Tag

Sinh viên lao đao vì học phí tăng cao

Nhịp sống trẻ 27/04/2021 08:25
aa
TTTĐ - Gần đây, thông tin nhiều trường đại học sẽ tiếp tục tăng học phí theo lộ trình đã khiến không ít sinh viên phải lo “sốt vó” khi mức học phí cũ và những chi phí sinh hoạt đã đủ khiến cả gia đình phải chạy vạy khắp nơi.
242 sinh viên Đại học Mở Hà Nội tranh tài Tin học, tiếng Anh Cơ hội giúp học sinh, sinh viên tiếp cận gần hơn với thị trường lao động Giúp sinh viên vận dụng sáng tạo Triết học vào cuộc sống

Tăng theo từng năm

Lê Anh Tuấn, sinh viên năm thứ hai Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết: “Tôi đang học năm thứ 2 tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tôi thấy mỗi năm tăng học phí 1 lần. Năm thứ nhất vào trường, tôi phải đóng 365.000 đồng/1 tín chỉ, năm thứ 2 là 419.000 đồng/1 tín. Ngành tôi học còn đỡ, ngành Thú y tiền học phí còn lên tới 21 triệu đồng/1 kỳ, những bạn sinh viên xa quê rất vất vả, vừa đi học, vừa đi làm không có ngày nghỉ để phụ thêm bố mẹ nộp tiền học phí".

Sinh viên cũng có hàng loạt nỗi lo với chi phí ở giảng đường và những sinh hoạt hàng ngày (Ảnh minh hoạ)
Sinh viên cũng có hàng loạt nỗi lo với chi phí ở giảng đường và những sinh hoạt hàng ngày (Ảnh minh hoạ)

Thế Quyền (sinh viên năm 3 ngành Công nghệ thông tin - Đại học Bách khoa Hà Nội) chia sẻ: “Từ năm nhất, mức học phí của tôi là 14,5 triệu đồng/năm. Năm thứ 2, mức học phí đã tăng thêm 55.000 đồng/tín chỉ. Nếu theo dự định, năm học tới đây sẽ tăng thêm 40.000 đồng/tín chỉ. Đưa số tiền lên đến gần 350.000 đồng/tín chỉ, tức là vào khoảng 21 triệu/năm. Những sinh viên chất lượng cao còn phải chịu mức phí lên tới 400.000 đồng/tín chỉ.

Mỗi năm tăng một mức giá, sự chuẩn bị của gia đình mình gần như cũng cạt kiệt do tăng quá lớn so với ước tính ban đầu”.

Để đáp ứng được nhu cầu thực tế của công việc sau khi ra trường, nhiều bạn sinh viên còn phải học thêm các chứng chỉ như: Ngoại ngữ, Tin học, kỹ năng mềm… Vì thế, tổng tiền học phí trong trường và bên ngoài lên tới vài chục triệu đồng. Đây là gánh nặng với không ít bạn trẻ hiện nay.

Sinh viên lao đao vì học phí tăng cao

Được biết, các cơ sở giáo dục công lập thực hiện thu học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân... Theo đó, Nghị định này quy định rõ khung, mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên, chi đầu tư và cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên, chi đầu tư, mức tăng học phí bình quân 10%/năm.

Về mức thu học phí của các cơ sở giáo dục ngoài dân lập, tư thục, theo quy định tại Luật Giáo dục 2019 và Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được tự chủ quyết định mức thu học phí trên cơ sở đảm bảo các điều kiện chất lượng đào tạo, không quy định khung, mức trần học phí.

Chật vật làm thêm

Nghe thông tin học phí sẽ tăng mạnh, Nguyễn Thanh Tùng chỉ biết ngồi thở dài trên con xe máy lọc cọc bố mẹ mua cho cậu từ khi lên Hà Nội học. Chiếc xe mà bố cậu phải tích góp, bán thóc để mua, ngày mà cậu bước chân vào giảng đường Đại học Thương mại.

Sinh viên Thanh Tùng tâm sự trong lúc nghỉ trưa
Sinh viên Thanh Tùng tâm sự trong lúc nghỉ chờ khách

Mang theo niềm hi vọng, sự quyết tâm lên Thủ đô để học hành, thế nhưng Tùng đã sớm phải vỡ mộng với hàng tá chi phí sinh hoạt đắt đỏ. Từ tiền nhà, tiền điện, tiền nước, đến xuất cơm bình dân... và đặc biệt là mức học phí không hề rẻ của trường đã làm cậu thư sinh ngày nào trở thành một chàng xe ôm “đánh bóng mặt đường”.

Để đủ tiền trang trải cho cuộc sống và học tập, Tùng sớm phải đi làm xe ôm công nghệ từ năm đầu bằng chiếc xe mà bố mẹ mua cho cậu để đi học đại học. Thời gian đi làm, phơi nắng, phơi mưa của Tùng nhiều hơn thời gian bên trang sách. Chàng trai tâm sự: “Vì bố mẹ em làm nông, phải lao động rất vất vả mới kiếm được đồng tiền. Em không nỡ nhàn hạ, rảnh chân tay một phút nào. Em biết, mỗi lúc mình nghỉ ngơi là lúc bố mẹ phải vất vả, àm việc quần quật hơn”.

Số tiền mà chàng trai chăm chỉ kiếm được bằng 5 tiếng chạy xe ôm mỗi ngày đủ để trả tiền nhà và các sinh hoạt cơ bản, thi thoảng cùng bạn ra ngoài chơi. Tiền học phí mỗi kỳ vẫn do bố mẹ gieo mạ, cấy lúa mà ra.

Chính vì mải chạy xe ôm công nghệ, nên việc học của chàng trai cũng “bập bõm”, lúc được, lúc không. Tùng chỉ mong muốn thu thập đủ kiến thức, qua môn mà không bị học lại, thi lại, chứ chẳng dám nghĩ đến chuyện kiếm học bổng.

Nay học phí tăng mạnh, chàng trai lo “sốt vó” vì chẳng biết mở lời với bố mẹ thế nào. Tùng nghĩ, mình đã lớn, cần phải có trách nghiệm phụ giúp gia đình. Vậy là cậu lại chạy xe thêm 3 tiếng đồng hồ từ 9h tối đến nửa đêm. “Phải cố gắng từ bây giờ thì mới đủ tích góp cho kỳ 1 sắp tới. Nếu theo dự tính, học phí của em có lẽ sẽ tăng từ lên đến 15triệu/kỳ”, Thanh Tùng thở dài trong lo lắng.

Đâu phải mỗi tiền học tăng

Đối diện với nỗi lo học phí tăng, chàng sinh Bùi Quang Huy (sinh viên ngành Công nghệ thông tin, trường Hà Nội Aptech) viên lại nhận thêm thông báo tiền phòng trọ cũng tăng trong tháng tới. Nặng gánh với các chi phí, từ khi lên đại học, Quang Huy đã phải dành 8 tiếng một ngày để làm việc tại quán trà sữa. Việc học của Huy chủ yếu vào buổi sáng và ban đêm. Nói là đêm về học nhưng nhiều lúc đi làm về đã kiệt sức, chân tay rã rời, mắt muốn nhắm lại chứ đừng nói là ngồi vào bàn học.

Sinh viên Quang Huy với công việc làm thêm đang nuôi sống cậu
Quang Huy với công việc làm thêm của mình

Mức thu nhập 17.000 đồng/giờ cũng không khiến cuộc sống thoải mái nhưng đủ để cậu trang trải và phụ giúp bố mẹ nơi ở quê nhà. Nay học phí tăng mạnh, Duy nói: “Đã làm thêm hết thảy thời gian có thể, mình chẳng biết phải làm thêm việc gì, vào lúc nào để đủ tiền trả học phí và những khoản sinh hoạt cứ tăng từng ngày.

Mình đi làm, có đồng lương cố định còn đỡ chứ nhiều bạn bè nợ học phí đã lâu, dồn lại thành một khoản lớn, có bạn còn ý định đi vay tiền tín dụng để trả học phí”.

Không riêng gì Thanh Tùng hay Quang Huy, có rất nhiều những bạn sinh viên khác cũng đang lao đao trước thông tin học phí tăng. Có những bạn sinh viên may mắn, được bố mẹ lo lắng, chu chấp; nhưng không ít những người vất vả vừa cố kiếm lấy con chữ để “đổi đời”, vừa mưu sinh chốn đô thành bon chen.

“Cuộc sống vẫn cứ phải tiếp tục thôi. Dù lo lắng, trằn trọc hàng đêm hoặc phải lao ra đường kiếm tiền, chúng mình vẫn sẽ cố gắng để có một tương lai tốt đẹp hơn”, Huy cho biết.

Sinh viên Báo chí lan tỏa lối sống xanh Sinh viên Báo chí lan tỏa lối sống xanh

Đọc thêm

Nâng cao kỹ năng công nghệ cho học sinh vùng biên giới Nhịp sống phương Nam

Nâng cao kỹ năng công nghệ cho học sinh vùng biên giới

TTTĐ - Ngày 17/9, tại tỉnh Tây Ninh, Báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel tổ chức chương trình Bytes for Future, trao tặng máy tính cho các trường học tại địa phương. Hoạt động hướng đến mục tiêu trang bị những công cụ và kiến thức cần thiết để các em học sinh có thể hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên số hiện nay.
Đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn do bão lũ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn do bão lũ

TTTĐ - Bằng những hoạt động thiết thực như tặng quà, nhu yếu phẩm, thu hoạch nông sản… tuổi trẻ Thủ đô đã góp phần sẻ chia, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ vượt qua khó khăn.
3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ Camera 360 trẻ

3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ

TTTĐ - Trong dịp Trung thu năm nay, Thành đoàn – Hội đồng Đội thành phố Hà Nội, Quận đoàn – Hội đồng Đội quận Tây Hồ và Công ty Cổ phần Phúc Long Heritage dành 3.000 suất quà, trị giá hơn 360 triệu đồng tặng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lũ lụt trên địa bàn quận Tây Hồ.
Phố Hàng Mã vắng vẻ hơn sau bão Nhịp sống trẻ

Phố Hàng Mã vắng vẻ hơn sau bão

TTTĐ - Theo nhiều tiểu thương, sau cơn bão số 3, cùng với thời tiết thất thường, phố Hàng Mã không đông như mọi năm, lượng bán hàng cũng ít hơn.
Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn Camera 360 trẻ

Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn

TTTĐ - 8 năm sau ngày tốt nghiệp Phổ thông trung học (PTTH), Ngô Minh Thành (sinh năm 1992) lại quyết tâm một lần nữa chinh phục Đại học Y Hà Nội. Từ đó, một “câu chuyện cổ tích” giữa thời hiện đại đã được viết ra khiến nhiều người khâm phục…
Trung thu ấm áp... Bản tin công tác Đội

Trung thu ấm áp...

TTTĐ - Những món quà được các anh chị đoàn viên, thanh niên trao tặng đã giúp các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi vùng ngập lụt có mùa Trung thu ấm áp hơn.
1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận Tuổi trẻ học và làm theo Bác

1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận

TTTĐ - Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam, Bệnh viện Thống Nhất và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam vừa tổ chức chương trình "CAREME – Yêu lấy mình - Khám sàng lọc bệnh lý tim mạch, bệnh thận mạn, thận chuyển hóa tại cộng đồng" với sự tham gia của hơn 1.000 người dân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Bí thư Trung ương Đoàn động viên, trao hỗ trợ người dân vùng lũ Bắc Kạn Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bí thư Trung ương Đoàn động viên, trao hỗ trợ người dân vùng lũ Bắc Kạn

TTTĐ - Sáng 16/9, đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương cùng đoàn công tác đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ bà con, thanh thiếu nhi vùng thiệt hại nặng nề do mưa lũ sau bão số 3 tại tỉnh Bắc Kạn.
Thành đoàn Hà Nội: Chăm lo cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu Nhịp sống trẻ

Thành đoàn Hà Nội: Chăm lo cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu

TTTĐ - Để kịp thời động viên bà con Nhân dân, thiếu nhi trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đón Tết Trung thu ấm áp, vui tươi, chiều ngày 16/9, tại điểm trường Tiểu học Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Thành đoàn – Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội, tổ chức Chương trình thăm, tặng quà cho thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu năm 2024.
Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

TTTĐ - Nhiều mô hình hay, bài học kinh nghiệm sâu sắc được các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo khoa học quốc gia “Hệ thống báo Đảng với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”. Hội thảo đã cung cấp những luận cứ khoa học quan trọng cả về lý luận và thực tiễn để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Xem thêm