Tag

Tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương phát triển nông nghiệp bền vững

Nhịp sống trẻ 01/06/2023 09:16
aa
TTTĐ - Trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, chiều 31/5, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan (đoàn Hà Nội) kiến nghị Chính phủ phân cấp cho tỉnh được chủ động quyết định chuyển đổi nội hàm cơ cấu cây trồng, vật nuô; Quyết định tỷ lệ xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ trong nội bộ đất nông nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đồng hành với địa phương phát triển nền nông nghiệp bền vững Học viện Nông nghiệp Việt Nam đồng hành với địa phương phát triển nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Ngày 17/3, tại tỉnh Sơn La đã diễn ra Hội nghị “Học viện Nông nghiệp Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp người ...

Chống biến đổi khí hậu: Cần chú trọng giải pháp cho ngành nông nghiệp

Tại phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan đánh giá cao báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của các ủy ban Quốc hội về bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2022, tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023. Báo cáo cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khó khăn, nhận diện rõ những vướng mắc, thách thức sắp tới để đề ra các giải pháp ứng phó phù hợp…

Đại biểu Nguyễn Thị Lan phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, chiều 31/5
Đại biểu Nguyễn Thị Lan phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, chiều 31/5

“Trong 11 nhiệm vụ trọng tâm bao trùm các lĩnh vực kinh tế, xã hội mà Chính phủ đã đề ra trong thời gian sắp tới, nhiệm vụ số 6 đã thể hiện Chính phủ sẽ quyết liệt triển khai chiến lược, chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, chuyển đổi năng lượng. Tôi cho rằng đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, cần thiết, phải nỗ lực triển khai thường xuyên để đảm bảo sự chủ động thích ứng, bảo vệ cộng đồng, môi trường tự nhiên, an toàn, ổn định phát triển đời sống kinh tế, xã hội của quốc gia và để thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Cop 26; Thể hiện một đất nước Việt Nam trách nhiệm, hành động, sẵn sàng chung tay cùng cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu”, đại biểu Nguyễn Thị Lan cho biết.

Tuy nhiên để có thể hiện thực hóa các cam kết trên, đại biểu Nguyễn Thị Lan cho rằng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành sau khi có kế hoạch cụ thể, mục tiêu rõ ràng, phân định trách nhiệm những bên liên quan, cần phải có cơ chế giám sát đánh giá chặt chẽ, thường xuyên, liên tục đôn đốc, kiểm tra tính hiệu quả của mỗi chương trình; Ứng dụng công nghệ số, khoa học dữ liệu, giải pháp thông minh và khoa học công nghệ trong hành động của Việt Nam. Các bộ, ngành có chính sách quy hoạch phát triển dài hạn lồng ghép mục tiêu thích ứng và mục tiêu giảm phát thải; Cần đặc biệt chú trọng đến các giải pháp cho ngành Nông nghiệp vì đây là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam (gần 20% GDP), liên quan rộng đến nhiều bộ phận xã hội trong cả nước (54% dân số lao động, gần 35% diện tích đất của cả nước), vừa là ngành chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu, lại đồng thời là ngành tạo ra lượng phát thải lớn chiếm đến 10-25%.

Giúp địa phương tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triên nông nghiệp

Tại nghị trường, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan đã chuyển tới Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan ý kiến của cử tri huyện Chương Mỹ, Thạch Thất, Quốc Oai nói riêng và một số huyện ngoại thành Hà Nội như:

Hiện nay, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được thực hiện theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ. Nghị định này đã giúp nhiều địa phương tháo gỡ những khó khăn, thành phố Hà Nội đã rất quyết tâm chỉ đạo để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông nghiệp chất lượng cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên, việc chuyển đổi còn tồn tại một số hạn chế.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan kiến nghị giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các địa phương phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả
Đại biểu Nguyễn Thị Lan kiến nghị giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các địa phương phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả

“Để chuyển đổi, các tỉnh phải báo cáo hàng năm nên địa phương thiếu tính chủ động như: cần có hướng dẫn đầy đủ hơn về việc lắp đặt hệ thống nhà màn, nhà lưới; cần có quy định mật độ xây dựng một số công trình phụ trợ phục vụ phát triển sản xuất như nhà sơ chế, nhà tạm bảo vệ…; cần quy định việc chuyển đổi đất trồng lúa sang chăn nuôi; cần có hướng dẫn đầy đủ hơn về việc xây chuồng trại để nuôi thủy sản kết hợp thủy cầm.

Cử tri và Nhân dân đề nghị phân cấp cho các tỉnh được chủ động quyết định chuyển đổi nội hàm cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản; Quyết định tỷ lệ xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ trong nội bộ đất nông nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả cao”, đại biểu Nguyễn Thị Lan kiến nghị.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Để không tụt hậu trong kỷ nguyên việc làm mới… Camera 360 trẻ

Để không tụt hậu trong kỷ nguyên việc làm mới…

TTTĐ - Kỹ năng chuyên môn không còn là “tấm vé duy nhất” để chinh phục nhà tuyển dụng. Trong bối cảnh thị trường lao động biến động không ngừng bởi chuyển đổi số, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo, người trẻ nếu không chủ động trau dồi kỹ năng mới sẽ dễ bị tụt lại phía sau.
Học trò Hà thành sáng chế thiết bị báo cháy, rò rỉ khí ga Bản tin công tác Đội

Học trò Hà thành sáng chế thiết bị báo cháy, rò rỉ khí ga

TTTĐ - Khi nhà có cháy hoặc rò rỉ khí ga thiết bị sẽ lập tức gửi tin nhắn đến điện thoại chính chủ; đồng thời kích hoạt còi báo động để những người xung quanh biết… Đây là những điểm nổi bật của “Thiết bị báo cháy, rò rỉ khí ga” được sáng chế bởi hai học sinh lớp 8A, trường THCS Nguyễn Du (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Nhịp sống trẻ

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
"Bệ phóng" cho sản phẩm OCOP và khởi nghiệp sáng tạo Nhịp sống trẻ

"Bệ phóng" cho sản phẩm OCOP và khởi nghiệp sáng tạo

TTTĐ - Để hỗ trợ và phát triển mạnh mẽ về văn hoá, thành phố Hà Nội vừa ban hành Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trong đó, việc thành lập các trung tâm công nghiệp văn hóa đóng vai trò như "bệ phóng" cho các sản phẩm OCOP, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa.
Tạo đà cho sản phẩm văn hóa Thủ đô “vươn mình” Tôi yêu Hà Nội

Tạo đà cho sản phẩm văn hóa Thủ đô “vươn mình”

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội về quy định, tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân, đặc biệt là các bạn trẻ. Nhiều người kỳ vọng Nghị quyết sẽ sớm được ban hành để tạo sự bứt phá trong phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội của Thủ đô.
Hơn 1.000 thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe sinh sản Camera 360 trẻ

Hơn 1.000 thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe sinh sản

TTTĐ - Ngày 3/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Sức khỏe thế giới năm 2025; khám bệnh, tặng quà cho người dân.
Bạn trẻ học kỹ năng cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ cộng đồng Tôi yêu Hà Nội

Bạn trẻ học kỹ năng cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ cộng đồng

TTTĐ - Các tình nguyện viên Thủ đô không chỉ được trang bị kiến thức mà còn thực hành kỹ năng sử dụng bình chữa cháy và phương tiện thô sơ dập tắt đám cháy; cách phòng chống đuối nước, cứu nạn, cứu hộ, sơ cấp cứu an toàn...
Công nghệ, AI và sự dịch chuyển xu hướng chọn nghề của bạn trẻ Camera 360 trẻ

Công nghệ, AI và sự dịch chuyển xu hướng chọn nghề của bạn trẻ

TTTĐ - Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) đang định hình lại thị trường lao động. Nhiều ngành nghề mới ra đời, trong khi một số công việc truyền thống dần bị thay thế bởi tự động hóa. Điều này khiến giới trẻ có những phản ứng khác nhau: Người lạc quan đón nhận cơ hội, người lo lắng về tương lai, người tìm cách cân bằng giữa truyền thống và hiện đại…
Đà Nẵng: Tuyên dương 350 Cháu ngoan Bác Hồ cấp thành phố Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đà Nẵng: Tuyên dương 350 Cháu ngoan Bác Hồ cấp thành phố

TTTĐ - Sáng 3/4, Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Đà Nẵng tổ chức Chương trình tuyên dương Cháu ngoan Bác Hồ thành phố lần thứ V năm 2025.
Ninh Thuận vinh danh 150 Cháu ngoan Bác Hồ xuất sắc Nhịp sống trẻ

Ninh Thuận vinh danh 150 Cháu ngoan Bác Hồ xuất sắc

TTTĐ - Tỉnh đoàn, Hội đồng Đội tỉnh Ninh Thuận vừa tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ cấp tỉnh lần thứ VIII, năm 2025, đánh dấu cột mốc quan trọng trong phong trào thiếu nhi của tỉnh.
Xem thêm