Thị trường đồ dùng học tập ảm đạm mùa dịch
Thị trường bất động sản: Ứng dụng công nghệ cho Xanh hơn Vinamilk chủ động tìm kiếm cơ hội tại các thị trường tiềm năng Thị trường lao động thế giới khó hồi phục đến hết năm 2021 do đại dịch Covid-19 |
Thị trường ảm đạm
Vào khoảng thời gian này như mọi năm, tại các hiệu sách luôn nườm nượp phụ huynh dắt con đi mua sách, vở, đồ dùng học tập. Năm nay, không khí mua sắm trước năm học mới rất ảm đạm dù ngày khai giảng đã cận kề.
Tại Book Store ở 560 Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên) trong những ngày này dù các mặt hàng được xếp đầy trên các kệ nhưng cũng chỉ có lác đác khách đến mua sách và đồ dùng học tập.
Thị trường đồ dùng học tập ảm đạm giữa mùa Covid |
Chị Nguyễn Thu Hiền, nhân viên của nhà sách cho biết: “Năm nay, lượng khách đến mua giảm nhiều so với năm ngoái. Dù đã biết trước được lượng khách sẽ giảm nhưng không ngờ người đến mua lại ít đến vậy. Họ mua cũng rất ít, không sắm nhiều như mọi năm”.
Tại nhà sách Trí Tuệ ở địa chỉ 45 Nguyễn Sơn, Ngọc Lâm (quận Long Biên), tình trạng đìu hiu cũng không kém. “Thường thì tầm này rất đông khách nhưng năm nay lại vắng, ngoài việc kinh tế gia đình khó khăn thì nhiều người ngại đến chỗ đông người”, một nhân viên nhà sách này cho hay.
Những giá vẫn còn đầy ắp sách dù chỉ còn 2 tuần nữa là đến năm học mới |
Tại các hiệu sách lớn ở Hà Nội như Habook tại 45 Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm), không khí mua bán cũng rất vắng vẻ. Cả 2 tầng của nhà sách chỉ vài người đang lựa chọn…
Mặt hàng sách giáo khoa năm nay cũng không khá hơn. Chị Bùi Thị Hồng, chủ cửa hàng sách nhỏ lẻ trên phố Ngọc Lâm (quận Long Biên) lo lắng cho biết: “Năm nay tôi bán sách tặng kèm theo nilon bọc và nhãn vở… Vậy mà vẫn ế quá, một ngày chỉ bán được chừng 5 - 10 bộ sách, trong khi những năm trước vào thời điểm này mỗi ngày bán được vài chục bộ”.
Không chỉ những nhà sách bán trực tiếp đìu hiu mà ngay cả những trang chuyên bán đồ dùng học tập online cũng vô cùng vắng vẻ. Có những mặt hàng đưa lên mạng xã hội vài ngày nhưng cũng không có một lượt tương tác hay hỏi han nào. Chị Thị Phương, chuyên bán hàng online chia sẻ: “Nhà tôi có cửa hàng bán đồ dùng học tập nhỏ. Tôi nghĩ dịch bệnh mọi người ngại đến chỗ đông người nên đưa mặt hàng này lên trang Facebook nhưng vẫn không bán được”.
Nhiều trang bán online không một lượt tương tác |
Tâm lý tiết kiệm
Chị Nguyễn Thị Lê ở quận Long Biên cho biết, gia đình có 2 con nhỏ học cách nhau 2 lớp, năm nào nhà chị cũng bỏ đồ dùng cũ để mua đồ mới cho con phấn khởi nhưng năm nay chị tiết kiệm. Hôm nay, chị đã kiểm tra lại dụng cụ học tập của con và ghi ra giấy để sắm thêm những thứ cần phải mua…
“Năm nay tôi tận dụng lại những đồ dùng học tập cũ, chỉ mua thêm một số đồ mới cho các con. Như thế vừa đỡ lãng phí lại vừa tiết kiệm được ít nhiều”, chị Lê nói.
Còn anh Nguyễn Văn Định ở quận Thanh Xuân cho rằng: “Dịch bệnh ngày càng có diễn biến phức tạp, tôi nghĩ sẽ học trực tuyến dài nên dụng cụ học tập của con tạm thời tận dụng, chỉ mua những thứ còn thiếu. Khi nào đi học cần gì mua sau cũng được. Hơn nữa, thời điểm này mọi người không nên đến nơi đông người, tránh tiếp xúc là tốt nhất”.
Vừa lựa chọn mẫu nhãn vở, chị Nguyễn Hồng Minh ở quận Cầu Giấy cho biết: “Vợ chồng tôi làm công nhân, đợt dịch trước đã phải nghỉ ở nhà phòng chống dịch, nếu tiếp tục nghỉ nữa thì kinh tế sẽ rất khó khăn. Vì thế, tôi quán triệt các con tiết kiệm triệt để, đồ nào còn sử dụng được sẽ không mua. Về sách giáo khoa thì con lớp bé sẽ tận dụng lại sách của anh lớn. Vì thế, năm nay mua đồ cho cả 2 cháu chỉ hết hơn 600 nghìn đồng, trong khi mọi năm phải gấp 3 lần như thế”.
Nhìn chung, do tình hình kinh tế khó khăn nên nhiều người còn đắn đo trong việc mua sách và đồ dùng học tập. Các cửa hàng sách hy vọng trong những ngày tới, sức mua sẽ khá hơn vì đã cận kề ngày khai trường.
Sản phẩm OCOP 4 sao được xuất khẩu ra thị trường quốc tế |