Điểm tựa để doanh nghiệp, nhà khoa học dấn thân
Cần "cơ chế đặc biệt" để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo |
Hỗ trợ doanh nghiệp
Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương cho thấy Hà Nội tiếp tục là địa phương có điểm số cao nhất. Các ý tưởng và giải pháp công nghệ hiệu quả không chỉ bắt nguồn từ phòng nghiên cứu của các trường đại học, mà còn đến từ nhiều doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp trẻ. Trong đó, có hơn 1.000 khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội, chiếm trên 26% cả nước.
Tuy nhiên, số lượng các quỹ đầu tư trong và ngoài nước cho khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam rất ít, hầu hết không đầu tư từ giai đoạn đầu và không đầu tư nhỏ. Trung bình mỗi năm chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam nhận được đầu tư từ những quỹ đầu tư này. Trong khi đó nhu cầu về vốn của các start-up là rất lớn.
Anh Nguyễn Xuân Tùng, CEO Xuân Tùng Factory cho biết, doanh nghiệp khởi nghiệp với những sáng tạo và đột phá về công nghệ hứa hẹn là nhân tố quan trọng góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh năng suất lao động tăng thấp, các chính sách kinh tế vĩ mô hỗ trợ tổng cầu dần hết dư địa.
![]() |
Đại biểu trải nghiệm công nghệ thực tế ảo tại Ngày hội Đổi mới sáng tạo do Thành đoàn Hà Nội tổ chức |
Để khuyến khích phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp, ngoài những giải pháp thúc đẩy nghiên cứu, sáng chế có giá trị thực tiễn, rất cần một môi trường thông thoáng để các doanh nghiệp này dễ dàng tiếp cận vốn. Xây dựng các giải pháp hỗ trợ triệt để doanh nghiệp khởi nghiệp có đủ vốn cho nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất quy mô lớn là yêu cầu đặt ra đối với Hà Nội để phát triển bền vững.
Vì vậy, theo anh Tùng Luật Thủ đô (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/1/2025 với nhiều chính sách ưu đãi với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực trọng điểm về khoa học và công nghệ tại Hà Nội sẽ tạo động lực, điểm tựa cho các doanh nghiệp dấn thân.
Trong đó Điều 36 Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định: Thành phố Hà Nội được thí điểm thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm có sử dụng ngân sách Nhà nước để đầu tư vốn vào các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực trọng điểm về khoa học và công nghệ của Thủ đô nhằm hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và thương mại hóa sản phẩm khoa học, công nghệ.
Quỹ đầu tư mạo hiểm được bố trí vốn điều lệ từ ngân sách thành phố, được nhận tài trợ, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn của Quỹ đầu tư mạo hiểm được thực hiện theo nguyên tắc thị trường, chấp nhận khả năng rủi ro, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí vốn.
Luật quy định, UBND thành phố xây dựng đề án thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm trình HĐND thành phố (TP) phê duyệt, trong đó xác định rõ hình thức tổ chức hoạt động của Quỹ; thời gian hoạt động của Quỹ; mức hỗ trợ vốn điều lệ từ ngân sách TP; phương thức đầu tư, đối tượng hợp tác, nhận vốn đầu tư; cơ chế đánh giá, kiểm soát rủi ro, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, vận hành Quỹ đầu tư mạo hiểm của TP.
Cơ chế đặc thù để phát triển đột phá
HĐND TP phê duyệt đề án, quy định cơ chế tổ chức hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm, trách nhiệm kiểm tra, giám sát, báo cáo kết quả thực hiện. UBND TP quyết định thành lập Quỹ, ban hành điều lệ, quy chế đầu tư của Quỹ đầu tư mạo hiểm.
![]() |
Cuộc thi "Bệ phóng khởi nghiệp' do Thành đoàn Hà Nội tổ chức |
Ngoài ra, theo khoản 5 Điều 23 Luật Thủ đô sửa đổi, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực trọng điểm về khoa học và công nghệ của Thủ đô, được hỗ trợ chi phí ươm tạo, bao gồm chi phí tổ chức hoạt động tuyển chọn dự án, thuê chuyên gia, nhân công lao động trực tiếp, dịch vụ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chi phí sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung.
Theo khoản 5 Điều 23, điểm a khoản 2 Điều 43 Luật Thủ đô sửa đổi quy định, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được giảm 50% tiền thuê mặt bằng sản xuất, kinh doanh tại các trung tâm đổi mới sáng tạo của thành phố.
Theo PGS.TS Bùi Thị An - Chủ tịch Hội nữ trí thức Hà Nội, đổi mới sáng tạo luôn đi kèm theo rủi ro, trong nghiên cứu khoa học, ranh giới giữa thành công và thất bại rất mong manh. Vì vậy, nhiều cá nhân, tổ chức, nhà khoa học chưa thực sự có động lực dấn thân vào thử nghiệm nghiên cứu sản phẩm, giải pháp mới. Vô hình chung, sự an toàn đã triệt tiêu tính sáng tạo trong xã hội.
Nếu xã hội không cho thử nghiệm thì không thể nào có cái mới, đột phá được. Vì thế, nếu chấp nhận có sáng tạo, có đổi mới, phải chấp nhận rủi ro thì nhà khoa học mới mạnh dạn vào cuộc Trong bối cảnh như vậy, Luật Thủ đô đã tháo gỡ được điểm nghẽn trong nghiên cứu khoa học, cho phép thử nghiệm có giám sát của cơ quan Nhà nước.
“Luật đã tạo động lực, điểm tựa cho nhà khoa học, để họ dấn thân nghiên cứu, kích thích sự sáng tạo. Đây sẽ là bước tiến mới cho Thủ đô có điều kiện phát triển đột phá, tăng trưởng”, PGS.TS Bùi Thị An nhấn mạnh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Người dân quanh khu vực bắn pháo lễ 30/4 nên mở cửa kính

GS.TS Phan Lương Cầm, phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua đời

Hải Phòng: Tìm chủ sở hữu cọc tiền mệnh giá 500.000 VND rơi trên vỉa hè

Các tổ chức tôn giáo chung sức xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Linh hoạt giải pháp, tháo "nút thắt" trong công tác giải phóng mặt bằng

Chăm lo cho người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tăng cường sử dụng camera an ninh để giải quyết nạn dán tờ rơi

Tân Kỳ (Nghệ An): Sập giếng, 3 người tử vong

Tổ chức cuộc thi “Công đoàn Thủ đô vững bước vào kỷ nguyên mới”
