Tag

Tăng cường tiêu thụ nông sản hộ trợ các địa phương bị phong tỏa vì dịch Covid-19

Thị trường - Tài chính 08/05/2021 18:52
aa
TTTĐ - Lo ngại việc tiêu thụ hàng nông sản sẽ bị ách tắc khi dịch Covid-19 lan rộng ra hàng chục tỉnh thành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa kiến nghị các địa phương tạo điều kiện cho sản phẩm của các tỉnh bị phong tỏa được lưu thông, tiêu thụ bình thường trên địa bàn các tỉnh, thành phố và được vận chuyển sang các tỉnh khác.
Giám đốc hợp tác xã nông sản chia sẻ bí quyết “sống khỏe” thời Covid Hà Nội thúc đẩy sản xuất, kết nối tiêu thụ nông sản an toàn Cục Xúc tiến thương mại và Sendo chung tay hỗ trợ tiêu thụ nông sản Hải Dương Giới trẻ sáng tạo kích cầu “giải cứu” nông sản từ vùng dịch

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành đề xuất các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp, và người dân.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các đơn vị chức năng tại địa phương và người dân thực hiện nghiêm các chỉ đạo điều hành về lịch mùa vụ, tình hình diễn biến thời tiết và dịch bệnh... để điều chỉnh hoạt động sản xuất phù hợp; Đồng thời phối hợp với các bộ ngành, hiệp hội để nắm bắt tình hình về sản xuất, nguồn cung, tiêu thụ nông sản trong nước, đặc biệt là các sản phẩm trồng trọt đang vào vụ thu hoạch, sản phẩm gia súc, gia cầm.

Đặc biệt, trước tình hình dịch Covid-19 lan rộng trên nhiều tỉnh gây nguy cơ ùn ứ thu hoạch, tiêu thụ nông sản như trước đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sẽ phối hợp với các cơ quan Thương vụ, Ngoại giao, Ban quản lý các cửa khẩu kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc trong xuất khẩu nông sản đặc biệt là thị trường Trung Quốc.

Tăng cường tiêu thụ nông sản hộ trợ các địa phương bị phong tỏa vì dịch Covid-19
Các địa phương lên phương án tiêu thụ nông sản hộ trợ các vùng bị phong tỏa vì dịch Covid-19

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo các chuỗi siêu thị tăng cường thu mua hàng hóa nông sản cho nông dân; Tiếp tục tổ chức thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu và triển khai các phương án đảm bảo cung cầu hàng hóa ứng phó với dịch Covid-19, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua kênh online giữa bối cảnh dịch bệnh người tiêu dùng hạn chế tới các cửa hàng mua bán trực tiếp.

Bộ Công thương cần chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện cho sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn của các tỉnh bị phong tỏa được lưu thông, tiêu thụ bình thường trên địa bàn các tỉnh, thành phố và đề nghị các tỉnh, thành lân cận tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa được vận chuyển sang các tỉnh khác tiêu thụ.

Cùng đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Bộ Tài chính triển khai mạnh mẽ chính sách hỗ trợ giảm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch như: Miễn giảm tiền thuê đất cho các doanh nghiệp nông nghiệp; Giá điện, nước đối với các nhà máy sản xuất, kho lạnh trữ hàng và cho phép hoãn thời gian thanh toán tiền điện; Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước gia hạn nợ, không chuyển thành nợ xấu, phạt nợ quá hạn đối với các khoản vay đến hạn thanh toán...

Với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất ngân hàng nghiên cứu và xây dựng chính sách gia hạn nợ, không chuyển thành nợ xấu, phạt nợ quá hạn đối với các khoản vay đến hạn thanh toán, giảm chi phí giao dịch để tạo điều kiện doanh nghiệp tập trung vốn sản xuất; Kích hoạt các gói tín dụng trả chậm và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân tiếp cận nguồn vốn này để duy trì hoạt động sản xuất, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

Ngân hàng Nhà nước có các chính sách tài khóa hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh gây ra: Giảm thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với nguyên liệu sản xuất, giảm hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề.

Tăng cường tiêu thụ nông sản hộ trợ các địa phương bị phong tỏa vì dịch Covid-19
Người dân Hà Nội hỗ trợ tiêu thụ nông sản của tỉnh Hải Dương do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 hồi tháng 2/2021

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chủ động chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm các kế hoạch về sản xuất, mùa vụ, theo dõi nắm bắt diễn biến thời tiết, tình hình dịch bệnh để kịp thời xây dựng và đề xuất các phương án ứng phó.

Các tỉnh, thành phố có văn bản chỉ đạo các ngành liên quan ưu tiên việc lưu thông hàng hóa để phục vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh và đề nghị các tỉnh lân cận tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa được vận chuyển sang các tỉnh tiêu thụ. Các tỉnh chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường các hoạt động kiểm tra giám sát đối hành vi ép giá bán nông sản để trục lợi.

Năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong nước và thế giới tác động mạnh đến ngành nông nghiệp, nhiều khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, tiêu thụ nông sản còn hiện hữu.

Điển hình như việc tiếp cận gói tín dụng có lãi suất thấp còn khá khó khăn, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã nông nghiệp. Do thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng, hoạt động kinh doanh đứt đoạn, lợi nhuận các doanh nghiệp suy giảm trong thời kỳ dịch bệnh và thương mại gián đoạn; Do đó áp lực chi phí, phí, thuế với doanh nghiệp rất lớn.

Số lượng kho lạnh hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu bảo quản nông sản, thủy sản phục vụ nhu cầu bảo quản tươi và chế biến xuất khẩu. Thiếu hụt nguồn cung về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất vì hạn chế về vận chuyển; Một số dự án đầu tư dây chuyền sản xuất bị đình trệ do phải chờ thiết bị ngoại nhập, tư vấn nước ngoài hỗ trợ kỹ thuật.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

TikTok Shop công bố lộ trình CSR 2025, cam kết chắp cánh cho "Hàng Việt vươn mình" trong kỷ nguyên số Thị trường - Tài chính

TikTok Shop công bố lộ trình CSR 2025, cam kết chắp cánh cho "Hàng Việt vươn mình" trong kỷ nguyên số

TTTĐ - TikTok Shop vừa chính thức công bố chủ đề mới cho các nỗ lực vì cộng đồng "Hàng Việt Vươn Mình" và các chương trình trách nhiệm xã hội (CSR) mới năm 2025 tại sự kiện "TikTok Shop CSR Day 2025 – Together For Good".
Chính phủ trình Quốc hội giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026 Thị trường - Tài chính

Chính phủ trình Quốc hội giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

TTTĐ - Chính phủ trình Quốc hội kéo dài thời gian giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, dự kiến giảm thu ngân sách khoảng 121.740 tỷ đồng.
Cơ hội đầu tư hấp dẫn với chính sách tín dụng ưu đãi tại Ninh Thuận Thị trường - Tài chính

Cơ hội đầu tư hấp dẫn với chính sách tín dụng ưu đãi tại Ninh Thuận

TTTĐ - Ngày 17/5, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) sẽ tổ chức Hội nghị kết nối nhà đầu tư và triển khai chính sách tín dụng của Nhà nước tại Khu Du lịch và sân golf Anara Bình Tiên.
Long An đẩy mạnh hợp tác đầu tư, thương mại tại Trung Quốc Thị trường - Tài chính

Long An đẩy mạnh hợp tác đầu tư, thương mại tại Trung Quốc

TTTĐ - Nhận lời mời từ Hiệp hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc), đoàn công tác tỉnh Long An dẫn đầu bởi ông Mai Văn Nhiều, Phó Chủ tịch phụ trách HĐND tỉnh sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 12 - 16/5/2025. Chuyến công tác thể hiện cam kết mạnh mẽ của Long An trong việc củng cố và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với các đối tác Trung Quốc.
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 Thị trường - Tài chính

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

TTTĐ - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Công điện số 60/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
Tín dụng xanh sẽ trở thành “chìa khóa” mở ra tương lai xanh Thị trường - Tài chính

Tín dụng xanh sẽ trở thành “chìa khóa” mở ra tương lai xanh

TTTĐ - Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khu vực 9 tin tưởng rằng, với những giải pháp đồng bộ và quyết tâm mạnh mẽ, tín dụng xanh sẽ trở thành “chìa khóa” mở ra tương lai xanh toàn khu vực...
Tín dụng xanh: Động lực bền vững trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng Thị trường - Tài chính

Tín dụng xanh: Động lực bền vững trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng

TTTĐ - Trong tiến trình xanh hóa nền kinh tế, nhu cầu về nguồn lực tài chính, đặc biệt là vốn cho các hoạt động chuyển đổi xanh đang ngày càng trở nên cấp thiết. Đối với các khu công nghiệp - nơi tiêu thụ nhiều năng lượng và tài nguyên, việc chuyển đổi sang mô hình khu công nghiệp xanh không chỉ là yêu cầu bắt buộc để thích ứng với các tiêu chuẩn quốc tế mà còn là cơ hội để nâng cao hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh và phát triển bền vững.
Hàng trăm nghìn nông dân trồng dừa lo lắng khi áp thuế nước ngọt Thị trường - Tài chính

Hàng trăm nghìn nông dân trồng dừa lo lắng khi áp thuế nước ngọt

TTTĐ - Theo chia sẻ của đại biểu Quốc hội, có khoảng 200.000 nông dân trồng dừa và hàng trăm doanh nghiệp chế biến rất lo lắng sản phẩm nước dừa chế biến của họ có thể bị coi là nước giải khát chịu thuế tiêu thụ đặc biệt...
Kết nối tín dụng xanh: “Đòn bẩy” để phát triển khu công nghiệp xanh Thị trường - Tài chính

Kết nối tín dụng xanh: “Đòn bẩy” để phát triển khu công nghiệp xanh

TTTĐ - Chiều 9/5, tại thành phố Đà Nẵng, Thời báo Ngân hàng tổ chức Hội thảo “Kết nối tín dụng xanh – Khu công nghiệp xanh”. Hội thảo có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển khu công nghiệp xanh là bước đi chiến lược, cấp thiết để Việt Nam ứng phó thách thức môi trường, nâng sức cạnh tranh và thu hút đầu tư chất lượng cao.
Dấu mốc quan trọng, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong cộng đồng doanh nghiệp Kinh tế

Dấu mốc quan trọng, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong cộng đồng doanh nghiệp

TTTĐ - Diễn đàn “Kết nối Tín dụng Xanh – Khu công nghiệp Xanh” là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt khi đây là diễn đàn đầu tiên do Thời báo Ngân hàng tổ chức trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Việc lựa chọn Đà Nẵng làm nơi khởi đầu không phải là ngẫu nhiên, mà xuất phát từ thực tế đây là một trong những địa phương tiêu biểu trong nỗ lực xanh hóa các khu công nghiệp.
Xem thêm