Thu hút người lao động khu vực phi chính thức vào Công đoàn
Ra mắt Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội |
Đó là nhận định của bà Tạ Thị Mỹ Thanh, Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội tại trung tâm thảo luận chuyên đề diễn ra chiều 1/12, trong khuôn khổ Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028.
Hôm nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức 10 trung tâm thảo luận chuyên đề. Các đại biểu tham dự đã tập trung trí tuệ, cho ý kiến tập trung vào chuyên đề, góp ý vào các văn kiện trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.
Các đại biểu chủ trì và tham gia Trung tâm thảo luận số 1 |
Xu hướng dịch chuyển sang dịch vụ, tự do kinh doanh
Bà Tạ Thị Mỹ Thanh, Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội chia sẻ, chúng ta đang sống, học tập, lao động và sản xuất trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Máy móc hỗ trợ công việc của con người, thay thế rất nhiều từ lao động giản đơn đến công việc phức tạp. Người lao động dễ mất việc làm và có xu hướng dịch chuyển từ sản xuất sang dịch vụ, tự do kinh doanh…
Bà Tạ Thị Mỹ Thanh, Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội tại Trung tâm thảo luận số 1 |
Theo bà Mỹ Thanh, người lao động nói chung và người lao động khu vực phi chính thức nói riêng có nhu cầu mang tính tự nhiên là muốn liên kết, có đại diện bảo vệ quyền lợi, đặc biệt là trong bối cảnh quản lý Nhà nước về lao động trong khu vực phi chính thức còn hạn chế. Bản thân người lao động khu vực phi chính thức đang rất yếu thế trong thị trường lao động và quan hệ việc làm.
“Trong nhiệm kỳ 2023-2028 thời cơ và thách thức với Công đoàn Việt Nam rất lớn. Để xây dựng tổ chức lớn mạnh, các cấp Công đoàn cần đẩy nhanh việc tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên và thành lập Công đoàn cơ sở khu vực chính thức và khu vực phi chính thức (Nghiệp đoàn) vào Công đoàn Việt Nam giúp người lao động không bị bỏ lại phía sau. Đối tượng lao động để tập hợp là rất lớn và đa dạng. Tuy nhiên, Công đoàn phải hoạt động như thế nào để thu hút người lao động tham gia”, bà Mỹ Thanh nêu.
Đẩy mạnh tuyên truyền các hoạt động
Bà Thanh cho rằng, để tập hợp đông đảo người lao động tham gia Công đoàn. Công đoàn Việt Nam cần tuyên truyền rộng rãi những việc đã chăm lo, tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Như vậy, người lao động sẽ mong muốn tham gia tổ chức. Công đoàn cần linh hoạt thành lập các Công đoàn cơ sở gồm khu vực chính thức và phi chính thức; đơn giản thủ tục kết nạp đoàn viên; đa dạng đối tượng lao động để tập hợp; thành lập và phát triển Công đoàn cơ sở đi kèm với việc đảm bảo chăm lo, đại diện và bảo vệ.
Các đại biểu chủ trì và tham gia Trung tâm thảo luận trong khuôn khổ Đại hội |
Đưa ra giải pháp cụ thể để vận động lao động khu vực phi chính thức vào Công đoàn Việt Nam, bà Mỹ Thanh đề xuất: “Công đoàn cần đẩy mạnh tuyên truyền các hoạt động của Công đoàn trực tiếp và tuyên truyền trên hệ thống thông tin truyền thông trên nền tảng mạng xã hội (Facebook, Zalo, Viber…); Công khai cụ thể các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở bao gồm cả địa chỉ, số điện thoại để người lao động chủ động liên hệ.
Các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (Công đoàn quận/huyện và Công đoàn ngành) có sự phối hợp, chia sẻ thông tin doanh nghiệp đã có Công đoàn cơ sở để đối chiếu với danh sách doanh nghiệp thành lập mới để cùng vận động thành lập Công đoàn cơ sở…”.
Bên cạnh đó, theo bà Mỹ Thanh, tổ chức Công đoàn cần có cơ chế tài chính đặc thù hỗ trợ cho Chủ tịch Công đoàn cơ sở phi chính thức để động viên. Vì họ lao động tự do, khi tham gia hoạt động Công đoàn là phải dừng lao động, sản xuất, không có thu nhập.
Nâng cao hiệu quả đối thoại, đàm phán với doanh nghiệp
Ông Phan Thanh Hải, UVBTV Công đoàn Các khu công nghiệo và chế xuất Hà Nội, thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam, cho ý kiến về chương trình nâng cao hiệu quả công tác đối thoại thương lượng tập thể.
Ông Phan Thanh Hải, UVBTV Công đoàn Các khu công nghiệo và chế xuất Hà Nội, thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam chia sẻ |
Theo ông Hải, hiện tại theo quy định thì vấn đề lương cơ bản, tiền lương hàng năm sẽ do Công đoàn cơ sở thương lượng, đàm phán với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh doanh nghiệp làm ăn tốt thì việc đàm phán không phải vấn đề quá khó nhưng ngược lại khi doanh nghiệp kinh doanh không tốt thì việc này thực sự quá khó khăn cho đội ngũ Công đoàn cơ sở.
“Chúng tôi hầu hết là cán bộ Công đoàn kiêm nhiệm, ăn lương của doanh nghiệp thì đây thực sự là vấn đề quá khó khăn. Vì vậy chúng tôi mong muốn vấn đề lương cơ bản, tiền lương được thực hiện như trước, để Công đoàn cơ sở bớt khó khăn”, ông Hải đề xuất.
Tạo được hình ảnh đẹp về tổ chức Công đoàn
Ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch Công đoàn cấp trên cơ sở thuộc Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ |
Ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch Công đoàn cấp trên cơ sở thuộc Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, thời gian qua việc tuyên truyền về tổ chức Công đoàn đã được thực hiện bằng những hành động cụ thể.
Ông Minh nhắc lại thời gian đại dịch COVID-19, cán bộ Công đoàn từ cấp tổ trưởng, tổ phó tổ Công đoàn đến Thường trực Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh đều không quản ngại nguy hiểm để chăm lo cho đoàn viên, người lao động.
Theo ông Minh, tinh thần này được cán bộ Công đoàn trong cả nước phát huy nên tạo được hình ảnh đẹp về tổ chức Công đoàn. Từ hình ảnh đẹp của tổ chức Công đoàn, được lan tỏa tới đông đảo người lao động, họ sẽ chú ý và tin theo tổ chức...