Tag

Thủ tướng "đặt hàng" ngành dệt may tiếp tục giữ vững vị trí cường quốc

Tin tức 14/12/2019 14:13
aa
TTTĐ - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề về việc ngành dệt may trong năm tới sẽ phải làm gì để tự nâng mình lên các nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị kinh tế để tiếp tục giữ vững vị trí cường quốc dệt may của thế giới.

Thủ tướng

Thủ tướng trao Cờ thi đua của Chính phủ tặng Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Bài liên quan

Thủ tướng kì vọng các nhà đầu tư Nhật Bản vươn lên dẫn đầu tại Việt Nam

Thủ tướng bổ nhiệm Chủ tịch HĐND Hưng Yên làm Thứ trưởng Bộ Y tế

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo trật tự, ATGT dịp Tết và Lễ hội Xuân 2020

Thủ tướng: Đây là chiến thắng của tinh thần yêu nước, tinh thần Việt Nam

Chiều 13/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS).

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng đánh giá, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đóng góp vào sự phát triển của ngành dệt may; tích cực và chủ động tham vấn chính sách, nhất là trong đàm phán các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Thời gian tới, Thủ tướng đặt ra 6 vấn đề với ngành dệt may. Đó là, cần chú trọng hơn, quan tâm đúng mức hơn tới thị trường gần 100 triệu dân trong nước. Đây chính là hướng phát triển bền vững cho ngành dệt may.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ

Thứ hai, ngành dệt may vẫn thiếu tự chủ về nguyên liệu, chủ yếu chỉ sản xuất sợi và gia công sản phẩm. Hiện nay, 60% nguyên liệu xơ sợi phải nhập khẩu. Việt Nam (VN) chưa làm chủ và phát triển được các công đoạn sản xuất như nhuộm, chế tạo các loại vải chất lượng cao, vật liệu, phụ kiện cao cấp. Đó là nguyên nhân khiến giá trị gia tăng chưa cao.

Thứ ba, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của ngành còn lệch hẳn về may mặc với kim ngạch chiếm đến 78% tổng kim ngạch của toàn ngành, đạt 28/36 tỷ USD xuất khẩu năm 2018, trong khi đó sợi chỉ chiếm tỷ lệ hơn 8% và vải gần 3%, phụ kiện may dưới 10%. Cơ cấu sản phẩm cần phải tính lại một cách cụ thể hơn để có sự phân công sản xuất tốt hơn.

Thứ tư, cơ cấu lao động ngành còn hạn chế. Đến cuối năm 2018, trong gần 3 triệu lao động đang làm việc ở 7.000 doanh nghiệp (DN) dệt may trên cả nước thì mới có khoảng 25% lao động có đào tạo chuyên môn, còn lại 75% lao động chưa qua đào tạo, chủ yếu bằng tốt nghiệp THCS, THPT hoặc có 17% là học tiểu học.

Thứ năm, lợi thế cạnh tranh nhân công giá rẻ, vốn là lợi thế cạnh tranh lâu nay của ngành dệt may đang mất dần. Vì vậy, Thủ tướng đặt vấn đề về việc ngành dệt may trong năm tới sẽ phải làm gì để tự nâng mình lên các nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị kinh tế để tiếp tục giữ vững vị trí cường quốc dệt may của thế giới.

Thứ sáu, công tác phát triển Đảng ở các DN dệt may VN đang bộc lộ một số bất cập. Số DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm hơn 70% số DN trong ngành dệt may VN, có một số nguy cơ trắng các tổ chức Đảng trong DN này. Nhiệm vụ của Hiệp hội chính là làm sao để khắc phục được tình trạng này.

Thủ tướng nhắn nhủ ngành Dệt may phải tạo ra thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp mang tầm thế giới, để lại giá trị cho thế hệ mai sau.
Thủ tướng nhắn nhủ ngành Dệt may phải tạo ra thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp mang tầm thế giới, để lại giá trị cho thế hệ mai sau.

Về định hướng một số nhiệm vụ thời gian tới của Hiệp hội, Thủ tướng nêu rõ, phải tạo ra thương hiệu sản phẩm, thương hiệu DN mang tầm thế giới, khu vực, mang lại lợi ích lâu dài cho đất nước, cho thế hệ mai sau. Đến năm 2030, phấn đấu xuất khẩu đạt 100 tỷ USD.

Thủ tướng đề nghị, phấn đấu đến 2030 có ít nhất 30 thương hiệu của ngành dệt may đóng góp vào thị trường thế giới. Đồng thời nhắc lại, dệt may VN phải đứng tốp đầu của thế giới. Do đó, ngành cần có tinh thần tự cường phát triển và phải hướng tới sự phát triển bền vững, thịnh vượng.

Hiệp hội cần tiếp tục làm tốt vai trò kết nối giữa các DN, hình thành các chuỗi giá trị gia tăng cao, các chuỗi giá trị toàn cầu, tổ chức phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, nâng cao năng lực chuyên môn, tham gia các chương trình phát triển kinh tế văn hóa xã hội của đất nước.

Ngành dệt may cần chủ động xây dựng nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phổ biến chính sách, luật pháp, cả những kinh nghiệm thành công và không thành công. Hiệp hội cũng phải là đầu mối giúp các DN nghiên cứu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, đặc biệt là nghiên cứu công nghệ mới, nhất là lĩnh vực sản xuất vải, phụ liệu, nâng cao năng suất, hiệu quả, sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ luôn lắng nghe, ủng hộ, hỗ trợ và cũng mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của cộng đồng DN trên tinh thần xây dựng hệ thống chính sách của Nhà nước kiến tạo phục vụ và phát triển.

Tại buổi lễ, Thủ tướng đã trao Cờ thi đua của Chính phủ tặng Hiệp hội Dệt may Việt Nam.

Dệt may là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, là ngành sử dụng nhiều lao động nhất cả nước, 3 triệu lao động, chiếm 1/4 số lao động toàn ngành công nghiệp. Từ chỗ VN chưa có tên trên bản đồ thế giới về dệt may đã vươn lên vị trí cường quốc về xuất khẩu, đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Bangladesh trong lĩnh vực này.

Đến nay, Hiệp hội có 487 hội viên chính thức, 500 hội viên liên kết, 7.000 DN dệt may, có mức tăng kim ngạch xuất khẩu tới 106 lần trong 20 năm qua, đóng góp quan trọng vào kỷ lục kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước năm 2019 là cán mốc 500 tỷ USD.

Đọc thêm

Kỷ luật nguyên Thứ trưởng và Thứ trưởng Bộ Tài chính Tin tức

Kỷ luật nguyên Thứ trưởng và Thứ trưởng Bộ Tài chính

TTTĐ - Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình vừa ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật nguyên Thứ trưởng và Thứ trưởng Bộ Tài chính.
Đoàn đại biểu T.Ư Đoàn viếng nguyên Bí thư thứ nhất Đặng Quốc Bảo Thời sự

Đoàn đại biểu T.Ư Đoàn viếng nguyên Bí thư thứ nhất Đặng Quốc Bảo

TTTĐ - Sáng 18/9, đoàn đại biểu Trung ương Đoàn do Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy làm Trưởng đoàn đã tới kính viếng Thiếu tướng Đặng Quốc Bảo, nguyên Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương Đảng, nguyên Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.
Quảng Ninh dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn ngân sách để khắc phục hậu quả bão số 3 Tin tức

Quảng Ninh dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn ngân sách để khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ 55 đã thống nhất điều chỉnh, bổ sung phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2024 để dành 1.000 tỉ đồng cho khắc phục hậu quả bão số 3.
Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII Thời sự

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng - yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới MultiMedia

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng - yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

TTTĐ - Trong hơn 94 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng ta không ngừng tìm tòi, phát triển, bổ sung, hoàn thiện phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền. Đây là yếu tố then chốt bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, đưa con thuyền cách mạng vượt qua mọi thác ghềnh, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Gỡ điểm nghẽn, người dân được giải quyết thủ tục hành chính “thần tốc” Tin tức

Gỡ điểm nghẽn, người dân được giải quyết thủ tục hành chính “thần tốc”

TTTĐ - Hà Nội là địa phương đầu tiên hoàn thành Đề án thí điểm và thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trung tâm sẽ tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính "phi địa giới", thời gian giao dịch trực tiếp không quá 15 phút/1 hồ sơ...
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII Thời sự

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
Tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển Thủ đô Hà Nội Tin tức

Tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển Thủ đô Hà Nội

TTTĐ - Hội thảo khoa học Quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô dự kiến tập trung về các vấn đề như tổng quan về Thủ đô Hà Nội, khái quát vai trò, vị trí, sứ mệnh của Thủ đô Hà Nội đối với quốc gia; 70 năm Giải phóng Thủ đô, thành tựu và một số bài học kinh nghiệm; tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu.
6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3 Tin tức

6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Tăng cường hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Viêng Chăn Tin tức

Tăng cường hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Viêng Chăn

TTTĐ - Hai bên đã đánh giá lại kết quả hợp tác trên cơ sở thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa Đảng bộ, chính quyền Thủ đô Hà Nội và Đảng bộ, chính quyền Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2022 - 2025.
Xem thêm