Tag

Tăng cường thanh tra, kịp thời phát hiện sai phạm trong bổ nhiệm cán bộ

Xã hội 06/06/2019 07:17
aa
TTTĐ - Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.

Tăng cường thanh tra, kịp thời phát hiện sai phạm trong bổ nhiệm cán bộ

Ảnh minh họa.

Bài liên quan

Cán bộ, đảng viên Trung tâm Dịch vụ việc làm học tập và làm theo gương Bác

Làm rõ việc xóa tư cách chức vụ đối với cán bộ, viên chức nghỉ hưu

Cùng cán bộ trẻ PV GAS tham gia các hoạt động gắn kết cộng đồng

Cán bộ là “khâu then chốt” trong công tác xây dựng Đảng

Đây là nội dung tại Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tại Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2018 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2018.

Thông báo nêu rõ: thực hiện phương châm hành động của Chính phủ năm 2019 là "kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả", để nâng cao chất lượng, hiệu quả cải cách hành chính, khắc phục những tồn tại, bất cập trong thời gian vừa qua, trên cơ sở kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2018, Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2018, trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao.

Cụ thể, căn cứ kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2018, các bộ, ngành, địa phương kiểm điểm lại việc thực hiện công tác cải cách hành chính trong thời gian qua, đề ra các biện pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, các đơn vị khuyến khích, nhân rộng cách làm mới, mô hình hay tạo động lực thúc đẩy cải cách; sử dụng hiệu quả kết quả Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2018 trong chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính tại bộ, ngành, địa phương và có biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công cho người dân, tổ chức. Những địa phương có điều kiện phù hợp, thực hiện việc tổ chức Trung tâm Phục vụ hành chính công như quy định của Chính phủ tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, trọng tâm là rà soát, hoàn thiện thể chế về kinh tế thị trường, thể chế về quản lý công chức, viên chức, về tổ chức bộ máy; khẩn trương hoàn thành việc thực thi các phương án đơn giản hóa, cắt giảm điều kiện kinh doanh và cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành; nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính hợp pháp, đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật; khắc phục triệt để tình trạng nợ đọng việc ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh.

Đồng thời các đơn vị có liên quan tập trung rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, trọng tâm là rà soát, cắt giảm thực chất điều kiện kinh doanh, danh mục sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, các thủ tục hành chính đang là rào cản liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh; Phát huy vai trò của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ trong việc tăng cường đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, bộ, ngành, địa phương qua đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân.

Hơn nữa, các bộ, ngành, địa phương tổ chức tốt việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý; giảm tỷ lệ trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ; nghiêm túc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn; thực hiện việc kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ phận Một cửa theo yêu cầu của Thủ tướng tại Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 08/8/2018.

Triển khai hiệu quả các nhóm nhiệm vụ về xây dựng Chính phủ điện tử

Đẩy mạnh việc đổi mới, sắp xếp và kiện toàn tổ chức các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn; hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp và gắn kết chặt chẽ với các chính sách tinh giản biên chế trên cơ sở tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Triển khai có hiệu quả các chính sách về tinh giản biên chế theo quy định.

Một số đơn vị tập trung triển khai có hiệu quả các nhóm nhiệm vụ về xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử theo quy định tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025; hoàn thành việc ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ, cấp tỉnh theo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0; thường xuyên rà soát, nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.

Các bộ, ngành, địa phương chú trọng đầu tư xây dựng, vận hành có hiệu quả Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử; thực hiện hiệu quả việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử và gửi nhận văn bản điện tử trong nội bộ các cơ quan hành chính nhà nước, nội bộ của từng bộ, ngành, địa phương; xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo bộ, cơ quan, địa phương theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 451/QĐ-TTg ngày 22 /4/2019; tăng cường xây dựng, sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý, cơ sở dữ liệu dùng chung, bảo đảm quản lý thống nhất, đồng bộ và kết nối liên thông giữa Trung ương và địa phương.

Đề xuất, sửa đổi, bổ sung các tiêu chí đánh giá Chỉ số cải cách hành chính

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành địa phương nghiên cứu đề xuất, sửa đổi, bổ sung các tiêu chí đánh giá Chỉ số cải cách hành chính trên cơ sở đánh giá thực chất công tác cải cách hành chính tại bộ, ngành, địa phương. Trên cơ sở đó, Bộ đề xuất cách tính điểm, xếp hạng theo đặc điểm riêng của từng bộ, ngành, địa phương gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, bảo đảm chính xác, toàn diện, khách quan, công bằng, phù hợp với thực tiễn hoạt động của bộ, ngành, địa phương. Từ kết quả đó, việc đánh giá vừa mang tính biểu dương đối với những cơ quan, đơn vị làm tốt đang nỗ lực phấn đấu vươn lên có hiệu quả, khuyến khích, động viên phát triển phong trào thi đua cải cách hành chính, nhân lên các điển hình tiên tiến, đồng thời cũng mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện cải cách hành chính một cách thực chất làm cơ sở cho việc đánh giá như đã nêu ở trên, đồng thời, lưu ý cắt giảm các thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp nhưng phải bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước; cắt giảm các điều kiện kinh doanh gây trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời cẩn trọng với ngành nghề kinh doanh liên quan đến an ninh trật tự, an ninh chính trị, an toàn xã hội, những ngành nghề nhạy cảm liên quan đến thuần phong mỹ tục; quyết liệt hơn nữa trong việc tinh gọn bộ máy, đổi mới phương thức vận hành, cắt giảm thủ tục hành chính, giảm thiểu tình trạng bộ máy hành chính cồng kềnh, qua nhiều khâu trung gian với cơ chế xin cho nhiều tiêu cực, tham nhũng, nhũng nhiễu…

Việc xác định chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính trên cơ sở thực hiện công tác điều tra xã hội học đúng đối tượng chịu tác động trực tiếp của các thủ tục hành chính, đồng thời, lấy ý kiến của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, hiệp hội và các doanh nghiệp.

Tổ chức Hội đồng Thẩm định xác định Chỉ số Cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực sự có đủ tầm, uy tín, năng lực gồm thành viên là Lãnh đạo các bộ, ngành, đại diện Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các chuyên gia, một số Lãnh đạo địa phương theo luân phiên bảo đảm việc đánh giá khách quan, có chất lượng.

Đọc thêm

Báo Tuổi trẻ Thủ đô chia sẻ với Nhân dân vùng lũ Lào Cai Muôn mặt cuộc sống

Báo Tuổi trẻ Thủ đô chia sẻ với Nhân dân vùng lũ Lào Cai

TTTĐ - Ngày 16/9, nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô dẫn đầu đoàn công tác đến trao quà hỗ trợ Nhân dân vùng lũ và lực lượng tuyến đầu khắc phục hậu quả thiên tai tại tỉnh Lào Cai. Cùng tham gia đoàn công tác có đại diện của đơn vị đồng hành, Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)…
Hơn 61,4 tỷ đồng ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do bão lũ Muôn mặt cuộc sống

Hơn 61,4 tỷ đồng ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do bão lũ

TTTĐ - Tính đến 16h ngày 16/9, tổng số tiền đã chuyển về Quỹ "Cứu trợ" TP Hà Nội là 61 tỷ 461 triệu đồng.
"Chung sức cùng báo Tuổi trẻ Thủ đô xoa dịu mất mát của trẻ em vùng lũ” Muôn mặt cuộc sống

"Chung sức cùng báo Tuổi trẻ Thủ đô xoa dịu mất mát của trẻ em vùng lũ”

TTTĐ - Tính đến 18h ngày 16/9, Chương trình “Chung sức cùng báo Tuổi trẻ Thủ đô xoa dịu mất mát của trẻ em vùng lũ” đã tiếp nhận được nhiều sự ủng hộ từ nhiều quý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nhà hảo tâm. Dưới đây là danh sách ủng hộ:
Những em nhỏ thôn Kho Vàng xuống núi Muôn mặt cuộc sống

Những em nhỏ thôn Kho Vàng xuống núi

TTTĐ - May mắn vì thoát nạn bởi sạt lở nghiêm trọng ngày 9/9 do ảnh hưởng của bão số 3 nhưng những em nhỏ ở thôn Kho Vàng vẫn còn bị ám ảnh, sợ hãi khi nhớ lại buổi sáng cả làng nháo nhác chạy lên núi tránh lũ.
Ngành Giáo dục chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3

TTTĐ - Ngày 16/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thông tin, bão số 3 cùng hoàn lưu bão đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng, trong đó, ngành giáo dục chịu thiệt hại rất nặng nề.
Học sinh gom sách vở, dành tiền ăn sáng ủng hộ bạn vùng lũ Muôn mặt cuộc sống

Học sinh gom sách vở, dành tiền ăn sáng ủng hộ bạn vùng lũ

TTTĐ - Trong ngày thứ hai đầu tuần (ngày 16/9), hàng loạt cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức hoạt động quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ.
Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây khoảng 15km/h Môi trường

Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây khoảng 15km/h

TTTĐ - Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13h ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15km/h.
Công đoàn Thủ đô mang Trung thu đến trẻ em khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Công đoàn Thủ đô mang Trung thu đến trẻ em khó khăn

TTTĐ - Dịp Tết Trung thu năm 2024, các cấp Công đoàn TP Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động thăm, tặng quà cho các cháu thiếu nhi là con đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Prudential tích cực thu thập thông tin khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi Muôn mặt cuộc sống

Prudential tích cực thu thập thông tin khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

TTTĐ - Khách hàng tại những khu vực chịu tác động của bão Yagi có thể cập nhật thông tin các kênh liên hệ Prudential để được hỗ trợ khẩn cấp.
BHXH Hà Nội sẻ chia với đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão, lũ BHXH & Đời sống

BHXH Hà Nội sẻ chia với đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão, lũ

TTTĐ - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội Nguyễn Công Định đại diện tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trao số tiền 127.950.000 đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ tới Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội.
Xem thêm