Tag

Rượu men lá Kiên Thành: Sản phẩm OCOP đầu tiên của người Nùng Bắc Giang

Nông thôn mới 24/02/2022 12:31
aa
TTTĐ - Không chỉ nối tiếng về vải thiều, mì chũ, mật ong rừng… huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) còn nức tiếng với rượu men lá của người Nùng, hay còn gọi là rượu Kiên Thành. Đây là sản phẩm OCOP đầu tiên của người Nùng ở tỉnh Bắc Giang.
Cơ hội giúp các doanh nghiệp kết nối giao thương sản phẩm nông nghiệp, OCOP Sức mạnh mềm của OCOP Nâng cao giá trị, thương hiệu sản phẩm OCOP Thủ đô NSƯT Xuân Bắc Livestream “chốt đơn” hơn 3.500 giỏ quà Tết là sản phẩm OCOP 49 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP năm 2021

7 loại lá rừng tạo nên hương vị đặc trưng

Nhiều người sành rượu vẫn thường truyền tai nhau: “Về Lục Ngạn nhớ vào xã Kiên Thành thưởng thức một loại rượu do người Nùng làm từ men lá cây rừng mùi vị nồng đượm, uống vào thanh mát”...

Rượu men lá Kiên Thành không biết có từ bao giờ, theo nhiều người có tuổi ở đây, khi họ sinh ra và lớn lên đều đã thấy ông bà, cha mẹ mình nấu rượu rồi. Nhà buôn bán thì nấu nhiều, nhà không thương mại thì một năm cũng nấu 1,2 nồi để uống trong gia đình và tiếp khách những ngày lễ tết.

Rượu men lá Kiên Thành: Sản phẩm OCOP đầu tiên của người Nùng Bắc Giang
Một công đoạn nấu rượu của người dân xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang)

Điều đặc biệt là, người dân tộc Nùng cho đến bây giờ làm men lá cũng không căn cứ theo lịch tây mà họ trông vào thời tiết. Theo kinh nghiệm của họ, mùa xuân ẩm, làm men rượu không thành, khi nào thời tiết nắng lên, đêm nằm không muốn đắp chăn thì lúc đó có thể làm men rượu được rồi. Men rượu thủ công cũng không hề đơn giản, phải có bí truyền mới làm được. Ngoài ra, cùng với men lá thì rượu phải nấu bằng chính nguồn nước ở Kiên Thành mới có hương vị ngon, thơm và đặc trưng riêng.

Theo bà Hà Thị Phượng ở làng Rừng Gai (Kiên Thành) - một nhà có truyền thống nấu rượu từ nhiều đời cho biết: Để lên được những mẻ men nấu thành chất rượu mang tên Kiên Thành phải dùng 7 loại lá và rễ cây rừng.

“Rượu men lá Kiên Thành mang đặc trưng riêng của núi rừng Lục Ngạn, nó khác với loại rượu khác vì nó có 7 loại lá và rễ cây trong rừng. Trong đó, cây trăm rễ quyết định khá lớn trong việc hình thành men, ngoài ra còn có lá cây Puông cai, Vạt Dính…

Rượu men lá Kiên Thành: Sản phẩm OCOP đầu tiên của người Nùng Bắc Giang
Theo kinh nghiệm của người dân, để lên được những mẻ men nấu thành chất rượu mang tên Kiên Thành phải dùng 7 loại lá và rễ cây rừng

Trong 7 loại này, có một loại rễ cây đun nước lên, để nguội, gạo đãi sạch ngâm với nước này 2 tiếng, để ráo mới trộn với bột được nghiền ra từ các loại lá và rễ cây rừng. Sau đó lấy chấu ủ mấy ngày trong chăn để lên men. Khi đã thành men phải để trong bóng mát vài hôm rồi mới cho ra nắng phơi, mất từ 15 đến 20 ngày mới được một mẻ men để làm rượu. Men rượu thành thì thân viên men trắng đều đẹp, men không thành sẽ bị đen, xỉn màu”.

Công đoạn làm men đã vất vả, công đoạn nấu rượu thủ công cũng thật kỳ công. Theo đó từ khâu chọn gạo đến khâu nấu chín, trộn men thật là tỉ mỉ. Cơm khi nấu chín rồi thì ủ cho “bắt men lá” khoảng từ 10 đến 12 ngày; Sau đó đổ nước cho thẩm thấu men với gạo khoảng 2-3 ngày nữa. Khâu cuối cùng là trưng cất bằng ba ba (ba ba phải được làm bằng gỗ mít) và ống dẫn rượu. phải được làm bằng tre thì rượu mới ngon. Trong quá trình cất phải đun đều lửa, không cho cháy to quá cũng không nhỏ quá để rượu ra từ từ. Nếu đun to lửa, rượu ra nhanh sẽ mất mùi thơm. Thông thường mỗi kg gạo bà con nơi đây trưng cất được 1 lít rượu men lá.

Rượu men lá Kiên Thành: Sản phẩm OCOP đầu tiên của người Nùng Bắc Giang
Rượu Kiên Thành là sản phẩm đầu tiên của người Nùng được công nhận OCOP

Anh Hà Văn Mạnh, chủ tịch Hợp tác xã rượu Kiên Thành cho biết: “Ngoài quy trình trưng cất, rượu Kiên Thành còn khác biệt bởi men và nguồn nước. Hợp tác xã chúng tôi trưng bằng phương pháp thủ công, rượu men lá nấu bằng thủ công thì sẽ giữ được chất lượng hương vị của rượu. Nếu nấu công nghiệp sẽ không thể giữ được hương vị tinh khiết của rượu men lá người Nùng”.

Sản phẩm đầu tiên của người Nùng được công nhận OCOP

Theo ông Hoàng Văn Vinh, chủ tịch UBND xã Kiên Thành: “Gần cuối năm 2021 xã mới nhận được quyết định công nhận Hợp tác xã rượu Kiên Thành. Khi rượu men lá Kiên Thành được nâng lên thành sản phẩm OCOP, phải có quy trình sản xuất.

Trước mắt chúng tôi triển khai mô hình theo một quy trình kiểm soát: Gạo phải có nhà cung cấp theo tiêu chuẩn gạo sạch, men là 1 nơi sản xuất, tất cả hợp tác xã khi nấu chỉ lấy 1 loại gạo, 1 loại men, mang thương hiệu lâu dài, tránh tình trạng mỗi người sản xuất 1 kiểu, chất lượng khác nhau, ảnh hưởng đến thương hiệu chung của xã. Trước mắt thí điểm mô hình này trong hợp tác xã (hiện mới có 7 thành viên), sau này sẽ kết nạp thêm các thành viên và áp dụng rộng ra cả xã”.

Rượu men lá Kiên Thành: Sản phẩm OCOP đầu tiên của người Nùng Bắc Giang
Rượu men lá Kiên Thành được đồng bào dân tộc nấu nhiều đời nay, ngoài đặc trưng men lá, nó còn ngon bởi cả nguồn nước tại địa phương

Để phát triển sản phẩm OCOP rượu men lá Kiên Thành, ông Trương Văn Năm, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết: “Rượu men lá Kiên Thành được đồng bào dân tộc nấu nhiều đời nay, ngoài đặc trưng men lá, nó còn ngon bởi cả nguồn nước ở đó nữa. Để phát triển sản phẩm này cũng như sản phẩm OCOP, chúng tôi cũng đã có kế hoạch, chiến lược, như hỗ trợ bà con thành lập hợp tác xã, định hướng bà con tham gia hợp tác xã, hỗ trợ xây dựng bao bì, thương hiệu, giới thiệu quảng bá rượu...

Ngoài ra, chúng tôi cũng tăng cường quảng sản phẩm này trong các sự kiện ở tỉnh, trong lễ hội, hội chợ, chúng tôi đều có gian hàng trưng bày. Trong thời gian tới, Hợp tác xã rượu Kiên Thành sẽ xây dựng một tổ hợp trưng cất rượu, có quy trình, quy định cụ thể để khách đến thăm, bà con có thể quảng bá giới thiệu sản phẩm…”.

Theo nhận xét của người tiêu dùng, rượu men lá nếu ủ đúng độ chín thì uống thanh mát, êm và ngấm dần, khi người uống vừa biết mình say thì đã say thật, uống không đau đầu và thơm mùi men lá… Có lẽ, chính bởi hương vị đặc trưng, khác với các loại rượu đang bán trên thị trường mà rượu Kiên Thành đang được nhiều người ưa chuộng. Rượu men lá cũng là thức quà đặc sản mang hương vị núi rừng để mọi người biếu tặng trong mỗi dịp gặp mặt, lễ tết…

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Kinh tế

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường cử các trung tâm phân tích trực thuộc đã được Trung Quốc và Việt Nam chỉ định, hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng thực hiện kiểm tra đối với các sản phẩm sầu riêng để phục vụ xuất khẩu đặc biệt là cho niên vụ 2025.
Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi Nông thôn mới

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

TTTĐ - Trước nguy cơ dịch bệnh dại gia tăng, ngành Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân cũng như đàn vật nuôi.
Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, Hà Nội coi công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định quá trình xây dựng Nông thôn mới.
Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng Nông thôn mới

Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng

TTTĐ - Trong bối cảnh bị thiệt hại nặng nề sau bão Yagi, với truyền thống đoàn kết, quyết tâm chính trị cao, tỉnh Yên Bái đã không ngừng nỗ lực, chủ động, linh hoạt, triển khai nhiều giải pháp để vượt qua khó khăn. Nhờ đó, quý I/2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được những thành tựu ấn tượng trên các lĩnh vực.
Hà Nội tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Nông thôn mới

Hà Nội tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thành phố Hà Nội ăm 2025.
Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau một thời gian thực hiện, chương trình xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) của tỉnh Yên Bái đã đạt được hiệu quả rõ nét, ngày càng đi vào chiều sâu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ. Sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái và người dân đã mang đến diện mạo mới cho vùng cao Tây Bắc.
Đẩy mạnh liên kết xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng Nam Sơn Kinh tế

Đẩy mạnh liên kết xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng Nam Sơn

TTTĐ - Nhằm nâng cao hiệu quả phát triển mô hình cây dược liệu trên địa bàn xã Nam Sơn, UBND xã Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) phối hợp với Liên hiệp Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ và Dược liệu Việt Nam, Công ty Ngọc Dần tổ chức hội nghị triển khai, thực hiện chương trình liên kết chuỗi sản xuất, chế biến, bao tiêu trà hoa vàng Hakodae Orgavina tại địa bàn xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Ban Chỉ đạo Chương trình số 02 huyện Thanh Oai, Hà Nội đã tổ chức hội nghị Công bố quyết định, trao bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu năm 2024.
Hà Nội nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ ngành nghề nông thôn Nông thôn mới

Hà Nội nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ ngành nghề nông thôn

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND về phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2025.
Nông thôn Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại Nông thôn mới

Nông thôn Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại

TTTĐ - Sau 4 năm thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025", nhiều chỉ tiêu của chương trình đã hoàn thành và vượt kế hoạch, đưa nông thôn Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, đóng góp vào thành tựu chung của Thủ đô và đất nước.
Xem thêm