Tag
Huyện Đan Phượng (Hà Nội)

Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm xung quanh cổng trường học

Chung tay vì an toàn thực phẩm 29/08/2024 13:00
aa
TTTĐ - Sáng 29/8, UBND huyện Đan Phượng đã tổ chức hội nghị chuyên đề “Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn huyện”.
Khu bếp cần được nâng cấp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Bánh Trung thu và nỗi lo an toàn thực phẩm Phát hiện hơn 15.000 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm Đảm bảo công tác an toàn thực phẩm trong dịp nghỉ lễ 2/9

30/30 trường học có bếp ăn không xảy ra ngộ độc tập thể

Dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND huyện Đào Thị Hồng; các thành viên Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm huyện; lãnh đạo UBND, trưởng công an các xã, thị trấn; đại diện Ban giám hiệu, nhân viên y tế, trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh các trường học công lập trên địa bàn...

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Đào Thị Hồng cho biết: Thời gian qua, Phòng Y tế huyện phối hợp Phòng GD&ĐT huyện chỉ đạo các đơn vị trường tập trung thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào cho bếp ăn bán trú.

Huyện Đan Phượng kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học
Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Đào Thị Hồng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Thanh Bình

Đặc biệt, nhiều năm qua, huyện, các xã, thị trấn, trường học đã rất coi trọng nội dung này thông qua hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên nuôi dưỡng, các nhà cung cấp thực phẩm.

Năm học 2023 - 2024, trên địa bàn huyện có 55 trường học công lập, trong đó, mầm non 19 trường, tiểu học 20 trường, trung học cơ sở 16 trường; 40.006 học sinh và 2.623 cán bộ, giáo viên.

Hệ thống bếp ăn tập thể của các trường công lập có tổ chức ăn bán trú đều được bố trí trang thiết bị, dụng cụ, cơ sở vật chất bảo đảm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, đáp ứng cung cấp suất ăn cho gần 35.000 học sinh; 100% cơ sở giáo dục đều ký cam kết, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm...

Qua kiểm tra, giám sát, 30/30 trường học có bếp ăn tập thể trên địa bàn huyện không xảy ra vụ ngộ độc tập thể nào, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm cho các trường học trên địa bàn huyện năm học 2024 - 2025 và những năm tiếp theo, Phó Chủ tịch UBND huyện Đào Thị Hồng đề nghị các phòng, ban, ngành huyện, UBND các xã, thị trấn, trường học đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo quy định; xử lý nghiêm và công khai tên cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đối với các điểm bán hàng ăn uống lưu động, sạp bán hàng rong tại các trường, khu vực xung quanh cổng trường học, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện giao Ban Chỉ đạo 197 huyện, các xã, thị trấn triển khai dẹp bỏ, nhằm bảo đảm an ninh ngoài trường học và an toàn thực phẩm cho học sinh.

Các ngành, địa phương: Y tế, giáo dục và UBND các xã, thị trấn cung cấp đường dây nóng phản ánh sự cố mất an toàn thực phẩm trong và xung quanh trường học để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nâng cao ý thức phòng chống ngộ độc thực phẩm

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe bà Lê Thị Hằng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hà Nội trao đổi kinh nghiệm, giải pháp trong chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể.

Huyện Đan Phượng kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học
Bà Lê Thị Hằng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hà Nội. Ảnh: Thanh Bình

Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội) Lê Thị Hằng cho biết, thời gian qua, công tác kiểm tra giám sát các bếp ăn tập thể trường hợp của TP luôn được đẩy mạnh. Mục tiêu là 100% cơ sở được kiểm tra, giám sát theo quy định, cụ thể trong năm 2023 đạt tỷ lệ 84,5% cơ sở được kiểm tra.

Đặc biệt, trong năm 2023, qua công tác kiểm tra của các đoàn kiểm tra của Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, ý thức phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể của các trường học được nâng cao hơn.

Bếp ăn tập thể trường học cần đảm bảo an toàn thực phẩm trong suốt chuỗi cung cấp thức ăn (sơ chế, chế biến, bảo quản và sử dụng thức ăn tại bếp ăn tập thể); nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm cho người quản lý, chế biến thức ăn và cho người tiêu dùng tại bếp ăn tập thể; kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm thường xuyên trong chế biến, bảo quản và sử dụng thức ăn tại bếp ăn tập thể; lưu mẫu thức ăn theo quy định; lưu trữ các dữ liệu về bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể (nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu, thực phẩm đã chế biến, hồ sơ sức khỏe, kế hoạch, báo cáo kêt quả kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm...). Các trường cần xây dựng phương án xử lý khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Xác định nguồn nguyên liệu là yếu tố quan trọng, đồng chí Lê Thị Hằng nhấn mạnh: Các nhà trường cần ký hợp đồng nhập thực phẩm từ các cơ sở cung ứng thực phẩm, có chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở áp dụng "Thực hành nông nghiệp tốt - GAP"; Viet GAP, cơ sở kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Việc kiểm soát nguyên liệu thực phẩm tại nơi sản xuất vùng nguyên liệu (vùng trồng trọt và chăn nuôi) là rất quan trọng. Khi tiếp nhận nguyên liệu, nhà trường cần có chứng chi (thẻ hàng) của bên cung cấp và kiểm tra nguyên liệu khi nhập như: Thực hiện kiểm thực 3 bước (trước khi nhập, trước khi nấu và trước khi ăn); kiểm tra bằng cảm quan và test nhanh (Rapid test...).

Qua buổi tập huấn, các học viên đã được cung cấp các kiến thức về các quy tắc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tuyên truyền, phổ biến nghiệp vụ các văn bản pháp luật về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trường học năm 2024; góp phần nâng cao ý thức bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các trường học, đảm bảo sức khỏe và quyền lợi của các học sinh.

Đọc thêm

Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh

TTTĐ - Cuối tuần vừa qua, hàng nghìn người dân Hà Nội đổ xô tới các siêu thị, chợ dân sinh mua nhu yếu phẩm, rau củ quả, thịt tươi sống tích trữ trước bão Yagi (bão số 3).
Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng

TTTĐ - Dù việc sản xuất kinh doanh bánh Trung thu handmade mang tính thời vụ, chỉ kéo dài trong khoảng hơn 1 tháng nhưng vấn đề an toàn thực phẩm được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu.
Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân vùng ngập lụt, ảnh hưởng mưa bão tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.
Những lưu ý để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lũ lụt Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những lưu ý để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lũ lụt

TTTĐ - Lũ trên sông Hồng ở Hà Nội vượt báo động 2 khiến Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc bị ảnh hưởng nặng nề. Lúc 0 giờ ngày 11/9, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,54m, trên báo động 2 là 0,04m. Mưa lụt là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố. Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, người dân cần chú ý những điều sau:
Hỗ trợ người dân nhu yếu phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hỗ trợ người dân nhu yếu phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ

TTTĐ - Nhằm đảm bảo nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh, quản lý chất thải sau bão số 3 và mưa lũ năm 2024, Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 4301/SYT-NVY ngày 9/9/2024 gửi các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trực thuộc để triển khai thực hiện.
Nhiễm liên cầu lợn, suy đa tạng do ăn tiết canh "giải đen" Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nhiễm liên cầu lợn, suy đa tạng do ăn tiết canh "giải đen"

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một nam bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh.
Đảm bảo nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm trước nguy cơ lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm trước nguy cơ lũ

TTTĐ - Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế về công tác đáp ứng y tế trong ứng phó cơn bão số 3, các đơn vị y tế tiếp tục tăng cường đáp ứng công tác y tế trong và sau mưa bão, lũ lụt
Đau đầu giải quyết thức ăn tích trữ sau cơn bão số 3 Sức khỏe

Đau đầu giải quyết thức ăn tích trữ sau cơn bão số 3

TTTĐ - Lo ngại ảnh hưởng của cơn bão số 3, không ít người dân Thủ đô đã tích trữ quá nhiều thực phẩm. Thêm vào đó nhiều khu vực bị mất điện đột ngột, nhiều bà nội trợ lo lắng thức ăn bảo quản trong tủ lạnh khi mất điện dễ mất vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).
Những lưu ý về an toàn thực phẩm khi mưa bão, ngập lụt Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những lưu ý về an toàn thực phẩm khi mưa bão, ngập lụt

TTTĐ - Mưa lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố. Do đó, nếu không chú ý các nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, con người rất dễ bị ngộ độc.
Kiểm tra, giám sát vệ sinh thực phẩm bánh Trung thu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm tra, giám sát vệ sinh thực phẩm bánh Trung thu

TTTĐ - Hằng năm, ngoài phân khúc bánh tầm trung và bánh phổ thông đến từ các thương hiệu truyền thống thì bánh Trung thu cao cấp đến từ hệ thống khách sạn 5 sao cũng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Xem thêm