Tag
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Tập trung nguồn lực mở rộng NMLD Dung Quất, đề xuất hình thành trung tâm lọc hóa dầu quốc gia

Tin tức 26/07/2022 21:00
aa
TTTĐ - Ngày 25/7, trong khuôn khổ chuyến công tác tại một số tỉnh miền Trung, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn công tác đã tới thăm, làm việc tại Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR).
BSR cam kết trồng 1 triệu cây xanh trong giai đoạn 2021-2025 BSR - Một phần tư thế kỉ phụng sự Tổ quốc Mít tinh kỷ niệm 25 năm Ngày Truyền thống BSR BSR vận hành hệ thống quản trị tổng thể nguồn lực doanh nghiệp Công ty BSR đạt dấu mốc lịch sử - 35 triệu giờ công an toàn
Chủ tịch Quốc hội làm việc tại Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm hỏi cán bộ công nhân viên, người lao động Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn

BSR và vai trò đặc biệt trong cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ngãi

Tại buổi đón tiếp, báo cáo với đoàn công tác, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Lê Mạnh Hùng cho biết: 6 tháng đầu năm nay, PVN đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra đối với các chỉ tiêu sản xuất quan trọng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và an ninh lương thực quốc gia. Các chỉ tiêu tài chính của PVN tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021.

Chỉ sau 6 tháng đầu năm 2022, PVN đã hoàn thành kế hoạch nộp ngân sách cả năm 2022 với 66,1 nghìn tỷ đồng. Các dự án trọng điểm dầu khí tích cực được triển khai và bước đầu đạt kết quả nhất định.

Vừa qua. PVN đã khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đã hòa lưới điện quốc gia...

Đối với Quảng Ngãi, Nhà máy lọc dầu Dung Quất có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Tham gia buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân cho biết, hiện Quảng Ngãi đang đứng thứ 22 cả nước về quy mô kinh tế. Đối với một tỉnh có xuất phát điểm thuần nông nhưng kiên quyết trong việc phát triển công nghiệp như Quảng Ngãi, đó là một sự vượt khó rất lớn. Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, công nghiệp chiếm tỷ trọng 60 - 61%.

Trong năm 2021, tỉnh Quảng Ngãi thu ngân sách Nhà nước đạt 24.000 tỷ đồng; Trong đó, BSR đóng góp hơn 10.000 tỷ đồng. Điều đó cho thấy BSR có vai trò quan trọng trong cơ cấu phát triển kinh tế, thu ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh.

“Tỉnh Quảng Ngãi cam kết đồng hành, tạo điều kiện để NMLD Dung Quất và BSR phát triển hơn nữa”, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân nhấn mạnh.

Để hỗ trợ BSR tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai và góp phần tích cực vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, nguồn thu ngân sách nhà nước, Tổng Giám đốc BSR Bùi Ngọc Dương đề nghị được Quốc hội hỗ trợ xem xét các chủ trương, định hướng về cơ chế, chính sách, ưu đãi, thúc đẩy đầu tư… cho các dự án phát triển hóa dầu, chuyển dịch năng lượng, sản xuất năng lượng xanh; Xem xét các pháp lệnh, chủ trương dự trữ quốc gia về dầu thô. Trong đó ưu tiên đặt tại khu kinh tế Dung Quất và cho phép BSR sử dụng trong những trường hợp đặc biệt nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và bình ổn giá xăng dầu; Xem xét kế hoạch, định hướng cập nhật lại các luật như: Luật Đầu tư, Luật Xây dựng… theo hướng có quy định đặc thù cho các lĩnh vực đầu tư liên quan đến phát triển hoá dầu, chuyển dịch năng lượng… nhằm rút ngắn thời gian triển khai để tận dụng các cơ hội đầu tư; Đồng thời xem xét kế hoạch, định hướng cập nhật thuế giá trị gia tăng, trong đó loại bỏ các sản phẩm được chế biến từ tài nguyên là dầu thô ra khỏi danh sách các sản phẩm không chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu (bao gồm cả xuất khẩu trực tiếp từ BSR hoặc thông qua các khách hàng của BSR) nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Kể từ khi vận hành vào năm 2009 đến hết quý II/2022, BSR đã sản xuất hơn 80,1 triệu tấn sản phẩm; Tổng doanh thu đạt 1,345 triệu tỷ đồng; Nộp ngân sách Nhà nước hơn 195 nghìn tỷ đồng. Kết quả sản xuất kinh doanh từ 2009 đến nay của BSR đã chứng minh việc đầu tư NMLD Dung Quất là chủ trương đúng đắn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; Góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, thúc đẩy kinh tế ở khu vực miền Trung phát triển…

Báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh của BSR, Tổng Giám đốc BSR Bùi Ngọc Dương cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, BSR đã vận hành NMLD Dung Quất an toàn, liên tục, ổn định và hiệu quả. Đồng thời, BSR cũng tận dụng cơ hội chênh lệch cao giữa giá sản phẩm và giá dầu thô (crack margin) để có doanh thu, lợi nhuận sau thuế ở mức cao (doanh thu đạt 87.865 tỷ đồng; nộp ngân sách 10.636 tỷ đồng).

Theo tính toán, lợi nhuận sau thuế của BSR trong 6 tháng đầu 2022 bằng 50% lợi nhuận sau thuế của cả giai đoạn 2009 - 2020.

Đến thời điểm hiện tại, NMLD Dung Quất đã đạt trên 35 triệu giờ công an toàn. BSR cũng không ngừng củng cố và hoàn thiện hệ thống quản trị theo mô hình công ty cổ phần; Đồng thời thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ.

Trong công tác nghiên cứu khoa học, BSR đã có 280 công trình, đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến được công nhận trong và ngoài nước. Hiệu quả ước đạt khoảng 4,8 nghìn tỷ đồng.

Tập trung nguồn lực phát triển ngành dầu khí

Chủ tịch Quốc hội làm việc tại Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc

PVN là một trong những doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế đất nước. Trước đây, từng có thời điểm PVN đóng góp đến gần 25% cho kinh tế quốc gia.

PVN ngày càng khẳng định vị thế, vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Ngoài đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước, PVN còn đóng góp cho sự phát triển kinh tế - đối ngoại của quốc gia, tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm dầu khí, tăng cường tính tự chủ của nền kinh tế; Đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận kể từ khi thành lập BSR luôn vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để vươn lên mạnh mẽ. BSR được coi là nơi tiên phong, đặt nền móng cho sự phát triển ngành lọc hóa dầu, ngoài ra còn đào tạo chuyên gia cho ngành dầu khí.

Việc đầu tư NMLD tại miền Trung là chủ trương đúng đắn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Từ khi vận hành thương mại đến nay đã sản xuất hơn 80 triệu tấn sản phẩm cho thị trường trong nước. Nhất là trong giai đoạn đứt gãy chuỗi cung ứng thì việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước là rất quan trọng.

Để hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022 và những năm tiếp theo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu PVN cần tập trung nguồn lực để hoàn thành mục tiêu chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã được Bộ Chính trị ban hành tại Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 23/7/2015 và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1748, 1749/QĐ-TTg ngày 14/10/2015.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị PVN triển khai đồng bộ đề án cơ cấu lại doanh nghiệp, đảm bảo phát huy hiệu quả nguồn lực đã được đầu tư cũng như hình thành hệ sinh thái, phát triển chuỗi giá trị dầu khí nhằm tăng khả năng cạnh tranh, từng bước khẳng định vị thế của Petrovietnam trên trường quốc tế.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp tục tập trung đổi mới, nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp trên cơ sở xây dựng chiến lược, lộ trình chuyển đổi số, đảm bảo phù hợp với đặc thù ngành dầu khí với trình độ kỹ thuật cao và mô hình kinh doanh trên nền tảng số; Tập trung các nguồn lực đầu tư cho các dự án có hiệu quả cao; rà soát kế hoạch đầu tư, ưu tiên nguồn vốn cho các dự án cấp bách, trọng điểm, không đầu tư dàn trải.

Đối với BSR, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần tập trung công tác quản trị rủi ro, quản trị tài chính; Đánh giá toàn diện tác động của việc thay đổi cơ chế, chính sách, đặc biệt là các quy định về chất lượng khí thải để kịp thời có các nghiên cứu, điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp.

Bên cạnh đó, BSR có định hướng giữ thị phần lọc dầu và từng bước chuyển hướng phù hợp sang sản phẩm hóa dầu; Tập trung mọi nguồn lực để triển khai dự án nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất, tính toán để kêu gọi, lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược; Phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các cơ quan liên quan để đánh giá thấu đáo đề xuất hình thành Trung tâm Lọc hóa dầu Quốc gia tại Dung Quất.

Về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, tại kỳ họp thứ ba vừa qua, Quốc hội đã thảo luận cho ý kiến nhằm thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước liên quan đến hoạt động ngành dầu khí.

Ngay sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ tư tới nhằm tạo hành lang pháp lý phát triển ngành dầu khí trong tình hình mới.

Đọc thêm

Đoàn đại biểu T.Ư Đoàn viếng nguyên Bí thư thứ nhất Đặng Quốc Bảo Thời sự

Đoàn đại biểu T.Ư Đoàn viếng nguyên Bí thư thứ nhất Đặng Quốc Bảo

TTTĐ - Sáng 18/9, đoàn đại biểu Trung ương Đoàn do Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy làm Trưởng đoàn đã tới kính viếng Thiếu tướng Đặng Quốc Bảo, nguyên Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương Đảng, nguyên Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.
Quảng Ninh dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn ngân sách để khắc phục hậu quả bão số 3 Tin tức

Quảng Ninh dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn ngân sách để khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ 55 đã thống nhất điều chỉnh, bổ sung phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2024 để dành 1.000 tỉ đồng cho khắc phục hậu quả bão số 3.
Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII Thời sự

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng - yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới MultiMedia

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng - yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

TTTĐ - Trong hơn 94 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng ta không ngừng tìm tòi, phát triển, bổ sung, hoàn thiện phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền. Đây là yếu tố then chốt bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, đưa con thuyền cách mạng vượt qua mọi thác ghềnh, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Gỡ điểm nghẽn, người dân được giải quyết thủ tục hành chính “thần tốc” Tin tức

Gỡ điểm nghẽn, người dân được giải quyết thủ tục hành chính “thần tốc”

TTTĐ - Hà Nội là địa phương đầu tiên hoàn thành Đề án thí điểm và thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trung tâm sẽ tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính "phi địa giới", thời gian giao dịch trực tiếp không quá 15 phút/1 hồ sơ...
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII Thời sự

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
Tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển Thủ đô Hà Nội Tin tức

Tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển Thủ đô Hà Nội

TTTĐ - Hội thảo khoa học Quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô dự kiến tập trung về các vấn đề như tổng quan về Thủ đô Hà Nội, khái quát vai trò, vị trí, sứ mệnh của Thủ đô Hà Nội đối với quốc gia; 70 năm Giải phóng Thủ đô, thành tựu và một số bài học kinh nghiệm; tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu.
6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3 Tin tức

6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Tăng cường hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Viêng Chăn Tin tức

Tăng cường hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Viêng Chăn

TTTĐ - Hai bên đã đánh giá lại kết quả hợp tác trên cơ sở thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa Đảng bộ, chính quyền Thủ đô Hà Nội và Đảng bộ, chính quyền Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2022 - 2025.
Tấm lòng Thủ đô dành cho thầy và trò tỉnh Yên Bái MultiMedia

Tấm lòng Thủ đô dành cho thầy và trò tỉnh Yên Bái

TTTĐ - Nằm trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ đồng bào vùng lũ bị thiệt hại, chiều 17/9, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô do đồng chí Nguyễn Mạnh Hưng - Tổng Biên tập báo làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, làm việc và trao những phần hỗ trợ đến Nhân dân tỉnh Yên Bái. Đặc biệt, các thầy cô giáo và học sinh tỉnh Yên Bái đã nhận được những phần quà thiết thực, là tấm lòng của báo Tuổi trẻ Thủ đô và hàng nghìn nhà hảo tâm chung tay gửi về.
Xem thêm