Tag

Tăng cường tính chủ động trong công tác bảo vệ đê điều, phòng, chống thiên tai

Môi trường 13/06/2022 12:27
aa
TTTĐ - Sáng 13/6, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt năm 2022 nhằm tăng cường tính chủ động, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và hộ đê phòng lụt.
Thiên tai diễn biến phức tạp, dị thường ngay những tháng đầu năm 2022 Chủ động, sẵn sàng ứng phó với thiên tai phức tạp, dị thường năm 2022 Chủ động ứng phó với mưa lớn, sạt lở đất khu vực Bắc Bộ ''Bốn tại chỗ'' trong phòng, chống thiên tai ở Mê Linh Nhanh chóng khắc phục sạt lở do mưa lũ tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Hội nghị do Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai (PCTT) Trần Quang Hoài chủ trì, với sự tham dự của hơn 500 đại biểu bao gồm: Đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành, cơ quan liên quan; Các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thuỷ lợi, PCTT của 21 tỉnh, thành phố có đê; Các đồng chí Chủ tịch UBND cấp huyện và lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kinh tế của 156 huyện có đê.

Tổng cục trưởng Phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài phát biểu tại Hội nghị.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài phát biểu tại hội nghị

Hội nghị cũng được nghe ý kiến tham luận của các địa phương về bài học kinh nghiệm, thực trạng và kiến nghị giải pháp về xử lý vi phạm pháp luật về đê điều; Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng đê kiểu mẫu”; Công tác tuần tra canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ; Đánh giá hiện trạng đê điều, sẵn sàng hộ đê theo phương châm “4 tại chỗ”; Công tác quản lý bãi sông, quản lý khai thác cát, sỏi lòng sông và bến, bãi...

Trong 6 tháng đầu năm 2022, thiên tai tại nước ta diễn biến bất thường. Đơn cử như đợt mưa lớn trái quy luật từ ngày 30/3 - 2/4 tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa; Đợt mưa từ ngày 21 - 24/5 ở Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ với lượng mưa phổ biến từ 200-400mm, lớn nhất đến 797mm/3 ngày, có nơi tập trung đến 464mm/ngày, đã gây ngập lụt ở nhiều khu vực như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh; Lũ trên một số tuyến sông có đê như sông Cầu, Cà Lồ, Phó Đáy, sông Tích đã vượt mức báo động 2...

Đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại hội nghị

Hệ thống đê điều của nước ta được dựng xây bền bỉ qua nhiều thế hệ, là công trình đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn lũ, chống bão, góp phần bảo vệ tính mạng, tài sản và phát triển kinh tế, xã hội bền vững. Tuy nhiên, trên 2.741km đê từ cấp III đến cấp đặc biệt hiện còn 242 trọng điểm xung yếu và hơn 7.600 vụ vi phạm pháp luật về đê điều chưa được xử lý.

Tại hội nghị, các đại biểu được lãnh đạo Tổng cục PCTT và các đơn vị trực thuộc, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn thông tin khái quát một số nội dung công tác gắn với nhiệm vụ của Chủ tịch UBND cấp huyện bao gồm: Công tác PCTT, quản lý đê điều năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022; Một số nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2022 của các Chủ tịch UBND cấp huyện; Nhận định xu thế thời tiết, thiên tai và diễn biến bão lũ 6 tháng cuối năm 2022 tại Việt Nam; Nhiệm vụ của Chủ tịch UBND cấp huyện trong PCTT, quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê phòng lụt; Tiêu chí về an toàn PCTT trong xây dựng Nông thôn mới; Giới thiệu Thông tư số 13/2021/TT- BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định bảo đảm yêu cầu PCTT; Giới thiệu những quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động của Quỹ PCTT.

Các Chủ tịch UBND cấp huyện, những người đứng đầu chính quyền địa phương, là cấp trực tiếp chỉ huy phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý những vi phạm pháp luật về đê điều; Chỉ đạo tổ chức tuần tra canh gác phát hiện và xử lý ngay từ giờ đầu những sự cố đe dọa an toàn chống lũ của hệ thống đê.

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị

Do đó, yêu cầu đặt ra đối với Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt là vừa phải nắm vững những quy định của pháp luật về trách nhiệm được giao; Đồng thời phải quan tâm chỉ đạo sát sao, quyết liệt và tổ chức thực hiện bài bản công tác quản lý, bảo vệ, hộ đê để đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều.

Tại hội nghị, các đại biểu cùng tập trung thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về: Thực hiện trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong PCTT, quản lý đê điều, hộ đê, xử lý vi phạm; Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý, chuẩn bị, ứng phó, chỉ đạo huy động vật tư, nhân lực hộ đê, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.

Đọc thêm

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Xem thêm