Tag

Thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

Tin tức 27/07/2021 18:27
aa
TTTĐ - Chiều 27/7, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và các nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2022.
Thông qua việc bổ sung nội dung tăng cường phòng, chống Covid-19 vào Nghị quyết kỳ họp thứ nhất Nghị quyết của Chính phủ về mua sắm thuốc, trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội gấp rút hoàn thiện dự thảo thực hiện Nghị quyết số 68 của Chính phủ

20 chỉ tiêu, 12 nhóm nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế-xã hội

Với tổng số 475/477 số phiếu tán thành, đạt tỷ lệ 95,19% (tính trên tổng số đại biểu), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng quát là bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước; Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016-2020, đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; Thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục có hiệu quả tác động của đại dịch Covid-19, nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế.

Phát huy mạnh mẽ giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam và sức sáng tạo của mỗi cá nhân; Từng bước xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Bảo đảm cuộc sống bình yên và hạnh phúc của Nhân dân, tinh thần xuyên suốt là “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Đại biểu nhấn nút biểu quyết
Đại biểu nhấn nút biểu quyết

Trong quá trình phát triển đất nước, luôn quan tâm bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; Chú trọng bảo vệ môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; Tăng cường quốc phòng, an ninh; Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước; Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Nghị quyết cũng đề ra 20 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm khoảng 6,5 - 7%; GDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 4.700 - 5.000 USD; Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 28 - 30%; Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm…

Nghị quyết cũng đề ra 12 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, trong đó tập trung thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, nhưng căn cứ vào tình hình thực tế và địa bàn cụ thể để lựa chọn ưu tiên, bảo đảm sức khỏe, tính mạng của nhân dân và an sinh xã hội;

Đồng thời tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển kinh tế số, xã hội số…

Quốc hội sẽ cho ý kiến sửa đổi Luật Đất đai trong năm 2022

Với tổng số 476/477 số phiếu tán thành, đạt tỷ lệ 95,39% (tính trên tổng số đại biểu), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.

Đồng thời, với 461/476 số phiếu tán thành, đạt tỷ lệ 92,38% (tính trên tổng số đại biểu), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch được ban hành.

Với 472/476 số phiếu tán thành, đạt tỷ lệ 94,59% (tính trên tổng số đại biểu), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.

Cụ thể, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê; Điều chỉnh thời gian trình dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ hai (tháng 10/2021) sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ ba (tháng 5/2022) và thông qua tại kỳ họp thứ bốn (tháng 10/2022).

Về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, tại kỳ họp thứ ba (tháng 5-2022) trình Quốc hội thông qua 5 dự án luật và 1 dự thảo nghị quyết gồm: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 (và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 nếu có).

Tại kỳ họp thứ ba cũng trình Quốc hội cho ý kiến 5 dự án luật, gồm: Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần 1); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10-2022), trình Quốc hội thông qua 4 dự án luật gồm: Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Đồng thời trình Quốc hội cho ý kiến 2 dự án luật gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần 2).

Đọc thêm

Năng lực của chính quyền Thủ đô phát huy nguồn lực đô thị Tin tức

Năng lực của chính quyền Thủ đô phát huy nguồn lực đô thị

TTTĐ - Cần cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính Nhà nước ở các cấp của chính quyền Thủ đô theo hướng sắp xếp lại bộ máy trên cơ sở phân định rõ hơn tổ chức của mỗi cấp chính quyền; khuyến khích sáp nhập và tăng quy mô các đơn vị hành chính các cấp của chính quyền Thủ đô ở những nơi có đủ điều kiện để nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tăng cường các nguồn lực ở đô thị.
Huy động mọi nguồn lực để Thủ đô Hà Nội bứt phá đi lên Tin tức

Huy động mọi nguồn lực để Thủ đô Hà Nội bứt phá đi lên

TTTĐ - Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn thúc đẩy việc ban hành Luật Thủ đô; với mục đích triển khai Luật Thủ đô một cách nhanh chóng, có lộ trình, hiệu quả, qua đó mở ra kỷ nguyên mới để Thủ đô Hà Nội bứt phá đi lên.
Gợi mở các định hướng, cơ chế, chính sách triển khai Luật Thủ đô Tin tức

Gợi mở các định hướng, cơ chế, chính sách triển khai Luật Thủ đô

TTTĐ - Sáng 14/11, Thành uỷ - HĐND - UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Những vấn đề lý luận và thực tiễn".
Đoàn đại biểu Đảng Công lý Argentina thăm, làm việc tại Hải Phòng Tin tức

Đoàn đại biểu Đảng Công lý Argentina thăm, làm việc tại Hải Phòng

TTTĐ - Sáng 13/11, tại Hải Phòng, Đoàn đại biểu Đảng Công lý (PJ) Argentina do ông Emilio Jose Ribera làm Trưởng đoàn đã đến thăm làm việc tại Khu Công nghiệp Nam Cầu Kiền.
Xứng đáng với truyền thống quận Anh hùng, quận văn hoá của Thủ đô Tin tức

Xứng đáng với truyền thống quận Anh hùng, quận văn hoá của Thủ đô

TTTĐ - Tối 13/11, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã tới dự và chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc với Nhân dân Liên khu dân cư phường Thành Công (quận Ba Đình).
Phấn đấu tăng trưởng GDP quý IV đạt khoảng 7,4 - 7,6%, cả năm đạt trên 7% Tin tức

Phấn đấu tăng trưởng GDP quý IV đạt khoảng 7,4 - 7,6%, cả năm đạt trên 7%

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024 trong đó yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, kiên trì các mục tiêu đề ra, phấn đấu tăng trưởng GDP quý IV đạt khoảng 7,4 - 7,6%, cả năm đạt trên 7% và hoàn thành toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2024.
Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ CIC tổ chức thành công tọa đàm "Phép lịch sự xã giao trong giao tiếp" Tin tức

Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ CIC tổ chức thành công tọa đàm "Phép lịch sự xã giao trong giao tiếp"

TTTĐ - Ngày 12/11/2024, thực hiện kế hoạch công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của Phụ nữ Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) năm 2024, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ CIC phối hợp với Ban Nữ công CIC đã tổ chức thành công buổi Tọa đàm “Phép lịch sự xã giao trong giao tiếp” với sự tham gia giảng dạy của Diễn giả đến từ Học viện Ngoại Giao.
Hà Nội xem xét, ban hành quy định ngừng cung cấp điện, nước Tin tức

Hà Nội xem xét, ban hành quy định ngừng cung cấp điện, nước

TTTĐ - Tại kỳ họp chuyên đề vào ngày 19/11 tới đây, HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét, ban hành các nội dung triển khai thi hành Luật Thủ đô và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của HĐND TP; trong đó có quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn TP Hà Nội.
"Đòn bẩy" thúc đẩy hiệu quả hoạt động của HĐND TP Hà Nội Tin tức

"Đòn bẩy" thúc đẩy hiệu quả hoạt động của HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Theo quy định tại Luật Thủ đô năm 2024, HĐND TP Hà Nội sẽ thực hiện tăng thêm hơn 80 nội dung nhiệm vụ, quyền hạn. Cùng với đó, số lượng đại biểu chuyên trách cũng được tăng thêm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HĐND các cấp. Áp lực và trách nhiệm nặng nề song HĐND TP Hà Nội đang nỗ lực, quyết tâm triển khai các nhiệm vụ thi hành Luật, bảo đảm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của TP trong giai đoạn mới.
Quốc hội thông qua mục tiêu GDP năm 2025 khoảng 6,5 - 7,0% Tin tức

Quốc hội thông qua mục tiêu GDP năm 2025 khoảng 6,5 - 7,0%

TTTĐ - Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với tỷ lệ tán thành cao.
Xem thêm