Tag
Câu chuyện sản phẩm

Sức mạnh mềm của OCOP

Nông thôn mới 02/02/2022 08:08
aa
TTTĐ - “Câu chuyện sản phẩm” chính là linh hồn của mỗi sản phẩm OCOP. Câu chuyện không đơn thuần là lời giới thiệu một sản phẩm mà là cả một mạch nguồn thấm đẫm giá trị văn hóa, thổ nhưỡng và kỹ năng của người làm ra.
Nâng cao giá trị, thương hiệu sản phẩm OCOP Thủ đô NSƯT Xuân Bắc Livestream “chốt đơn” hơn 3.500 giỏ quà Tết là sản phẩm OCOP Hệ thống siêu thị Winmart sẵn sàng thu mua sản phẩm nông sản, hoa Mê Linh NSƯT Xuân Bắc livestream giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP Việt Nam

Nâng tầm giá trị sản phẩm

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP được triển khai tại Việt Nam từ năm 2018. Đây là chương trình phát triển kinh tế ở nông thôn dựa trên thế mạnh, lợi thế, đặc biệt là những sản vật, làng nghề truyền thống của các vùng miền trên cả nước.

Từ khi triển khai đến nay, cả nước đã có 60 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng và quyết định công nhận cho 4.759 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên của 2.610 chủ thể tham gia. Trong đó, 62,05% sản phẩm 3 sao, 36,22% sản phẩm 4 sao và 1,73% sản phẩm tiềm năng 5 sao.

Mặc dù chương trình triển khai chưa lâu song các chủ thể đã tập trung đầu tư, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đặc biệt là xây dựng thương hiệu, hình ảnh thông qua các “Câu chuyện sản phẩm”. Nhờ vậy, người tiêu dùng không chỉ biết về sản phẩm mà còn nắm được cả ý nghĩa, nguồn gốc cũng như thông điệp mà chủ thể OCOP muốn truyền tải đến cộng đồng.

Sức mạnh mềm của OCOP
Mỗi sản phẩm OCOP đều mang trong mình một câu chuyện ý nghĩa thể hiện niềm tự hào của một vùng quê

Chia sẻ về ý nghĩa của “Câu chuyện sản phẩm” trong việc giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP, ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết: “Sản phẩm OCOP chính là các báu vật của từng làng quê. Chương trình có thể quy mô không lớn nhưng độc đáo, thấm đẫm giá trị văn hóa, thổ nhưỡng, kỹ năng của người làm ra từng sản phẩm. Đây chính là then chốt để sản phẩm OCOP có lợi thế khi cạnh tranh trên thương trường”.

Đơn cử như sản phẩm nước mắm truyền thống Cát Hải của Hải Phòng không thể cạnh tranh về giá với nước chấm, nước mắm công nghiệp. Các hộ sản xuất nhỏ, kể cả hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ cũng không thể bỏ tiền để quảng cáo hàng ngày trên ti vi, đài báo. Quy mô sản xuất cũng khó đủ lượng để phủ tới hàng ngàn siêu thị trên cả nước. Do đó, OCOP phải khai thác tiếp cận thị trường theo một cách khác, đó là dựa vào chính sự đặc sắc có tính bản địa của sản phẩm. "Câu chuyện sản phẩm" chính là công cụ hiệu quả để thực hiện truyền thông, quảng bá cho sản phẩm OCOP.

Hay một cơ sở sản xuất trà ở Thái Nguyên phát triển sản phẩm mới gọi là Trà tứ quý. Xưa nay, ai cũng biết về thương hiệu trà Thái Nguyên nhưng với sản phẩm này cơ sở đã đẩy thêm một bậc nữa, đó là một bộ có 4 hộp trà, mỗi loại được thu hoạch vào một mùa trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Do vậy, mỗi hộp có hương vị đặc sắc riêng. Để làm được bộ trà này, chủ thể OCOP phải mất cả năm, với nhiều công phu, điều đó tạo nên tính mới, độc đáo và sự tò mò của khách hàng.

Do vậy, "Câu chuyện sản phẩm" không chỉ là thông điệp chủ thể OCOP muốn truyền tải đến cộng đồng nhằm thay đổi cảm xúc khi mua sắm sản phẩm, dịch vụ, mà có thể tạo nên thương hiệu của sản phẩm, mang đến suy nghĩ vượt ra ngoài tiện ích và chức năng của sản phẩm, dịch vụ.

Câu chuyện cổ tích về đất nước và con người Việt Nam

Còn rất nhiều "Câu chuyện sản phẩm" khác nữa đang được hoàn thiện. Với hàng vạn sản phẩm OCOP đang tạo nên một kho tàng cổ tích về đất nước và con người các dân tộc Việt Nam. Ở bất cứ cấp độ nào, việc này có giá trị bảo tồn văn hóa to lớn, tạo nên hình ảnh riêng cho các sản phẩm OCOP của mỗi vùng quê và của Việt Nam khi vươn ra thị trường quốc tế.

Sức mạnh mềm của OCOP
Các chủ thể OCOP cần nghiên cứu, sáng tạo những câu chuyện hay, ý nghĩa, gắn với sản phẩm của mình

Xây dựng "Câu chuyện sản phẩm" có thể giúp giá sản phẩm OCOP tăng lên nhiều lần; Muốn làm tốt phải xuất phát từ chính niềm tự hào của người dân, của cộng đồng về sản phẩm đó. Chỉ có chủ thể mới kể ra được lịch sử hình thành và phát triển sản phẩm như thế nào, có sự tích gì, nét văn hóa ra sao… Bên cạnh đó, các chủ thể rất cần chuyên gia hỗ trợ để có thể tìm ra những lợi thế của mỗi sản phẩm.

"Câu chuyện sản phẩm" phải có ý nghĩa, gần gũi, mộc mạc nhưng thể hiện được nét tinh túy, sự cầu kỳ trong chế biến từng sản phẩm. Mỗi câu chuyện không cần dài, chỉ ngắn gọn nhưng toát lên được cái hồn, cái cốt của sản phẩm và thể hiện được niềm tự hào của vùng quê ấy.

Đặc biệt, điều quan trọng nhất là mỗi câu chuyện về sản phẩm phải đúng sự thật. Rất nhiều sản phẩm OCOP hiện nay mắc lỗi ở thông tin in trên bao bì chưa đúng sự thật hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm định. "Câu chuyện sản phẩm" có thể sử dụng các câu chuyện huyền thoại, dân gian nhưng hiện nay rất nhiều sản phẩm được quảng bá vượt qua cả giá trị, công dụng thật của sản phẩm và cũng chưa được cấp có thẩm quyền nào xác nhận. Điều này ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của chính các chủ thể OCOP.

Đọc thêm

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn Nông thôn mới

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Ngày 17/9, tại Quảng Ngãi đã diễn ra hội thảo tổng kết dự án "Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn". Hội thảo do UBND huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi), tập đoàn ADM và World Vision International tại Việt Nam tổ chức.
Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Xem thêm