Tag

Tăng thuế là biện pháp hiệu quả để giảm tác hại của thuốc lá

Tin Y tế 18/10/2024 13:00
aa
TTTĐ - Sáng 18/10, Truyền hình Quốc hội Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm "Phương án thuế tiêu thụ đặc biệt hướng tới mục tiêu Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030".
Báo động tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử Gia tăng tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng Bộ Y tế hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá Đề xuất sửa đổi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá

Hướng tới chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại của thuốc lá

Nhằm giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá, tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá nhằm giảm bệnh tật và tử vong do sử dụng các sản phẩm thuốc lá gây ra, tháng 5/2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030.

Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2025, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 39%; nhóm nữ từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 1,4%.

Đến năm 2030, tỷ lệ sử dụng thuốc lá giảm trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 36 %; nhóm nữ từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 1%.

Tăng thuế là biện pháp hiệu quả để giảm tác hại của thuốc lá
Tọa đàm "Phương án thuế tiêu thụ đặc biệt hướng tới mục tiêu Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030" của Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Đồng thời, Chiến lược yêu cầu: “Xây dựng lộ trình tăng thuế đối với các sản phẩm thuốc lá đảm bảo đến năm 2030 mức thuế đạt tỷ trọng trên giá bán lẻ theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)” và giao Bộ Tài chính “Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan xây dựng lộ trình tăng thuế thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm thuốc lá để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá của Chiến lược”.

Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay đặt ra nhiều thách thức trong đó có thách thức về thay đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá.

Theo thống kê, Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN có số người trưởng thành hút thuốc lá cao nhất, chỉ sau Indonesia và Philippines.

Tăng thuế là biện pháp hiệu quả để giảm tác hại của thuốc lá
Th.s. BS Nguyễn Tuấn Lâm, cán bộ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam phát biểu tại Toạ đàm

Trình bày tham luận tại Phiên 1 về chủ đề “Tác hại của thuốc lá, các thách thức trong việc thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại của thuốc lá đến 2030”, BS Nguyễn Tuấn Lâm, cán bộ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, trình bày tham luận về tác hại thuốc lá, thực trạng sử dụng thuốc lá hiện nay, nguy cơ không đạt được mục tiêu của chiến lược.

Theo nhiều nghiên cứu và thống kê, thuốc lá gây ra nhiều tác hại với sức khỏe con người và hệ lụy cho xã hội. Ước tính mỗi năm, Việt Nam có khoảng 40.000 ca tử vong do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá.

Chi phí điều trị 5 nhóm bệnh (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa - hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ) trên tổng số 25 bệnh do thuốc lá gây ra, tiêu tốn khoảng 1% GDP, tương đương với 3 tỷ USD (67.000 tỷ đồng).

Đề xuất tăng thuế cần phù hợp với thực tiễn

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) dự kiến được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, khai mạc vào ngày 21/10/2024.

Trong đó, ban soạn thảo đề nghị tăng thuế suất với mặt hàng thuốc lá để góp phần điều tiết tiêu dùng và thực hiện cam kết quốc tế.

Cụ thể, mặt hàng thuốc lá sẽ giữ nguyên thuế suất 75% và bổ sung mức thuế tuyệt đối theo lộ trình từng năm trong giai đoạn từ 2026 - 2030 với 2 phương án.

Phương án 1 sẽ bổ sung 2.000 đồng/bao thuốc ở năm đầu tiên và tăng tịnh tiến 2.000đồng/bao trong các năm kế tiếp để đạt mức 10.000 đồng vào năm 2030.

Phương án 2 áp dụng mức tăng 5.000 đồng/bao ngay từ năm 2026 và tăng tịnh tiến 1.000 đồng/bao trong 3 năm kế tiếp và 2.000 đồng/bao năm 2030 để đạt mức 10.000 đồng/bao năm 2030.

Hai phương án này dù được đánh giá là bước đi đúng hướng, tuy nhiên, để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc của Chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 cần phải có thêm những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa.

Tăng thuế là biện pháp hiệu quả để giảm tác hại của thuốc lá
Bà Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam

Bà Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho rằng, một trong những lý do khiến tỷ lệ hút thuốc lá cao ở nam giới Việt Nam, với trên 40%, là do giá thuốc lá rẻ.

Hiện nay trên thế giới, khoảng 60 quốc gia, với tổng dân số hơn 1,6 tỷ người, đang áp thuế từ 70% trở lên trong giá bán lẻ, phù hợp hoặc rất gần với thông lệ tốt nhất được WHO khuyến nghị là thuế chiếm ít nhất 75% giá bán lẻ.

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được cơ quan soạn thảo là Bộ Tài chính đề xuất giữ nguyên mức thuế suất 75% và bổ sung mức thuế tuyệt đối theo lộ trình từ 2026 - 2030, hướng tới đạt tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ thuốc lá theo khuyến nghị của WHO.

Theo các chuyên gia, giảm tỷ lệ hút thuốc xuống sẽ làm giảm chi phí kinh tế đáng kể do tỷ lệ sử dụng thuốc lá gây ra.

Hiện tại ước tính mỗi năm thuốc lá gây ra tổn thất lên tới khoảng 108.000 tỷ đồng, tương đương 1,14% GDP hàng năm. Đây là những chi phí có thể tránh được, góp phần giảm những thiệt hại về kinh tế và xã hội.

Số liệu của WHO chỉ ra, hiện nay trên thế giới, khoảng 60 quốc gia, với tổng dân số hơn 1,6 tỷ người, hiện đang áp thuế từ 70% trở lên trong giá bán lẻ, phù hợp hoặc rất gần với thông lệ tốt nhất được WHO khuyến nghị là thuế chiếm ít nhất 75% giá bán lẻ.

Việc tăng thuế thuốc lá sẽ là 1 trong những giải pháp giúp ngăn ngừa bệnh tật và cải thiện sức khỏe, đồng thời tạo thêm nguồn thu ngân sách để dành cho các ưu tiên của chính phủ.

Do đó, dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được cơ quan soạn thảo là Bộ Tài chính đề xuất hướng đến việc hạn chế sản xuất và điều tiết tiêu dùng, nhằm đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá của Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trong đó, dự án Luật giữ nguyên mức thuế suất 75% và bổ sung mức thuế tuyệt đối theo lộ trình từ 2026 - 2030, hướng tới đạt tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ thuốc lá theo khuyến nghị của WHO.

Tăng thuế là biện pháp hiệu quả để giảm tác hại của thuốc lá
GS.TS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội phát biểu tại Toạ đàm

Dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội, GS.TS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội trình bày ý kiến về các phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá và quan điểm về vấn đề này.

ĐBQH Hoàng Văn Cường nhấn mạnh rằng việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá cần được thực hiện từ từ để tránh những tác động tiêu cực đến ngân sách nhà nước, an sinh xã hội và cuộc chiến chống thuốc lá nhập lậu.

Ý kiến của các diễn giả trong Chương trình Tọa đàm “Phương án thuế tiêu thụ đặc biệt hướng tới mục tiêu Chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030” do Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức sẽ là nguồn thông tin hết sức hữu ích với các đại biểu Quốc hội, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra trong quá trình hoàn thiện và xem xét thông qua dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) trong thời gian tới.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng chống bệnh sởi tại Quảng Ninh Tin Y tế

Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng chống bệnh sởi tại Quảng Ninh

TTTĐ - Từ đầu năm 2025 đến nay, Quảng Ninh ghi nhận 195 trường hợp mắc sởi. Trong đó, trên 70% số ca chưa tiêm vaccine, trên 16% tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng sởi và trên 12% không rõ lịch sử tiêm.
Kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, điều trị bệnh nhân sởi Tin Y tế

Kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, điều trị bệnh nhân sởi

TTTĐ - Ngày 27/3, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do GS.TS Trần Văn Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.
Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi tại bệnh viện Tin Y tế

Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi tại bệnh viện

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Cấp cứu thành công bệnh nhân nhi vỡ lách nguy kịch Tin Y tế

Cấp cứu thành công bệnh nhân nhi vỡ lách nguy kịch

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn đã cấp cứu bệnh nhi 8 tuổi bị ngã đập bụng vào cạnh bàn học nhập viện trong tình trạng tinh thần lơ mơ, da xanh, đau bụng dữ dội.
Cấp cứu cụ bà mắc u tá tràng nguy cơ tử vong cao Tin Y tế

Cấp cứu cụ bà mắc u tá tràng nguy cơ tử vong cao

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bệnh nhân N.T.L (85 tuổi) trong tình trạng tắc mật do u tá tràng.
Hướng dẫn mới nhất trong chẩn đoán, điều trị bệnh sởi Tin Y tế

Hướng dẫn mới nhất trong chẩn đoán, điều trị bệnh sởi

TTTĐ - Bộ Y tế đã có quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.
Đẩy mạnh hợp tác ứng dụng công nghệ trong y tế Tin Y tế

Đẩy mạnh hợp tác ứng dụng công nghệ trong y tế

TTTĐ - AstraZeneca chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) với Bệnh viện Bạch Mai nhằm mở rộng hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đào tạo y khoa và nâng cao nhận thức cộng đồng, cải thiện chất lượng chăm sóc y tế.
Cứu sống cụ ông ngưng tuần hoàn nhờ kỹ thuật tim phổi nhân tạo Tin Y tế

Cứu sống cụ ông ngưng tuần hoàn nhờ kỹ thuật tim phổi nhân tạo

TTTĐ - Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Hữu Nghị vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân bị suy hô hấp nặng, biến chứng ngưng tuần hoàn bằng kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO).
Thêm một trường hợp nguy kịch vì uống nước kiềm chữa "bách bệnh" Tin Y tế

Thêm một trường hợp nguy kịch vì uống nước kiềm chữa "bách bệnh"

TTTĐ - Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân bị hôn mê nguy kịch sau khi tự ý bỏ thuốc điều trị Basedow để uống nước kiềm theo hướng dẫn của một thầy lang nổi tiếng điều trị các bệnh bằng "thần dược" nước kiềm.
Tuổi trẻ ngành y tế xung kích vì sức khỏe cộng đồng Tin Y tế

Tuổi trẻ ngành y tế xung kích vì sức khỏe cộng đồng

TTTĐ - Cùng với chiếc áo blouse trắng quen thuộc, các y, bác sĩ trẻ thuộc Đoàn Thanh niên Bộ Y tế còn thường xuyên khoác trên mình chiếc áo xanh tình nguyện với nhiều hoạt động xung kích vì sức khỏe cộng đồng.
Xem thêm