Tag

Sinh viên RMIT giành giải ba tại cuộc thi hackathon khu vực về nhân sự

Giáo dục 10/09/2021 09:01
aa
TTTĐ - Tranh tài cùng 28 đội đến từ Singapore và khu vực, nhóm năm sinh viên RMIT đã giành giải ba tại cuộc thi Hackathon thường niên do Viện Quản trị nhân sự Singapore (SHRI) tổ chức.
Đại học RMIT khẳng định uy tín và vị thế toàn cầu Fintech và blockchain trở nên hấp dẫn với sinh viên trong thời đại số Quốc tế hóa ngành cà phê Việt Nam Bổ nhiệm Phó Chủ tịch hội đồng trường và Giám đốc mới của Đại học RMIT Đại học RMIT thăng hạng trên bảng xếp hạng toàn cầu RMIT đẩy mạnh học về khoa học và công nghệ cho học sinh và giáo viên

Đội thắng cuộc từ RMIT Việt Nam tại cuộc thi Hackathon thường niên của Viện Nhân sự Singapore (SHRI): (hàng cuối cùng trong hình, từ trái sang) sinh viên ngành Kinh doanh (Quản trị nguồn nhân lực) Đại học RMIT Nguyễn Hoàng Du Vân, Trần Bích Thy, Vũ Ngọc Khánh Linh, Nguyễn Linh Giang và Ngô Doãn Minh Khanh
Đội thắng cuộc từ RMIT Việt Nam tại cuộc thi Hackathon thường niên của Viện Nhân sự Singapore (hàng cuối cùng trong hình, từ trái sang - sinh viên ngành Kinh doanh (Quản trị nguồn nhân lực) Đại học RMIT: Nguyễn Hoàng Du Vân, Trần Bích Thy, Vũ Ngọc Khánh Linh, Nguyễn Linh Giang và Ngô Doãn Minh Khanh)

Nhóm G5, gồm năm sinh viên ngành Kinh doanh (Quản trị nguồn nhân lực) Đại học RMIT là Nguyễn Linh Giang, Ngô Doãn Minh Khanh, Trần Bích Thy, Vũ Ngọc Khánh Linh và Nguyễn Hoàng Du Vân, đã giải mã thành công thách thức trong thế giới thực, đồng thời đưa ra được giải pháp đổi mới sáng tạo cho “khách hàng” được giao – thương hiệu đồ thể thao Under Armour.

Trưởng nhóm Nguyễn Linh Giang chia sẻ rằng đại dịch đang khiến cuộc sống hàng ngày bị đảo lộn hoàn toàn và tạo ra muôn vàn thách thức cho doanh nghiệp.

“Cuộc thi Hackathon thách thức chúng tôi đưa ra giải pháp cho một số chủ đề như gắn kết nhân viên, lương thưởng và chế độ chính sách, nhập môn cho nhân viên mới, tuyển dụng, học tập và phát triển chuyên môn.

Bài toán mà nhóm chúng tôi được giao chủ yếu xoay quanh việc chuyển đổi từ huấn luyện trực tiếp và giấy tờ bản cứng, sang các giải pháp số hoá và không dùng giấy trong quy trình nhập môn và nghỉ việc cho nhân viên bán lẻ của Under Armour”, Giang nói.

Nhóm G5 trình bày chương trình huấn luyện và phát triển chuyên môn năm cấp độ dành cho nhân viên Under Armour với ban giám khảo cuộc thi Hackathon thường niên của Viện Nhân sự Singapore (SHRI).
Nhóm G5 trình bày chương trình huấn luyện và phát triển chuyên môn năm cấp độ dành cho nhân viên Under Armour với ban giám khảo cuộc thi Hackathon thường niên của Viện Nhân sự Singapore (SHRI)

Rút tỉa từ hàng trăm ý tưởng do các thành viên trong nhóm và các cố vấn đề xuất, G5 đã quyết định giải bài toán nâng cao trải nghiệm nhân viên từ ngày đầu đến chặng đường cuối cùng bằng cách thiết kế ứng dụng điện thoại thân thiện với người dùng – UAReady (tạm dịch: Bạn đã sẵn sàng).

Ý tưởng này cân nhắc các mặt khác nhau trong quản trị nguồn nhân sự, trong đó có việc ngày càng gia tăng các vấn đề quanh sức khoẻ tâm thần trong quá trình điều chỉnh sang làm việc tích hợp và chuyển đổi không gian làm việc.

Giang cho biết: “Chúng tôi tạo nên một ứng dụng gồm hệ thống quản lý học tập với hiển thị mô phỏng game nhằm thu hút và tạo động lực cho lực lượng lao động trẻ.

Ứng dụng đem đến hàng loạt thử thách toàn diện hằng ngày nhằm hỗ trợ nhân viên duy trì sức khoẻ thể chất và tinh thần tốt, trong đó có Hệ thống Huy hiệu thưởng (được dùng để trao đổi lấy phiếu mua hàng của Under Armour) khi nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao nhằm nâng cao mức độ tham gia và cam kết của họ. Quy trình nghỉ việc được thiết kế tự động qua hộp trò chuyện tự động nhằm giảm tương tác và lãng phí thời gian”.

Thành viên của nhóm, bạn Ngô Doãn Minh Khanh nhấn mạnh rằng lợi ích mà ứng dụng của nhóm mang lại có thể đánh bại bất kỳ lo lắng nào về khoản đầu tư cần bỏ ra.

“Lợi nhuận thu về sẽ lớn vì quy trình giúp giảm thời gian nhập môn cho nhân viên mới xuống còn 1/3, giảm thiểu việc nhân viên phải tham gia vào quy trình này, đồng thời tăng mức độ hài lòng trong quá trình nghỉ việc. Ứng dụng có thể thực hiện trong dài hạn, còn có thể dùng cố định chứ không chỉ cho mục đích nhập môn và nghỉ việc”, Khanh cho hay.

Dù chưa từng gặp gỡ hay làm việc cùng nhau ngoài đời thực trước khi tham gia cuộc thi, cả nhóm vẫn có thể kết nối và tạo dựng niềm tin dành cho nhau. Nhờ đó, các bạn đã có thể thoải mái trao đổi ý tưởng, thậm chí tranh luận mang tính xây dựng trong các cuộc gọi thoại kéo dài hai tiếng đồng hồ.

Không có nền tảng về công nghệ hay phát triển ứng dụng, Khanh chia sẻ rằng cuộc thi cho cả nhóm cơ hội vượt ra khỏi vùng an toàn của bản thân và học hỏi về các khía cạnh khác của quản trị nhân sự - những khía cạnh không chỉ nằm ở mảng nhân sự, mà còn liên quan đến phân tích dữ liệu và phát triển bền vững.

Giao diện người dùng ứng dụng UAReady.
Giao diện người dùng ứng dụng UAReady

Khanh cho biết chính nhờ sự hỗ trợ của Quản lý cấp cao về Đối tác nhân sự của Under Armour Bắc châu Á-Thái Bình Dương Tan Zhi Jia, cả nhóm đã có cơ hội “biết nhiều hơn về các giai đoạn và chiến lược hiện tại cũng như những nhiệm vụ cần thiết để hỗ trợ hai quy trình nhập môn và nghỉ việc tại Under Armour”.

Khanh chia sẻ: “Điều này cho chúng tôi kiến thức thực tế mà chúng tôi không thể học từ lớp học. Nhờ tham gia trao đổi và làm việc trong môi trường đa văn hóa, chúng tôi có cơ hội nâng cao kỹ năng xã hội. Điều cnày sẽ cực kỳ quan trọng cho thành công trong tương lai”.

Cả nhóm đều tán dương chương trình Quản trị nguồn nhân lực RMIT vì đã chuẩn bị cho các bạn đầy đủ cho cuộc thi.

“Nhiều tài liệu và bài tập của chương trình được cập nhật để đưa thêm khía cạnh công nghệ vào, chẳng hạn như làm việc và kết nối trực tuyến, phần mềm quản lý và phân tích nhân sự”, bạn Nguyễn Hoàng Du Vân, một thành viên khác của G5, chia sẻ.

“Điều này tương thích với khuynh hướng số hoá trên thị trường cũng như những thách thức hiện tại mà doanh nghiệp không chỉ ở Singapore, mà trên toàn thế giới, đang đối mặt. Bên cạnh tài liệu học, RMIT còn chủ trì tổ chức nhiều buổi nói chuyện tham luận, huấn luyện, trao đổi của diễn giả khách mời về chủ đề quản trị nguồn nhân lực kỹ thuật số - điều đã hỗ trợ chúng tôi nghiên cứu trong quá trình tham gia cuộc thi”, Vân cho biết thêm và lấy ví dụ từ buổi chia sẻ gần đây về huấn luyện và phát triển chuyên môn số do Shopee chia sẻ mà chương trình Quản trị nguồn nhân lực tổ chức vào học kỳ 2 năm học 2021.

Nguyễn Hoàng Du Vân, Ngô Doãn Minh Khanh và Trần Bích Thy còn là thành viên sáng lập CLB Phát triển nhân lực mới thành lập, chuyên tập trung vào bộ môn quản trị nhân sự.

“Dẫu mới tham gia điều hành câu lạc bộ một thời gian ngắn, chúng tôi đã có cơ hội học hỏi vô vàn khía cạnh và ý tưởng mới về quản trị nhân sự từ các thành viên khác cũng như từ các sự kiện mà chúng tôi đã tổ chức”, Vân cho biết.

“Hơn hết thảy, thành công của chúng tôi tại SHRI Hackathon 2021 là kết quả tổng hoà của tài liệu học, các sự kiện do trường tổ chức và tham gia hoạt động câu lạc bộ”, cô bạn kết lời.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Giao gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên Giáo dục

Giao gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa thông báo dành gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT tại 46 trường trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng trên địa bàn thành phố.
Quảng Nam tạo bước đột phá mạnh mẽ cho giáo dục Giáo dục

Quảng Nam tạo bước đột phá mạnh mẽ cho giáo dục

TTTĐ - Nhằm tạo bước đột phá mạnh mẽ cho ngành giáo dục địa phương, UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định số 1004/QĐ-UBND phê duyệt Chiến lược Phát triển giáo dục tỉnh Quảng Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Dự kiến đưa tiếng Nhật vào dạy học sinh từ lớp 3 - 12 Giáo dục

Dự kiến đưa tiếng Nhật vào dạy học sinh từ lớp 3 - 12

TTTĐ - Từ năm 2025 đến 2034, dự kiến, tiếng Nhật được giảng dạy cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 trên toàn quốc.
Các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025, có 3 đối tượng được miễn thi, gồm: miễn thi tất cả các môn, miễn thi môn Ngoại ngữ và miễn thi môn Ngữ văn; đồng thời quy định cụ thể về từng đối tượng.
Hà Nội vinh danh học sinh đạt giải khoa học kỹ thuật quốc gia Giáo dục

Hà Nội vinh danh học sinh đạt giải khoa học kỹ thuật quốc gia

TTTĐ - Chiều 5/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt đội tuyển tham dự cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế năm 2025 và trao giấy chứng nhận đoạt giải cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia năm học 2024 - 2025.
Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút Giáo dục

Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút

TTTĐ - Trong giai đoạn nước rút chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, điều khiến nhiều học sinh lớp 12 mệt mỏi không chỉ là lượng kiến thức cần ôn luyện, mà còn là áp lực đến từ… chính gia đình. Hơn bao giờ hết, sự đồng hành đúng cách từ cha mẹ có thể trở thành điểm tựa, thay vì trở thành rào cản tâm lý.
Đường dây nóng hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội Giáo dục

Đường dây nóng hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội

TTTĐ - Mỗi quận, huyện ở Hà Nội công khai 2 số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ phụ huynh trong tuyển sinh đầu cấp trực tuyến.
Ngày 15/5, công bố tỷ lệ "chọi" vào lớp 10 công lập Giáo dục

Ngày 15/5, công bố tỷ lệ "chọi" vào lớp 10 công lập

TTTĐ - Chậm nhất vào ngày 15/5, Hà Nội sẽ công bố số lượng học sinh dự tuyển lớp 10 từng trường THPT công lập.
Hà Nội bố trí 250 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Hà Nội bố trí 250 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội dự kiến bố trí 250 điểm thi với hơn 5.500 phòng thi để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Hà Nội đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp Giáo dục

Hà Nội đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

TTTĐ - Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035".
Xem thêm