãi có vi phạm, xử lý như thế nào? Đường dây nóng

Hải Dương: Hàng trăm bến bãi có vi phạm, xử lý như thế nào?

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, trên địa bàn tỉnh hiện có 448 bến bãi; trong đó có 324 bến bãi trong quy hoạch, 124 bến bãi không phù hợp với quy hoạch.
Xem thêm