Tag

Thanh Hóa: Phát hiện loạt vi phạm về môi trường tại các cơ sở giặt và tái chế bao bì ở xã Thái Hòa

Môi trường 10/09/2018 11:35
aa
TTTĐ - Trong Kết luận kiểm tra vừa ban hành, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã chỉ ra nhiều sai phạm trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cơ sở giặt và tái chế bao bì tại xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn.

Thanh Hóa: Phát hiện loạt vi phạm về môi trường tại các cơ sở giặt và tái chế bao bì ở xã Thái Hòa

Bài liên quan

Thanh Hóa: Dân ''kêu cứu'' vì loạt cơ sở giặt và tái chế bao bì gây ô nhiễm tại xã Thái Hòa

Hàng loạt vi phạm

Ngày 27/8/2018, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa Đào Trọng Quy đã ký ban hành Văn bản số 710/KL-STNMT kết luận kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cơ sở giặt và tái chế bao bì tại xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn, trong đó có 28 cơ sở giặt và tái chế bao bì phế liệu tại xã Thái Hòa.

Kết quả kiểm tra cho thấy: Các cơ sở giặt, tái chế bao bì trên địa bàn xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn hầu hết không có hồ sơ, thủ tục về bảo vệ môi trường (BVMT), tài nguyên nước.

Có 14/28 cơ sở được UBND huyện Triệu Sơn cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể; trong đó, có 4/14 cơ sở thu mua, kinh doanh bao bì phế liệu, vận tải hàng hóa (không có hoạt động giặt bao bì), 1/28 cơ sở đã nộp Đề án Bảo vệ môi trường chi tiết về Sở Tài nguyên và Môi trường để được thẩm định (tuy nhiên đề án chưa đạt yêu cầu, đang bổ sung chỉnh sửa là của Công ty TNHH Sản xuất Bao bì Thái Yên), 1/28 cơ sở đã có bản cam kết BVMT được UBND huyện Triệu Sơn xác nhận (Cơ sở hộ gia đình Hoàng Viết Nguyệt), 26/28 cơ sở còn lại không có hồ sơ, thủ tục liên quan đến công tác BVMT, tài nguyên nước theo quy định.

Nhiều hộ dân tại xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn hoạt động giặt bao bì gây ô nhiễm môi trường.
Nhiều hộ dân tại xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn hoạt động giặt bao bì gây ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, hầu hết cơ sở được kiểm tra sử dụng đất sai mục đích, UBND xã Thái Hòa đã cho một số cơ sở thuê, mượn đất để sản xuất không đúng quy định, các cơ sở tự ý sản xuất ngay trên phần diện tích đất của hộ gia đình, đất công ích, đất lấn chiếm hành lang đê sông Nhơm.

Có 1/28 cơ sở được UBND tỉnh cho thuê đất (Công ty TNHH Sản xuất Bao bì Thái Yên), 4/28 cơ sở tổ chức sản xuất trên diện tích đất 16,6 km2 đã được quy hoạch là khu đất dự trữ khai thác khoáng sản của Công ty Cổ phần Cromit Cổ Định TKV (Cơ sở: Lê Thúc Lan, Thiều Đình Nghĩa, Vũ Trọng Thăng, Lê Bá Hạnh), 4/28 cơ sở tổ chức sản xuất trên diện tích đất khoán thầu với UBND xã Thái Hòa (Cơ sở hộ gia đình: Lê Đình Trường, Lê Văn Sơn, Nguyễn Công Đại, Lê Doãn Long). Các cơ sở còn lại hoạt động trên phần đất của gia đình hoặc trên hành lang đê Sông Nhơm.

Cũng theo Kết luận kiểm tra, nguồn chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất tại các cơ sở chủ yếu là nước thải, chất thải rắn; một số cơ sở sản xuất nhựa hạt tái chế còn phát sinh khí thải (mùi khét, khói bụi) trong quá trình gia nhiệt.

Qua kiểm tra, 28/28 cơ sở đều chưa có công trình xử lý nước thải đảm bảo quy định. Nước thải từ quá trình giặt bao bì được các cơ sở thu gom về bể lắng. Tại đây nước lẫn bột giấy được bơm lên máy xeo giấy, nước thải sau máy xeo giấy có màu trắng đục, chứa nhiều bùn đất và chất rắn lơ lửng thải ra môi trường bằng nhiều hình thức như: để tự thấm vào bãi đất trống, ao chứa, vườn, hố thu hoặc thải trực tiếp ra sông Nhơm.

Hoạt động tái chế bao bì tại Công ty TNHH Sản xuất bao bì Thái Yên cũng chưa đảm bảo công tác bảo vệ môi trường.
Hoạt động tái chế bao bì tại Công ty TNHH Sản xuất bao bì Thái Yên cũng chưa đảm bảo công tác bảo vệ môi trường.

Trong khi đó, rác thải công nghiệp (nilon, dây buộc, đất, cát, sơ sợi bao bì...) thu gom, tập kết trong khuôn viên xưởng sản xuất, một số cơ sở vận chuyển ra khu đổ thải chung của xã Thái Hòa, có 15/28 cơ sở đổ chất thải ra phần đất cạnh xưởng, 8/28 cơ sở đổ ra ven bờ sông Nhơm gây bồi lấp dòng sông, ô nhiễm nguồn nước.

Bên cạnh đó, khí thải của 4 cơ sở sản xuất nhựa hạt (Cơ sở hộ gia đình Lê Bá Hạnh, Vũ Trọng Thiệp, Lê Thúc Lan và Công ty TNHH Sản xuất Bao bì Thái Yên) thu gom bằng chụp hút và thải ra môi trường qua ống khói cao khoảng 5m; lưới nhựa đốt thủ công không có biện pháp xử lý, mùi cháy khét nồng nặc tại khu vực gia nhiệt tạo hạt nhựa, nhà xưởng sản xuất; công nhân trực tiếp sản xuất không được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động; nguyên liệu và sản phẩm của hầu hết các cơ sở hiện đang để ngoài trời không có kho chứa, mái che đảm bảo quy định, vệ sinh công nghiệp không gọn gàng sạch sẽ.

Truy trách nhiệm cán bộ xã

Sau khi kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT đối với 27/28 cơ sở.

Cụ thể, 6/27 cơ sở không có bản kế hoạch BVMT được xác nhận (chiếm 22,2%); buộc phải có bản cam kết BVMT được xác nhận; 10/27 cơ sở không có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật (chiếm 37%); buộc phải có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật; 1/27 cơ sở không xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận (chiếm 3,7%); buộc phải có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật.

Hoạt động giặt, tái chế bao bì gây ô nhiễm môi trường khiến nhiều người dân bức xúc.
Hoạt động giặt, tái chế bao bì gây ô nhiễm môi trường khiến nhiều người dân bức xúc.

Bên cạnh đó, có 1/27 cơ sở do không thực hiện việc khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của cơ sở gây ra, không có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật (chiếm 3,7%); buộc khắc phục tình trạng vi phạm; có 6/27 cơ sở do không có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật, không có hợp đồng chuyển giao chất thải rắn thông thường cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý (chiếm 22,2%); buộc có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn, có biện pháp xử lý chất thải rắn theo quy định; 4/27 cơ sở không ký hợp đồng chuyển giao chất thải rắn thông thường cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý (chiếm 7,4%); buộc có biện pháp quản lý chất thải rắn theo đúng quy định.

Trong quá trình kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã lấy mỗi cơ sở 1 mẫu nước thải đang xả ra môi trường. Kết quả phân tích so sánh với cột B của QCVN 40:2011/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp) với Kq=0,9, Kf=1,2 cho thấy: Mẫu nước thải tại tất cả các cơ sở đều có chỉ tiêu phân tích vượt QCVN, các chỉ tiêu vượt như: chỉ tiêu TSS (vượt QCVN từ 1,43 đến 107,55 lần); chỉ tiêu BOD5 (vượt QCVN từ 1,13 đến 21 lần); chỉ tiêu COD (vượt QCVN từ 1,02 đến 144,24 lần); chỉ tiêu S¬2- (vượt QCVN từ 1,03 đến 1,71 lần). Căn cứ theo Điều 5, Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho thấy, tất cả các cơ sở được kiểm tra là cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

Trên cơ sở đó, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã ban hành 27 quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với các cơ sở trên; mức xử phạt cao nhất 35 triệu đồng/hành vi, đơn vị bị xử phạt cao nhất đến 40 triệu đồng, thấp nhất 25 triệu đồng, tổng số tiền xử phạt các cơ sở là 797 triệu đồng.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu 28/28 cơ sở dừng ngay việc xả nước thải chưa qua xử lý, xả bùn thải, chất thải rắn ra sông Nhơm (trong đó 22/28 cơ sở đủ cơ sở tạm dừng hoạt động sản xuất 6 tháng); hoàn thiện các thủ tục liên quan đến ngành nghề kinh doanh, sử dụng đất, tài nguyên nước, công tác bảo vệ môi trường. Thu gom toàn bộ lượng chất thải rắn phát sinh đang đổ thải ra bờ sông Nhơm, khu đất thuê thầu với xã... Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển xử lý; đầu tư hoàn chỉnh công trình xử lý nước thải đạt QCVN trước khi thải ra môi trường. Đầu tư đầy đủ các công trình xử lý nước thải theo quy định, hoàn thiện các thủ tục về đất đai, bảo vệ môi trường, chỉ được phép xả thải ra môi trường khi nước thải đạt QCVN.

Đối với các cơ sở sản xuất tái chế nhựa hạt, phải trang bị thiết bị xử lý khí thải phát sinh tại thiết bị gia nhiệt sản xuất hạt nhựa, khu đốt lưới nhựa đảm bảo trước khi thải ra môi trường. Sau khi khắc phục xong có văn bản báo cáo kèm theo các hồ sơ, tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả vi phạm và gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Triệu Sơn, UBND xã Thái Hòa để được kiểm tra, xác nhận việc khắc phục xong các hậu quả vi phạm theo quy định.

Kết luận kiểm tra cũng nêu rõ, trong công tác quản lý địa phương thì công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương chưa tốt, chưa kịp thời, sâu sát, còn nể nang, né tránh, buông lỏng, xử lý không kiên quyết đã dẫn tới việc hình thành nhiều cơ sở giặt và tái chế bao bì hoạt động trong thời gian dài gây ô nhiễm mà không có biện pháp xử lý dứt điểm.

Trên cơ sở đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: UBND huyện Triệu Sơn kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân UBND xã Thái Hòa khi để xảy ra tình trạng các cơ sở giặt và tái chế bao bì trên địa bàn xã xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường gây ô nhiễm trong thời gian dài. Đồng thời, tổ chức kiểm tra việc sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất giữa UBND xã Thái Hòa với các cơ sở giặt và tái chế bao bì trên địa bàn xã Thái Hòa, trường hợp phát hiện có vi phạm đề nghị có biện pháp xử lý theo quy định.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cũng kiến nghị UBND huyện Triệu Sơn giao Công an huyện thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để ngăn chặn các cơ sở đã yêu cầu tạm dừng hoạt động để đầu tư đầy đủ các công trình xử lý chất thải, cũng như hoàn thiện thủ tục hồ sơ liên quan đến môi trường, đất đai, tài nguyên nước. Đôn đốc các cơ sở thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, trường hợp các cơ sở không nghiêm túc thực hiện hoặc cố tình hoạt động sản xuất, thực hiện ngay các biện pháp cưỡng chế theo quy định. Chỉ cho phép hoạt động trở lại đối với các cơ sở sản xuất đã chấp hành đầy đủ các biện pháp khắc phục hậu quả.

Đối với UBND xã Thái Hòa phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra các sai phạm về môi trường, cho thuê thầu đất không đúng thẩm quyền; thanh lý, chấm dứt các hợp đồng giao thầu đất không đúng thẩm quyền, chỉ đạo các hộ gia đình, cá nhân tháo dỡ công trình xây dựng trái phép trên diện tích đất thầu, đất lấn chiếm hành lang đê sông Nhơm và kênh Nam; chỉ đạo, giám sát các hộ gia đình, cá nhân thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo kết luận của đoàn kiểm tra.

Đối với các cơ sở vi phạm, phải chấp hành nghiêm túc Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và các yêu cầu khắc phục hậu quả vi phạm đã nêu. Đồng thời nghiên cứu chuyển đổi ngành nghề sản xuất nếu thấy không thể thực hiện đầy đủ các yêu cầu về BVMT theo quy định.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.

Đọc thêm

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Xem thêm