Tag

Thể hiện tình yêu với cúc họa mi sao cho có văn hóa

Văn hóa 25/11/2019 18:38
aa
TTTĐ- Năm nay mùa cúc họa mi đến muộn. Hoa về phố mang theo cái lạnh làm nức lòng người yêu cái đẹp Hà thành. Cũng như mọi năm, việc thể hiện tình yêu với hoa như thế nào cho có văn hóa là điều chúng ta cần quan tâm.

Thể hiện tình yêu với cúc họa mi sao cho có văn hóa

Cúc họa mi đã mang đến một mùa hoa mới cho Hà Nội

Bài liên quan

Giới trẻ Hà Thành “sốt” với Cúc họa mi

Hà Nội đẹp dịu dàng mùa hoa cúc họa mi

Hà thành sốt cúc họa mi

Thiếu nữ Hà Nội khoe sắc cùng cúc họa mi

Họa mi - loài hoa gọi đông về

Phải nói ngay rằng niềm yêu thích hoa cúc họa mi chắc chắn không phải là tâm lí đám đông. Bởi người khô khan nhất, kém lãng mạn nhất cũng không thể phủ nhận được: cúc họa mi quá đẹp.

Cái đẹp của cúc họa mi là tổng hòa của khá nhiều điều. Nếu nói về màu sắc thì vẻ trắng tinh khôi vừa mang đến sự sang trọng, tinh khiết lại vừa mang đến nét giản dị, thanh tao.

Nếu nói về hình dáng thì từng nhánh mỏng manh, yêu kiều xao xác chân chim của cúc họa mi cứ gợi lên hình ảnh gầy guộc, yếu đuối, cần chở che, bao dung.

Cúc họa mi ngắm cả cánh đồng cũng đẹp, ngắm từng xe hoa trôi đi trên phố cũng đẹp mà chỉ cần một bó hay một cành thả nhẹ vào lọ cũng thấy lòng nhẹ nhõm.

Tóm lại, có thể ví cái đẹp của cúc họa mi với một cô gái tuổi 17, vừa e ấp trắng trong, mong manh giản dị nhưng vẫn ngời lên thứ ánh sáng của xuân thì.

Thể hiện tình yêu với cúc họa mi sao cho có văn hóa

Nhờ cúc họa mi, Hà Nội có thêm một mùa hoa độc quyền, thêm một thứ đặc sản mà chẳng nơi nào giống được. Đây là loài hoa chính thức gọi mùa đông về. Vì chỉ khi họa mi bung cánh Hà Nội mới thực sự bước vào mùa lạnh.

Sắc trắng của họa mi làm cái rét như ngọt ngào, đậm đà hơn. Vẻ đẹp của họa mi khiến người ta yêu thêm những làn gió mùa đông bắc vì lạ thế, càng rét đậm thì hoa càng đẹp, càng rạng ngời. Cứ ấm áp thì hoa lại ngả sang màu xanh xanh.

Nhờ cúc họa mi, cứ đầu đông, người từ trong Nam ngoài Bắc, cả người ở nước ngoài nữa lại chờ đợi, một nỗi chờ đợi rất háo hức và tươi mới. Như nỗi chờ đợi tháng giêng hoa sưa, tháng tư hoa loa kèn, tháng 5 tháng 6 mùa phượng vĩ, phượng vàng, mùa bằng lăng tím ngắt, mùa sen hồ Tây, tháng 7 mùa hoa muồng vàng, tháng 9 mùa hoa sữa, tháng 10 mùa hoa ngọc lan thoảng đưa da diết…

Thể hiện tình yêu với cúc họa mi sao cho có văn hóa

Hà Nội những sớm những chiều mùa đông, từng xe hoa cúc họa mi níu chân người đi trên phố. Dù vội, dù muộn, dù tắc đường vẫn không thể cầm lòng nổi mà dừng lại mua vài bó. Không chỉ các bà, các chị mua đâu nhé. Có cả những ông đàn ông trông gai góc xù xì, đi chiếc xe máy cóc cáy, mặc bộ quần áo nhàu nát vẫn hí hửng gượng nhẹ buộc bó hoa chở về nhà.

Người ở xa tận TP Hồ Chí Minh, Nha Trang, thậm chí cả xứ sở của hoa là Đà Lạt cũng vui mừng khôn xiết khi có bạn bè gửi hoa theo cánh máy bay vào cho. Cắm dè cắm sẽ, gượng nhẹ nâng niu, thay nước hàng ngày, họ chụp ảnh đưa ngay lên Facebook cho bạn bè ghen tị thèm thuồng.

Đó là lợi thế của cúc họa mi so với hoa sưa, hoa sữa, hoa muồng vàng hay bằng lăng, phượng vĩ chỉ để nhìn ngắm mà không ai sở hữu riêng mình một bó, một bình hay cả một cánh đồng.

Đừng vì 50 ngàn đồng mà "đánh rơi" văn hóa của mình

Nói đến cánh đồng hoa cúc họa mi thì không thể nào không nhắc đến phong trào “cuồng” cúc họa mi. Giới trẻ và cả giới không còn trẻ lao xao rủ nhau hẹn hò ra Quảng An, Nhật Tân, Quảng Bá để chụp ảnh.

Vào lúc thời tiết thuận lợi, trời chỉ se lạnh, nắng vàng rực rỡ như thế này, ngày nào cũng rầm rập từng đoàn xe máy, ô tô, xe đạp, xe đạp điện “hành quân” về các cánh đồng hoa. Thậm chí, người có điều kiện còn bay ra từ phương Nam nắng gió ra Hà Nội để một lần được chụp ảnh cùng loài hoa này cho bõ ước ao. Còn các studio cũng “vào mùa” khi đăng tải những bức hình đẹp, hút khách hàng đăng kí dịch vụ.

Không giống như những ảnh
Không giống như những ảnh "lẻ" đăng trên mạng xã hội, cánh đồng cúc họa mi đông tấp nập người đến chụp ảnh từ sáng đến tối

Tất nhiên, đã có cúc họa mi làm nền thì bức ảnh nào cũng đẹp. Chụp ảnh, ngắm ảnh, post ảnh lên Facebook không chỉ là nhu cầu, thú vui mà còn là cách để mỗi người tự lưu dấu thanh xuân để mỗi năm nhìn lại đều thấy đời mình có những ngày thú vị.

Nhiều năm nay người ta không còn phải phiền lòng vì tình trạng người chụp ảnh tự ý xông vào các thửa ruộng trồng hoa cải vàng, cải trắng, cải cúc quần nát tơi bời hoa như gần chục năm về trước nữa.

Người trồng hoa thức thời, bán vé thu tiền theo đầu người, vào cổng là “xì” ra 50 ngàn đồng. Ai có nhu cầu thì chủ vườn bán hoa tại chỗ cho người chụp ảnh làm “đạo cụ”. Nếu hoa có bị gẫy nát thì cũng coi như không bị lỗ vốn.

Thể hiện tình yêu với cúc họa mi sao cho có văn hóa

Chính vì thế, điều này lại hình thành nên tâm lí bỏ tiền ra mua vé thì muốn cư xử ra sao trong cánh đồng hoa cũng được. Nhiều người đi chụp ảnh về chỉ up lên những bức ảnh của riêng mình, đẹp rạng rỡ. Đó chỉ là một “lát cắt” để ta thấy mặt được của câu chuyện về cúc họa mi.

Đến khi đến tận nơi để chụp ảnh thì hầu hết đều “ngã ngửa” ra bởi bức ảnh “một mét vuông mấy chục người chen” được ai đó đưa lên mạng xã hội là sự thật.

Người được chụp thì đứng ngồi cười mếu, ưỡn ngửa gập nghiêng. Người đi chụp ảnh thì chổng ngược chổng xuôi.

Thể hiện tình yêu với cúc họa mi sao cho có văn hóa

Thành thử, nhìn từng “trích đoạn” ảnh trên Facebook thấy người và hoa cúc họa mi đẹp đến cồn cào mê đắm nhưng có ra ngoài “mặt trận” mới biết, sự đông đúc ồn ào náo nhiệt quá đỗi ấy, khó ai đó có thể cảm nhận hết được vẻ đẹp thực sự của một cánh đồng hoa.

Đến nỗi, khi tôi có ý định đi chụp ảnh với cánh đồng hoa cúc họa mi, khá nhiều người “mê sống ảo” đã lắc đầu rất quyết liệt. Thay vì phải phát cuồng lên chạy ngay ra với cánh đồng, bây giờ nhiều người chọn cách mặc áo dài, chụp ảnh với những xe đạp bán hoa cúc họa mi trên phố phường Hà Nội.

Hoặc người ta mua hoa về cơ quan, công sở, nhà riêng cắm, ngắm, thưởng thức hoặc đưa lên mạng. Cũng có người chọn cách ngồi ở một quán cà phê, ngắm lọ hoa nhỏ xíu mà nhà hàng tinh tế bày ra, thế cũng đủ lãng mạn.

Một anh bạn quá “từng trải” vì “qua lại” nhiều cánh đồng hoa mùa chụp ảnh thì khuyên tôi rằng phải ra mạn Tây Tựu vì chỗ đó ít xô bồ hơn Quảng Bá. Thôi thì tôi cứ để mùa hoa cúc họa mi trong lòng mình, cũng là một cách để “yêu nhau đứng ở đằng xa” thôi vậy.

Có nhiều cách để thể hiện tình yêu với cúc họa mi
Có nhiều cách để thể hiện tình yêu với cúc họa mi

Tránh “chốn lao xao”, có người chọn “nơi vắng vẻ” để dùng tình yêu, trí nhớ của mình mà vẽ nên bức tranh cúc họa mi, chỉ một lọ, vài bông mong manh, không phải cả cánh đồng ngời ngời dưới nắng.

Có người phải chọn mua bó hoa mới cắt đầu ngày tươi ròng. Có người lại chỉ mua bó hoa cuối cùng chợt gặp khi chị hàng hoa đang gò lưng đạp mải miết trên phố lạnh ngày tàn. Cũng có ai đó chỉ thích ngắm họa mi qua ảnh để mãi mãi những bông hoa ấy đẹp thanh khiết không bị những thứ tạp lụy làm phiền.

Trong khi ấy, tiếc không nỡ vứt những bông hoa cắm lâu đã rã cuống mà cánh còn tươi ra thùng rác, một cô gái nọ mang ngắt riêng bông hoa thả vào chiếc bát thủy tinh đổ đầy nước.

Ừ, thì thiếu gì cách để thể hiện tình yêu của mình với hoa. Ồn ào vồ vập hay thong thả thưởng thức hay lùi xa ngắm nghía thậm chí nhắm mắt vọng tưởng cũng là yêu.

Vì mùa cúc họa mi thoắt đến thoắt đi, như thanh xuân trong cơn mưa rào, như tuổi thiếu nữ ngoảnh đi ngoảnh lại đã thành tiếc nuối. Nếu cứ “thu cả đất trời vào trong tay mình” bằng được, cuối cùng, có khi những bức ảnh thoắt đến thoắt đi, còn một thói xấu về tàn phá hoa sẽ trở thành nỗi băn khoăn, nhức nhối ngay cả khi mùa hoa đã qua rồi.

Bạn trẻ và cả những công dân của Hà Nội, đừng vì 50 ngàn đồng bỏ ra chụp ảnh với hoa mà "đánh rơi" văn hóa của mình đâu đó trên chính cánh đồng hoa ấy.

Đọc thêm

“Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm” Văn học - Nghệ thuật

“Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm”

TTTĐ - Khi ở giữa ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết, cô gái trẻ Phạm Ngọc Phương Thảo đã quyết định viết một cuốn sách kể về câu chuyện của cuộc đời mình. "Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm" là một cuốn sách đầy cảm hứng, đưa độc giả vào hành trình của những con người không ngừng nỗ lực, không ngừng yêu thương và không ngừng sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.
Khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng vượt qua thiên tai Văn hóa

Khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng vượt qua thiên tai

TTTĐ - Tối 17/9, chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ” với chủ đề “Việt Nam kiên cường” diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Chương trình đã khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đoàn kết, tương thân tương ái để vượt qua thiên tai, hoạn nạn.
Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu Văn hóa

Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu

TTTĐ - Người mẫu Huyền Linh nhận lời mời làm đại sứ nhí cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu diễn ra tại Việt Nam trong thời gian tới.
Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024 Văn hóa

Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024

TTTĐ - Chuyên gia trang điểm John Kim khai trương cửa hàng thời trang váy cưới JohnKim Hana Bridal tại Hà Nội sau nhiều năm tâm huyết ấp ủ. Đồng thời, anh cũng tiết lộ xu hướng trang phục mùa thu đông năm nay để các cô dâu lựa chọn trong ngày trọng đại của cuộc đời.
Trở thành Idol Social khó hay dễ? Giải trí

Trở thành Idol Social khó hay dễ?

TTTĐ - Đây là một trong những câu hỏi đặt ra thu hút nhiều sự quan tâm trong buổi lễ ra mắt khoá đào tạo “Nhân hiệu thực chiến - Idol Social”, được tổ chức tại TP HCM mới đây.
NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão Điện ảnh - Âm nhạc

NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão

TTTĐ - NSƯT Hoàng Tùng - Quán quân Sao Mai 2003 giới thiệu tới người yêu nhạc tác phẩm mang đậm âm hưởng dân gian trữ tình “Cha mẹ tôi già”. Ca khúc ra mắt đúng dịp Trung thu - Tết của tình thân và cũng là lời tri ân bố mẹ già, người dân quê hương Quảng Ninh đang nỗ lực khắc phục thiệt hại cơn bão số 3 vừa qua.
Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ Văn học - Nghệ thuật

Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ

TTTĐ - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức 6 chương trình nghệ thuật nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ Văn hóa

Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Trong những ngày qua, chứng kiến những đau thương, mất mát của đồng bào các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), với tinh thần “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Oscar Media và Báo Hànộimới tổ chức thực hiện chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ”. Với chủ đề “Việt Nam kiên cường”, sự kiện sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 17/9 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội).
“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai Văn hóa

“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai

TTTĐ - Từ thứ Bảy (14/9), trên kênh VTV3, chương trình “An toàn cho con” bắt đầu phát sóng chùm phim đặc biệt gồm 10 tập về chủ đề phòng, chống thiên tai.
Trải nghiệm Thư viện số Nguyễn An Ninh tại TP Hồ Chí Minh Văn học - Nghệ thuật

Trải nghiệm Thư viện số Nguyễn An Ninh tại TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Kỷ niệm 124 năm Ngày sinh của chí sĩ Nguyễn An Ninh, TP Hồ Chí Minh cho ra mắt không gian trải nghiệm Thư viện số Nguyễn An Ninh - Chuyên đề Nam Bộ tại đường sách Nguyễn Văn Bình (Quận 1).
Xem thêm