Tag

Tạo dựng thị trường tiêu thụ bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Nông thôn mới 09/08/2022 08:48
aa
TTTĐ - Cùng với việc tập trung phân hạng các sản phẩm OCOP, huyện Mê Linh đã tập trung tuyên truyền quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP. Qua đó đã tạo dựng thị trường tiêu thụ bền vững, nâng cao giá trị cho các sản phẩm nông sản chủ lực trên địa bàn huyện.
Phát triển sản phẩm OCOP khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn Nông sản tiêu biểu của Hà Nội và các tỉnh sẽ có mặt tại Hội chợ OCOP Phải chủ động, sáng tạo hỗ trợ các địa phương xây dựng Nông thôn mới Điểm giao lưu, hợp tác giữa người tiêu dùng Thủ đô với các chủ thể OCOP Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc

Chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao

Thời gian qua, huyện Mê Linh luôn chú trọng triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhờ vậy đã có 55 sản phẩm nông nghiệp được công nhận từ 3 đến 4 sao. Đây là điều kiện thuận lợi để Mê Linh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, quy mô lớn, giúp nâng cao thu nhập cho người dân.

Ông Nguyễn Tiến Dũng (ở thôn Thường Lệ, xã Đại Thịnh) là người tiên phong ứng dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất nông nghiệp. Trên diện tích hơn 12ha ruộng trũng, cấy lúa hiệu quả thấp, ông thuê lại của người dân và chuyển đổi sang phát triển trang trại tổng hợp.

Trong đó, ông Dũng dành khoảng 5.000m2 phát triển mô hình trồng lan hồ điệp ứng dụng công nghệ cao. Mỗi năm trang trại của ông cung cấp cho thị trường 100.000-120.000 cây lan, doanh thu 7 tỷ đồng. Nhờ sản xuất ổn định nên cuối năm 2021, lan hồ điệp của ông đã được phân hạng sản phẩm OCOP “4 sao”.

Tạo dựng thị trường tiêu thụ bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP
Giám đốc HTX Khánh Phong (xã Tiến Thịnh) Nguyễn Thế Lâm chăm sóc ổi Lê Đài Loan – sản phẩm OCOP 4 sao

Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, hoa lan (chủ yếu là giống hồ điệp) được gieo trồng trong nhà màng, nhà lưới. Nhiệt độ vườn ươm được điều chỉnh phù hợp với sinh trưởng, phát triển của cây hoa ở từng giai đoạn. Hệ thống tưới tự động cũng được lắp đặt giúp tiết giảm tối đa lượng nhân công cần thiết. Mỗi năm vườn ươm cung cấp cho thị trường khoảng 120.000 cây lan các loại.

Hướng tới mục xây dựng trang trại thành khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái, phục vụ việc thăm quan, trải nghiệm của nhân dân thủ đô, ông Nguyễn Tiến Dũng đã thành lập Công ty TNHH Thương mại và du lịch Tiến Tuấn.

Cũng phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, Hợp tác xã Nông nghiệp Khánh Phong, xã Tiến Thịnh trồng 10ha cây ăn quả các loại theo hướng hữu cơ. Để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, Hợp tác xã áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc bằng mã QR code, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Đặc biệt, 2 sản phẩm chủ lực của đơn vị là ổi Đài Loan và đu đủ đã được thành phố Hà Nội công nhận sản phẩm OCOP đạt “4 sao”.

Giám đốc Hợp tác xã Khánh Phong Nguyễn Thế Lâm cho biết: “Từ khi sản phẩm được gắn sao, việc tiêu thụ trái cây không chỉ thuận lợi hơn mà giá trị cũng được nâng cao đáng kể. Hiện nay, sản phẩm của chúng tôi đã phân phối tại nhiều cửa hàng hoa quả sạch ở thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận”.

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp, tạo ra những nông sản chất lượng

Ổi lê của Hợp tác xã Nông nghiệp Khánh Phong và hoa lan hồ điệp của Công ty Tiến Tuấn chỉ là hai trong số 55 sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Mê Linh. Trong đó, giai đoạn 2018 - 2020, toàn huyện Mê Linh đã có 35 sản phẩm được UBND thành phố Hà Nội công nhận, cấp sao trong chương trình OCOP. Trong đó, có 9 sản phẩm OCOP đạt 4 sao, còn lại là các sản phẩm được chứng nhận 3 sao. Năm 2021, huyện Mê Linh có thêm 20 sản phẩm được đánh giá 3 sao và 4 sao, nâng tổng số sản phẩm được công nhận đến nay lên 55 sản phẩm.

Với mục tiêu thúc đẩy phát triển nông nghiệp, tạo ra những nông sản chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường, huyện Mê Linh đã ban hành Đề án phát triển Chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, cụ thể hóa nguyên tắc và các bước tổ chức triển khai thực hiện.

Tạo dựng thị trường tiêu thụ bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP
Lan hồ điệp của Công ty TNHH TM &DL Tiến Tuấn xã Đại Thịnh- Sản phẩm OCOP 4 sao

Ông Phạm Thành Đô, Trưởng Phòng Kinh tế huyện Mê Linh cho biết: Phòng Kinh tế đã phối hợp các xã, thị trấn hoàn thành việc rà soát, đánh giá đối với 122 sản phẩm thuộc 6 nhóm ngành hàng sản phẩm OCOP. Đây là cơ sở quan trọng để các chủ thể có kế hoạch đầu tư, phát triển, hoàn thiện sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

Định hướng phát triển của huyện không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng, mà còn gia tăng về giá trị, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của Việt Nam, cũng như từng bước chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, hướng đến mục tiêu xuất khẩu.

Để thực hiện được mục tiêu phát triển các sản phẩm OCOP, huyện Mê Linh tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, từ đó huy động sự vào cuộc của các chủ thể và đông đảo tầng lớp Nhân dân. Cùng với phát triển sản phẩm OCOP, Mê Linh cũng sẽ chú trọng xây dựng điểm giới thiêu, bán hàng; tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm đưa nông sản, hàng hóa của các chủ thể vào hệ thống phân phối.

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, tin rằng, chương trình OCOP của huyện Mê Linh sẽ tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm hàng hóa nông sản, tăng thu nhập cho người sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng huyện Mê Linh phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.

Trang thông tin có sự phố hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội

Đọc thêm

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt" Nông thôn mới

Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, ngành cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Xem thêm