Tag

Thêm một trường hợp nguy kịch vì uống nước kiềm chữa "bách bệnh"

Tin Y tế 26/03/2025 17:23
aa
TTTĐ - Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân bị hôn mê nguy kịch sau khi tự ý bỏ thuốc điều trị Basedow để uống nước kiềm theo hướng dẫn của một thầy lang nổi tiếng điều trị các bệnh bằng "thần dược" nước kiềm.
Nhập viện vì uống 5-6 lít "nước thần" mỗi ngày để chữa bệnh Cấp cứu nam học sinh bị chìa khóa cắm sâu vào đầu Buồn nôn, chóng mặt... cảnh giác với hạ natri máu Xây dựng đề án cấp cứu ngoại viện

Nguy kịch vì bỏ thuốc bác sĩ kê để uống nước kiềm chữa bệnh

Thời gian vừa qua, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận các ca ngộ độc, thậm chí khó thở, hôn mê bất tỉnh do uống nước ion kiềm được quảng bá có khả năng chữa bách bệnh.

Mới đây nhất, bệnh nhân nữ (67 tuổi) phát hiện mắc Basedow cách đây một tháng tại Bệnh viện Bạch Mai và được bác sĩ kê đơn điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, thay vì tuân thủ phác đồ, bệnh nhân đã tự ý ngừng thuốc.

Bệnh nhân điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BVCC

Theo lời kể của gia đình, khoảng 6h sáng ngày 14/3, bệnh nhân tìm đến nhà "thầy lang" Nguyễn Tiến Nam tại xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội sau khi biết được thông tin chữa bệnh bằng nước kiềm qua vài người trên Facebook.

Tại đây, "thầy lang" cam kết chữa khỏi bệnh trong 5 ngày với chi phí 200.000 đồng/ngày, yêu cầu bệnh nhân uống nước lọc và nước muối.

Sau hơn một ngày, đến sáng 16/3, gia đình nhận được tin báo bệnh nhân bị ngất và được đưa vào Bệnh viện huyện Thanh Oai trong tình trạng lơ mơ, sau đó chuyển đến Bệnh viện Hà Đông

Tại Bệnh viện Hà Đông, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ý thức giảm, phải đặt ống nội khí quản. Xét nghiệm cho thấy chỉ số FT4 tăng cao (66), TSH giảm thấp (0.005), nghi ngờ cơn bão giáp. Ngay sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai, rồi tiếp tục sang Trung tâm Chống độc trong tình trạng hôn mê sâu.

Theo bác sĩ Nguyễn Huy Tiến (Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai), bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê GCS 6 điểm, thân nhiệt 40°C, tuyến giáp to độ II. Xét nghiệm cho thấy hormone giáp tăng cao, siêu âm phát hiện bướu giáp lan tỏa, điểm bão giáp theo thang điểm Burch & Wartofsky lên tới 95 điểm.

Chẩn đoán hiện tại của bệnh nhân: Cơn bão giáp - Hôn mê sau hạ đường huyết- Viêm phổi/ Basedow - Sử dụng nước kiềm.

Sau khi được điều trị bằng thuốc kháng giáp, kiểm soát nhịp tim, bù dịch và kháng sinh trong 3 ngày, bệnh nhân vẫn hôn mê, phải thở máy kiểm soát…

Suýt mất mạng vì "nước thần"

Bác sĩ Nguyễn Huy Tiến nhấn mạnh, trường hợp này rất đáng tiếc bởi nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị đúng phác đồ thì bệnh đã có thể được kiểm soát. Việc tự ý bỏ thuốc và sử dụng phương pháp phản khoa học không chỉ khiến bệnh trở nặng mà còn đẩy người bệnh vào tình trạng nguy kịch, thậm chí nguy cơ tử vong cao.

Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai từng tiếp nhận chùm ca bệnh cũng dùng cách uống một loại nước được giới thiệu là "nước kiềm" để chữa bệnh.

Đó là 3 bệnh nhân bị suy thận, đang phải chạy thận nhân tạo chu kỳ ở Bệnh viện Đa khoa Lai Châu, được giới thiệu nên tự ngừng chạy thận, xuống Thanh Oai uống "nước kiềm". Ngày uống 6 lít nước, nhịn ăn hoàn toàn trong 15 - 20 ngày. Các bệnh nhân này chỉ uống khoảng 2 - 3 ngày, bắt đầu xuất hiện tình trạng khó thở, hôn mê phải đưa đi cấp cứu.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, các bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn ý thức, suy hô hấp, tổn thương cơ tim nặng, phù phổi cấp do biến chứng quá tải dịch trên bệnh nền suy thận mạn. Các bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy, lọc máu cấp cứu ngay khi tiếp nhận.

Kết quả xét nghiệm lượng Urê, Kali và Creatinin trong máu tăng rất cao. Urê gấp 3 lần bình thường, Creatinin gấp 10 - 15 lần bình thường. Những bệnh nhân này may mắn được lọc máu kịp thời, tránh khỏi tử vong, được điều trị tới khi ổn định, trở lại lịch trình chạy thận nhân tạo chu kỳ để duy trì sức khỏe và cuộc sống.

Thêm một trường hợp nguy kịch vì uống nước kiềm chữa bách bệnh
Những tổn thương não do bệnh nhân uống lượng lớn nước kiềm mỗi ngày. Ảnh: BVCC

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Chỉ cần uống quá nhiều nước bình thường như nước lọc hay nước đun sôi để nguội trong 1 ngày, kể cả ở người khỏe mạnh đã rất nguy hiểm, có thể gây nguy hại cho cơ thể như: phù thũng, phù phổi, pha loãng máu, hạ natri máu, phù não, hôn mê, co giật và tử vong, chứ chưa nói đến sử dụng lượng lớn nước kiềm/ngày.

Môi trường dịch a xít của dạ dày với pH 1,5 - 3,5 lúc bình thường đóng vai trò hàng rào bảo vệ cơ thể, tiêu diệt bớt các vi trùng gây bệnh có trong thức ăn, nước uống, trước khi chúng đi sâu xuống đường tiêu hóa. Uống quá nhiều nước làm độ a xít của dịch dạ dày bị giảm do pha loãng, các vi trùng gây bệnh khi qua dạ dày không bị tiêu diệt và tiếp tục đi sâu xuống ruột và gây bệnh.

Việc uống nhiều nước kiềm ngoài việc gây thừa nước, còn gây thay đổi pH của máu, gây nhiễm kiềm chuyển hóa. Môi trường máu của cơ thể có độ pH duy trì ổn định là 7,35 - 7,45 rất quan trọng.

Môi trường này cho phép rất nhiều các chất trong cơ thể, enzym, hormon... di chuyển và hoạt động, giúp cho các phản ứng hấp thu, chuyển hóa, hoạt động các cơ quan... được bình thường.

Khi có thay đổi về pH của máu, cơ thể sẽ bị rối loạn và nhiều bệnh tật phát sinh theo. Khi uống nhiều nước kiềm, pH cơ thể bị tăng lên, rối loạn cảm giác, hôn mê, kali máu bị hạ dẫn tới có thể bị loạn nhịp tim, liệt, hoạt động của nhiều enzym bị giảm, thậm chí tử vong.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng chống bệnh sởi tại Quảng Ninh Tin Y tế

Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng chống bệnh sởi tại Quảng Ninh

TTTĐ - Từ đầu năm 2025 đến nay, Quảng Ninh ghi nhận 195 trường hợp mắc sởi. Trong đó, trên 70% số ca chưa tiêm vaccine, trên 16% tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng sởi và trên 12% không rõ lịch sử tiêm.
Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi tại bệnh viện Tin Y tế

Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi tại bệnh viện

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Cấp cứu thành công bệnh nhân nhi vỡ lách nguy kịch Tin Y tế

Cấp cứu thành công bệnh nhân nhi vỡ lách nguy kịch

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn đã cấp cứu bệnh nhi 8 tuổi bị ngã đập bụng vào cạnh bàn học nhập viện trong tình trạng tinh thần lơ mơ, da xanh, đau bụng dữ dội.
Cấp cứu cụ bà mắc u tá tràng nguy cơ tử vong cao Tin Y tế

Cấp cứu cụ bà mắc u tá tràng nguy cơ tử vong cao

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bệnh nhân N.T.L (85 tuổi) trong tình trạng tắc mật do u tá tràng.
Hướng dẫn mới nhất trong chẩn đoán, điều trị bệnh sởi Tin Y tế

Hướng dẫn mới nhất trong chẩn đoán, điều trị bệnh sởi

TTTĐ - Bộ Y tế đã có quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.
Cứu sống cụ ông ngưng tuần hoàn nhờ kỹ thuật tim phổi nhân tạo Tin Y tế

Cứu sống cụ ông ngưng tuần hoàn nhờ kỹ thuật tim phổi nhân tạo

TTTĐ - Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Hữu Nghị vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân bị suy hô hấp nặng, biến chứng ngưng tuần hoàn bằng kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO).
Tuổi trẻ ngành y tế xung kích vì sức khỏe cộng đồng Tin Y tế

Tuổi trẻ ngành y tế xung kích vì sức khỏe cộng đồng

TTTĐ - Cùng với chiếc áo blouse trắng quen thuộc, các y, bác sĩ trẻ thuộc Đoàn Thanh niên Bộ Y tế còn thường xuyên khoác trên mình chiếc áo xanh tình nguyện với nhiều hoạt động xung kích vì sức khỏe cộng đồng.
Thu hồi thuốc Pyfaclor Kid vi phạm mức độ 3 Tin Y tế

Thu hồi thuốc Pyfaclor Kid vi phạm mức độ 3

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội thông báo thu hồi thuốc Cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid (Cefaclor 125mg).
Đợt cao điểm tuyên truyền Tháng hành động An toàn, vệ sinh lao động Tin Y tế

Đợt cao điểm tuyên truyền Tháng hành động An toàn, vệ sinh lao động

TTTĐ - Hưởng ứng tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025 với chủ đề “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm An toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc” và chủ đề tháng Công nhân là “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền về lĩnh vực này.
Trong năm nay, ngành y tế phải đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở Tin Y tế

Trong năm nay, ngành y tế phải đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở

TTTĐ - Chiều 25/3, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy, Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế về các dự thảo đề án quan trọng chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Xem thêm