Tag
Công nghiệp văn hóa Hà Nội

Tạo đột phá với không gian sáng tạo

Văn hóa 08/02/2022 16:07
aa
TTTĐ - Với hơn 1.000 năm văn hiến, Hà Nội được đánh giá có thế mạnh trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Một trong những trụ cột của thành phố sáng tạo và “mũi nhọn” cho sự phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô chính là các không gian sáng tạo.
Không gian nghệ thuật đầy màu sắc chào năm mới

Nhìn từ những thành công trên thế giới

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đối với nhiều quốc gia trên thế giới, ngành công nghiệp văn hóa (một phần của ngành công nghiệp sáng tạo) đang phát triển nhanh chóng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Với khả năng đem lại nguồn thu lớn, lượng việc làm đáng kể, không ít quốc gia đã coi công nghiệp văn hóa là “con gà đẻ trứng vàng” và phát triển ngành này trở thành lĩnh vực đột phá, nguồn lực lớn trong chiến lược phát triển đất nước.

Ông Đỗ Đình Hồng- Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao thăm khu trưng bày mẫu của Bảo tàng Hà Nội
Ông Đỗ Đình Hồng, Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thăm khu trưng bày mẫu của Bảo tàng Hà Nội

Công nghiệp văn hóa và sáng tạo được xem như chìa khóa phát triển. Những năm gần đây, Nhật Bản và Hàn Quốc đã trở thành thị trường công nghiệp văn hóa và sáng tạo lớn nhất thế giới, vượt cả Châu Âu và Bắc Mỹ. Cả hai quốc gia Bắc Á này đều coi công nghiệp văn hóa, đặc biệt là văn hóa giải trí, là phương tiện quan trọng để thúc đẩy quan hệ quốc tế.

Các sản phẩm của công nghiệp văn hóa Nhật Bản như truyện tranh, phim hoạt hình, trò chơi công nghệ cao, thời trang, âm nhạc, ẩm thực… đã dần trở nên quen thuộc ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Với những chính sách đầu tư có trọng điểm, nguồn lực sức mạnh “mềm” - văn hóa, Nhật Bản đã không ngừng vươn lên trở thành cường quốc kinh tế đầu tiên của Châu Á...

Tạo đột phá với không gian sáng tạo
Diễu hành nghệ thuật chào mừng 20 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu Thành phố vì hòa bình (năm 2019)

Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia xây dựng và phát triển thành công ngành công nghiệp văn hóa. “Thai nghén”, hình thành từ những năm 90, đến nay, Hàn Quốc nổi lên như một nước xuất khẩu lớn về văn hóa đại chúng, phim ảnh và ca nhạc. Nơi đây cũng đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn đông đảo du khách các nước, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, công nghiệp văn hóa Hàn Quốc đã mang lại “hiệu quả lan tỏa” đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Ở Anh, công nghiệp văn hóa đã tạo ra thu nhập khoảng 112,5 tỷ bảng/năm (5% GDP), chiếm 10 - 15% thị phần công nghiệp văn hóa thế giới. 85% thu nhập quốc dân của Hồng Kông (Trung Quốc) có được từ nguồn thu dịch vụ giải trí, truyền hình. Giá trị gia tăng của công nghiệp văn hóa Trung Quốc đạt 3,47 nghìn tỷ Nhân dân tệ năm 2017 (chiếm 4,23% GDP)...

Ông Michael Croft, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam dẫn Báo cáo Toàn cầu của UNESCO năm 2018 nhấn mạnh: Văn hóa và các ngành công nghiệp sáng tạo đang ngày càng được coi là những giải pháp chiến lược cho những mô hình sáng tạo, sản xuất, gia tăng thu nhập và giảm nghèo kiểu mới, đồng thời, chúng đang nhanh chóng trở thành một thành phần chủ đạo cho sự phát triển kinh tế trên thế giới nói chung và tại khu vực Đông Nam Á nói riêng.

Những gợi mở cho Hà Nội

Hà Nội đang kỳ vọng công nghiệp văn hóa sẽ trở thành ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, phát triển rõ rệt về chất và lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế Thủ đô. Không những thế, ngành công nghiệp văn hóa còn góp phần giải quyết việc làm thông qua sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, tiêu dùng của người dân và xuất khẩu; Góp phần quảng bá hình ảnh, con người Thủ đô; Xác lập được các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa…

Diễu hành nghệ thuật chào mừng 20 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu Thành phố vì hòa bình (năm 2019)
Diễu hành nghệ thuật chào mừng 20 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu Thành phố vì hòa bình (năm 2019)

Một trong những điểm mới trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng là khẳng định quyết tâm: Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa. Thủ đô Hà Nội hiện là một trong những địa phương đầu tiên xác định sẽ sớm ra một nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa… Những cách làm hay trên thế giới về quy hoạch không gian sáng tạo sẽ là hướng đi gợi mở cho Hà Nội thúc đẩy sự phát triển của một thành phố sáng tạo - mục tiêu mà thành phố vươn tới.

Là kiến trúc sư sáng lập 282 Design, anh Phạm Thanh Huy đã từng đi qua nhiều thành phố lớn trên thế giới. “Mắt thấy, tai nghe” từ những không gian sáng tạo trên thế giới đã thôi thúc anh sáng lập nên không gian sáng tạo ở Hà Nội. Điều mà anh đúc rút ra là các nước dành diện tích lớn cho các không gian sáng tạo, phố đi bộ, điểm giao lưu văn hóa hoặc bảo tàng.

Theo anh Phạm Thanh Huy, ở nước ta, các khu bảo tàng, các khu công cộng, thư viện khá vắng người đến thăm thì ở một số nước như Nhật Bản hay các nước phương Tây, những nơi này lại rất “hút” khách. Bởi lẽ, không gian sáng tạo ở những nơi này rất thoáng đãng để người dân có thể tụ tập... Đặc biệt, mật độ cây xanh của họ rất nhiều.

Kiến trúc sư Nhâm Chí Kiên (nhóm kiến trúc sư Weplay) cũng là người đã đi khảo sát ở nhiều nơi trên thế giới và cũng rất tâm đắc với những công viên “mở” xen kẽ trong các quảng trường lớn. Ở đây, người dân, du khách có thể vừa tham quan, vừa dừng chân dễ dàng. “Điều này đối lập hoàn toàn với những “công viên hàng rào” ở nước ta”, kiến trúc sư Nhâm Chí Khanh nói.

Bên cạnh việc tạo ra những không gian xanh hay khoảng không gian thoáng đãng, việc “tái sinh” cơ sở sản xuất cũ thành không gian sáng tạo là hướng đi được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, giúp mang lại lợi ích đa chiều.

Trên thế giới, các không gian sáng tạo được hình thành từ nhà máy cũ không phải hiếm. Những cơ sở công nghiệp nặng và hạ tầng kiểu cũ như hầm mỏ, kho tàng, ga tàu, sân bay... khi phải đóng cửa do không phù hợp, người ta đã tìm cách chuyển đổi công năng để lưu lại ký ức, tìm cách phục vụ đời sống dân chúng thay vì phá bỏ. Điển hình như: Công trình Zeche Zollverein (North Rhine-Westphalia, Đức) từ mỏ than công nghiệp chuyển thành công viên văn hóa đa năng; Nagasaki Shipyard Museum (Nagasaki, Nhật Bản) từ bến tàu cảng công nghiệp chuyển thành bảo tàng lịch sử công nghiệp...

Chia sẻ quan điểm tại tham luận “Di sản công nghiệp - Một cách tiếp cận mới trong việc chuyển đổi các nhà máy cũ ở nội đô”, PGS. TS Phạm Thúy Loan, Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia, cho biết, trên thế giới, nhiều thành phố đã chuyển đổi từ thành phố công nghiệp sang thành phố của du lịch, dịch vụ và công nghệ. Các nhà máy cũ được chuyển đổi thành không gian hoạt động nghệ thuật, sáng tạo, khởi nghiệp. Chiến lược này vừa làm giàu văn hóa, lịch sử cho thành phố, vừa tạo môi trường cởi mở thu hút sự tham gia của người dân.

Nhắc đến một số hướng đi theo cách này trên thế giới và gợi ý cho Hà Nội, PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam lấy ví dụ Tobacco Factory Theatre ở thành phố Bristol (Anh). Đây là không gian sáng tạo hình thành từ việc cải tạo một công trình cũ - nhà máy thuốc lá bị bỏ hoang thành địa điểm nghệ thuật mang sức sống mới.

Hà Nội với mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững

Ngày 23/11, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm lần thứ XVII Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2021). Tại lễ kỷ niệm, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Đỗ Đình Hồng cho biết, trải qua hơn một ngàn năm với biết bao biến đổi, thăng trầm, Thăng Long - Hà Nội trở thành mảnh đất "địa linh nhân kiệt", là "trái tim của cả nước" - nơi kết tinh và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống văn hiến, lòng nhân nghĩa và yêu chuộng hòa bình của con người Việt Nam.

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao chia sẻ, 2021 là năm đặc biệt khó khăn chưa có tiền lệ do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Mọi ngành nghề, trong đó có công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Thủ đô đều bị ảnh hưởng nặng nề. Với những nỗ lực mạnh mẽ đảm bảo sự an toàn của các cơ quan, công sở, điểm di tích, di sản, ngành đã đổi mới tổ chức nhiều hình thức để bảo tồn, phát huy giá trị các di sản.

Ngành cũng đã tham mưu để Thành ủy, UBND TP sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô với những điều, khoản cụ thể trong lĩnh vực văn hóa. Để đạt được những kết quả đó, có phần không nhỏ của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ và rất nhiều các tổ chức, cá nhân yêu di sản...

Hơn 20 năm qua, Hà Nội đã gìn giữ, phát huy các giá trị của danh hiệu Thành phố vì hòa bình, tạo nên sức hấp dẫn riêng có của Thủ đô. Hình ảnh Hà Nội là một điểm đến "an toàn - thân thiện", ngày càng được giới thiệu, quảng bá rộng rãi và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Bằng chủ trương phát triển Hà Nội ngày một năng động, sáng tạo trên nền tảng lịch sử, văn hóa ngàn năm văn hiến, Hà Nội chủ trương xây dựng Nghị quyết về phát triển Công nghiệp văn hóa với những mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững; Trước mắt là thực hiện các cam kết, xây dựng và phát triển Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Khẳng định sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Hà Nội tuy đạt được những thành tích đáng khích lệ nhưng cũng còn những tồn tại, hạn chế và đang đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; TP Hà Nội và Hội đồng di sản văn hóa quốc gia… để sự nghiệp quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Thủ đô ngày càng đạt được kết quả tốt đẹp…

Trên nền tảng những quyết sách về văn hóa tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, các nhà khoa học kỳ vọng, Hà Nội sẽ khai thác hiệu quả sức mạnh mềm để xây dựng Thủ đô ngày càng tốt đẹp hơn, xứng đáng là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của đất nước.

Đọc thêm

Lan tỏa không khí thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô Văn học - Nghệ thuật

Lan tỏa không khí thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

TTTDD - Trong không khí sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), vừa qua Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội đã tổ chức Hội diễn văn nghệ - Cụm số 5 với sự tham gia của 10 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố.
"Bay qua hồ Gươm" - món quà đặc biệt dành tặng Hà Nội Văn hóa

"Bay qua hồ Gươm" - món quà đặc biệt dành tặng Hà Nội

TTTĐ - Tập thơ "Bay qua hồ Gươm" của nhà thơ, nhà báo Huỳnh Mai Liên là một món quà đặc biệt dành tặng Hà Nội dịp kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Lấy cái nhìn trẻ thơ đầy trong trẻo, những tác phẩm là tiếng nói thủ thỉ tâm tình, là tình yêu Hà Nội gửi gắm qua mỗi thế hệ.
Khắc họa mùa thu Hà Nội đầy hào hùng và lãng mạn Văn hóa

Khắc họa mùa thu Hà Nội đầy hào hùng và lãng mạn

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thực hiện chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Hà Nội những cảm xúc tháng 10".
Triển lãm 100 tài liệu về những ngày tiếp quản Hà Nội Văn hóa

Triển lãm 100 tài liệu về những ngày tiếp quản Hà Nội

TTTĐ - Ngày 3/10, triển lãm “Hà Nội - Ký ức những ngày tiếp quản” chính thức mở cửa đón khách tham quan tại Nhà triển lãm (61 Tràng Tiền, Hà Nội).
Người dân và du khách hào hứng với triển lãm "Hà Nội trong tôi" Văn hóa

Người dân và du khách hào hứng với triển lãm "Hà Nội trong tôi"

TTTĐ - Hướng đến kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tại khu vực Hồ Gươm, triển lãm ảnh ngoài trời “Hà Nội trong tôi” được tổ chức trên không gian đi bộ từ ngày 28/9 đến 29/10.
Trải nghiệm đầy tự hào trên vùng đất thiêng Điện Biên Phủ Nhịp điệu cuộc sống

Trải nghiệm đầy tự hào trên vùng đất thiêng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) không chỉ là một địa danh lịch sử mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, sự kiên cường và tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 Người Hà Nội

Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024

TTTĐ - Tối mai (4/10), tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội sẽ diễn ra đêm khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Jacqueline Tiên Nguyễn tỏa sáng tại Milan & Paris Fashion Week Thời trang - Làm đẹp

Jacqueline Tiên Nguyễn tỏa sáng tại Milan & Paris Fashion Week

TTTĐ - Tuần lễ Thời trang Milan & Paris trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết với sự góp mặt của Jacqueline Thảo Tiên Nguyễn trên cương vị mới - CEO của DAFC. Hơn nữa, Jacqueline Tiên Nguyễn còn đồng hành cùng Marie Trâm Anh và Ashleigh Huỳnh càng làm tăng thêm sức hút của bộ ba mỹ nhân Việt.
Lắng nghe những cây bàng kể chuyện lịch sử hào hùng Văn hóa

Lắng nghe những cây bàng kể chuyện lịch sử hào hùng

TTTĐ - Thiết thực kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Bàng ơi...!”. Loài cây bình dị này cũng là chứng nhân để kể lại những câu chuyện lịch sử hào hùng của Hà Nội và đất nước ta.
Hoàng thành Thăng Long tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc Văn hóa

Hoàng thành Thăng Long tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với các đơn vị tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày, triển lãm tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Xem thêm