Tag

“Sóng ngầm” trên sông Lô - Bài 3: Bao biện “vụng về”

Bạn đọc 23/08/2019 17:05
aa
TTTĐ - Lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh Vĩnh Phúc thừa nhận, để kiểm tra một chiếc tàu trên sông không dưới 10 phút. Còn hành động “trao tay” những cuốn sổ giữa các cán bộ CSGT đường thủy và thuyền viên, theo vị này chỉ là việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

“Sóng ngầm” trên sông Lô - Bài 3: Bao biện “vụng về”

Bài liên quan

“Sóng ngầm” trên sông Lô - Bài 1: Vượt “trạm” về xuôi

“Sóng ngầm” trên sông Lô - Bài 2: Những cuốn sổ “lạ”

Trong quá trình ghi nhận hoạt động tuần tra, kiểm soát phương tiện trên sông Lô, sông Hồng đoạn chảy qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc, nhóm phóng viên đã lên một con tàu và có cơ hội quan sát chi tiết cách CSGT đường thủy tỉnh này làm nhiệm vụ.

Cụ thể, trên mỗi chiếc ca-nô chuyên dụng của CSGT đường thủy đi tuần tra, kiểm soát thường có hai đến ba cán bộ, chiến sĩ. Một người lái ca-nô, một người quan sát và một người “kiểm tra” phương tiện.

Quá trình kiểm soát diễn ra chớp nhoáng...
Quá trình kiểm soát diễn ra chớp nhoáng...

Khi gặp các tàu đi ngược chiều về xuôi (dấu hiệu chở quá tải khá rõ khi đa phần chủ tàu đều cho chất cát, sỏi cao thành ngọn, phần mạn tàu chìm hẳn dưới mặt nước – pv), thay vì lên tàu kiểm tra giấy tờ, trọng tải, hàng hóa… lực lượng CSGT đường thủy cho ca-nô bám sát mạn tàu. Trong chớp nhoáng, một thuyền viên nhanh chóng cầm theo cuốn sổ nhỏ bằng bàn tay đưa cho cán bộ. Tất cả hành động trên chỉ diễn ra chưa đến 30 giây.

Những cuộc trao đổi kỳ lạ.
Những cuộc trao đổi kỳ lạ.

Cá biệt, có trường hợp cán bộ CSGT đường thủy trực tiếp bước lên tàu, cầm theo bìa cứng màu xanh dùng để kẹp giấy. Tuy nhiên, thời gian cán bộ này làm việc với chủ tàu cũng chỉ diễn ra chớp nhoáng trong khi người này không hề di chuyển tới khu vực khoang chứa cát để kiểm tra.

Việc
Việc "bị" kiểm soát đã trở nên quen thuộc với các chủ tàu.

Tới lượt chiếc ca-nô “thần thánh” của lực lượng CSGT đường thủy tiếp cận con tàu mà nhóm phóng viên đang đi nhờ. Lúc này, các camera được cài bí mật hai bên mạn tàu đã tự động ghi lại toàn bộ cách thức những cán bộ này làm việc. Theo đó, chủ tàu đưa cho thuyền viên kẹp giấy gấp lại như cuốn sổ nhỏ, người này ra mạn tàu đưa cho cán bộ ngồi trên ca-nô đang áp sát, chạy song song; cán bộ đưa tay ra cầm sổ một cách rất thành thạo. Từ lúc tiếp cận cho tới khi rời đi không quá một phút, tuyệt nhiên lực lượng chức năng không có bất cứ câu hỏi nào về trọng lượng, hành trình hay nguồn gốc cát, sỏi đang được chở trên tàu, cũng không lên tàu kiểm tra sổ sách hóa đơn của chuyến hàng hay giấy phép từ chủ tàu.

Empty

Từ những thông tin đã ghi nhận được, ngày 21/8, nhóm phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có buổi làm việc với lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Vĩnh Phúc (riêng Công an tỉnh Phú Thọ vì một lí do nào đó nên chưa sắp xếp được lịch làm việc với phóng viên) để làm rõ về quy trình tuần tra, kiểm soát tàu thuyền trên sông Lô, sông Hồng.

Theo Thượng tá Vũ Quang – Phó Trưởng phòng CSGT phụ trách đường thủy cho biết: Quy trình kiểm tra của đơn vị nằm trong quy trình chung của Bộ, có lịch tuần tra được phê duyệt, thực hiện theo Thông tư 37 của Bộ Công an. Hằng ngày chúng tôi vẫn cho cán bộ, chiến sĩ đi tuyên truyền pháp luật trên bờ, dưới nước, phát tờ rơi, tài liệu cho người dân.

Thượng tá Quang khẳng định, quy trình tuần tra, kiểm soát được thực hiện rất nghiêm ngặt(?!).

Phóng viên đã có buổi làm việc với phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Vĩnh Phúc.
Phóng viên đã có buổi làm việc với phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Vĩnh Phúc.

Tại buổi làm việc, Thiếu tá Trần Đại Huynh - Đội trưởng CSGT đường thủy cũng thông tin: "Trong quá trình tuần tra, kiểm soát trên sông có thể anh em đi tuyên truyền, phân luồng chứ không kiểm tra. Trường hợp kiểm tra thì buộc phải lên tàu, thời gian tối thiểu từ 10 - 20 phút".

Về hai chiếc ca-nô đi trên sông, Thượng tá Quang cho biết: Đơn vị phân ra hai tổ làm việc gồm tổ sông Hồng và tổ sông Lô. Ca-nô CA88-0008 ở trên Sông Lô, tuần tra, kiểm soát địa bàn từ xã Đức Bác, huyện Sông Lô; ca-nô CA88-0003 làm nhiệm vụ trên Sông Hồng, địa phận giữa cầu Vĩnh Thịnh đến mạn ngã 3 sông giáp Phú Thọ (quãng đường hơn 30km - pv).

.

Chiếc cano của CSGT cặp mạn tàu cát rất nhanh, trao đổi cuốn sổ tay và di chuyển tới các tàu khác.
Chiếc cano của CSGT cặp mạn tàu cát rất nhanh, trao đổi cuốn sổ tay và di chuyển tới các tàu khác.

Khi phóng viên đưa ra một số hình ảnh ghi nhận được về hành động cán bộ CSGT đưa sổ cho thuyền viên rồi nhận lại giấy tờ khác, hoặc không đưa gì vẫn cầm những tờ giấy được gấp lại thì hai vị này cho rằng đó là tài liệu thông tin, tuyên truyền và đưa ra ví dụ thuyền viên nhận tài liệu tuyên truyền từ CSGT Phú Thọ, khi đến Vĩnh Phúc đưa lại cho CSGT Vĩnh Phúc (?!).

Riêng về những hình ảnh clip ghi lại mức nước ngập sâu hai bên mạn các phương tiện chở cát, hai cán bộ CSGT Vĩnh Phúc xác định tàu đó chở quá trọng tải.

Hầu hết các tàu chở hàng hoá đều có dấu hiệu của việc quá tải.
Hầu hết các tàu chở hàng hoá đều có dấu hiệu của việc quá tải.

Vậy vì sao CSGT đường thủy lại không xử lý những phương tiện chở hàng quá tải này? Vị đại diện lực lượng CSGT Vĩnh Phúc đưa ra giải thích: “Nhiều khi nước chảy xiết nên không thể đưa phương tiện vào bờ để xử lý. Xử phạt trên đường thủy rất khó khăn, phải đi theo tàu mất rất nhiều thời gian”.

Có thể thấy, những câu trả lời của vị lãnh đạo CSGT đường thủy Vĩnh Phúc còn nhiều điểm chưa thống nhất. Dù khẳng định “quy trình tuần tra, kiểm soát được thực hiện rất nghiêm ngặt” nhưng lại thừa nhận có phương tiện chở quá tải mà không kiểm tra. Phải chăng đây là hình thức kiểm tra mới, mang lại hiệu quả...?!

Thực chất, điều đó chỉ thể hiện sự bao biện “vụng về” cho quy trình thực thi nhiệm vụ thiếu minh bạch của lực lượng CSGT tỉnh Vĩnh Phúc. Liệu rằng, cách làm này có góp phần tiếp tay cho hàng chục nghìn tấn cát đang hằng ngày từ Đoan Hùng (Phú Thọ) xuôi về hạ lưu?

Theo cán bộ CSGT tỉnh Vĩnh Phúc, quy trình kiểm tra thông thường sẽ bao gồm: Kiểm tra phương tiện (giấy tờ đăng ký, đăng kiểm, điều kiện hoạt động); kiểm tra con người (theo danh bạ thuyền viên để chứng chỉ chuyên môn); hàng hóa (trọng tải, giấy tờ). Một tổ kiểm tra khoảng ba người (một người lái, một người quan sát, một người kiểm tra lập biên bản). Có trường hợp vẫn đi một đến hai người nhưng chỉ phân luồng, phát tờ rơi. Nếu đi hai người thì không được phép kiểm tra.

(Còn nữa…)

Đọc thêm

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê” Đường dây nóng

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê”

TTTĐ - Ngày 10/9, Công an tỉnh Hải Dương đã triệu tập 5 người đã tung tin sai sự thật về tình hình mưa, lũ gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng công tác phòng chống bão lũ.
Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê Bạn đọc

Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê

TTTĐ - UBND xã Nhị Khê giao trái thẩm quyền hàng nghìn mét vuông đất cho cá nhân sử dụng và làm hư hỏng tài sản công đã được đầu tư trên khu đất này.
Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm? Đường dây nóng

Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm?

TTTĐ - Tập thể người dân sống tại phường An Phú Đông, Quận 12 mong muốn được xóa quy hoạch "treo" nhiều năm để có thể xây, sửa lại nhà đã xuống cấp trầm trọng.
Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn Đường dây nóng

Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn

TTTĐ – Sáng 28/8, tại TP Kon Tum, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Đồng chí Lê Quang Thới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum chủ trì hội nghị.
Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”! Đường dây nóng

Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”!

TTTĐ - Ngày 26/3/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng bài “Một công chức mạo tin nhắn của lãnh đạo Sở để "khất nợ"? Mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hải Phòng đã có Thông báo phục hồi điều tra đối với vụ việc này.
Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà Đường dây nóng

Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà

TTTĐ - Công ty TNHH Kinh doanh và phát triển nhà Asiana House (Công ty Asiana House) có văn bản khất nợ đến tháng 5/2024 sẽ trả hết toàn bộ số tiền đặt cọc mua nhà của khách hàng nhưng đòi mãi đến nay bà Trương Mỹ Hồng vẫn chưa nhận được tiền.
Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào? Đường dây nóng

Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào?

TTTĐ - Vụ cựu quân nhân Lê Duy Chương bị ông Lưu Hồng Nam và bà Nguyễn Thị Hà làm giả hồ sơ, chữ ký để hợp thức hóa hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất... có dấu hiệu sai phạm của cơ quan chức năng?
Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình Bạn đọc

Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình

TTTĐ - Đất của gia đình ông Chương (thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng bị người khác làm giả sổ hộ khẩu, giả chữ ký, lập hợp đồng chuyển nhượng để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người khác.
Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó Bạn đọc

Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó

TTTĐ – Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khẳng định, quan điểm của nhà trường là không bao che, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả Bạn đọc

Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả

TTTĐ - Một giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) bị tố có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động xuất bản, in và phát hành, gian dối trong công tác đào tạo, làm hồ sơ thi giảng viên chính và thi đua khen thưởng.
Xem thêm