Tag

Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt

Giáo dục 30/08/2024 14:23
aa
TTTĐ - Nằm nép mình trên con phố Thợ Nhuộm, giữa lòng Thủ đô Hà Nội, không khí chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 đang rộn ràng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh.
Thành tích vượt trội ở ngôi trường “đầu vào” thấp nhất Thủ đô Khám phá ngôi trường công lập "siêu đẹp" Tư liệu quý về ngôi trường 70 năm truyền thống tại quận Cầu Giấy

Môi trường giáo dục an toàn, thân thiện

Trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trường Tiểu học Bình Minh được thành lập năm 1993 với 2 nhiệm vụ - đón nhận học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập và dạy học sinh tiểu học.

Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt
Việc giới thiệu tên với học sinh tiểu học rất đơn giản nhưng với học trò ở đây, đó là thành quả nhờ sự nỗ lực rất lớn từ các bạn nhỏ

Đến thăm ngôi trường vào một ngày thu cuối tháng 8, chúng tôi cảm động vì không khí chuẩn bị năm học mới đang rộn ràng khắp ngôi trường đặc biệt này. Không khí ấy nhẹ nhàng lan tỏa trong từng lớp học, trong từng ánh mắt, nụ cười của những đứa trẻ ở đây.

Ở khối lớp 1, các cô giáo hướng dẫn học sinh cách vẫy lá cờ Tổ quốc nhỏ xinh theo hiệu lệnh. Một phòng học khác, các em đang tập gắn chong chóng, dán nhãn vở, phụ giúp cô trang trí lớp học…

Trong lớp học dành cho học sinh lớn nhất trường, hơn chục em tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp như cắm hoa, làm bỏng ngô.

Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt
Cô giáo xinh đẹp và dịu dàng dạy các em kỹ năng dán nhãn vở (Ảnh: Thanh Tùng)

Chia sẻ với phóng viên, nhà giáo Trịnh Thị Lệ Thu - Phó Hiệu trưởng phụ trách nhà trường cho biết: Điều đặc biệt, ở ngôi trường này, các em không xếp lớp theo độ tuổi mà theo dạng tật và trình độ nhận thức. Đó cũng là thử thách lớn với các giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục học sinh mà trong đó đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn, tình yêu thương.

“Mỗi lớp học trong trường có sĩ số trung bình từ 15 - 20 học sinh với 1 giáo viên chính và 1 nhân viên hỗ trợ. Các cô rất vất vả khi vừa dạy dỗ, vừa chăm sóc các con lại phải dựa theo sự phát triển trình độ của từng học sinh để có phương pháp giáo dục phù hợp nhất”, cô Thu tâm sự.

Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt
Bạn nhỏ nào cũng thích thú và hào hứng khi hoàn thành nhiệm vụ cô giao (Ảnh: Thanh Tùng)

Theo lời chia sẻ của giáo viên, có những học sinh biết đọc, biết viết nhưng lại không thể tính toán. Hay có học sinh khác biết tính toán nhưng lại không biết đọc, biết viết.

Mang trong mình khuyết tật về mặt trí não nên nhiều học sinh vệ sinh cá nhân không tự chủ. Có em 16 tuổi vẫn chưa thể hoàn thành chương trình tiểu học...

“Vì sự không đồng đều, không học sinh nào giống nhau ấy nên trong công tác chăm sóc, giáo dục, giáo viên chủ nhiệm phải lựa theo từng em bằng cách tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn, trình độ nghiệp vụ với mục tiêu đảm bảo an toàn cho học sinh khi tới trường, an tâm cho phụ huynh”, cô Thu nói.

Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt
Chong chóng trong tay em... (Ảnh: Thanh Tùng)

Năm học 2024 - 2025 đến với thầy và trò trường Tiểu học Bình Minh trong niềm vui lớn khi nhà trường vừa nhận được gói tài trợ của doanh nghiệp hảo tâm để sửa sang cơ sở vật chất, giúp các em có môi trường, điều kiện học tập tốt hơn.

Trường đã tiến hành tu sửa, quét sơn chống thấm, chỉnh trang lại các phòng học, củng cố cơ sở vật chất, thay mới một số hạng mục cần thiết phục vụ cho học sinh, bổ sung đồ dùng sinh hoạt phục vụ công tác chăm sóc bán trú, trang trí khung cảnh sư phạm trong phòng học… tạo môi trường giáo dục sạch đẹp, thân thiện, lành mạnh, an toàn.

Đặc biệt, thầy và trò nhà trường được Sở GD&ĐT Hà Nội tặng chiếc trống trường còn thơm nức mùi sơn mới.

Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt
Cô và trò chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới (Ảnh: Thanh Tùng)

Trăn trở và yêu thương...

Song song với chuẩn bị cơ sở vật chất, trường Tiểu học Bình Minh cũng chú trọng đến vấn đề đội ngũ nhân sự, giáo viên cho năm học mới.

Theo cô Lê Thị Thúy Nga - Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Trường hiện có 298 học sinh, 17 lớp học với 45 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong số 17 lớp này, có đến 14 lớp giáo dục đặc biệt với các em học sinh khuyết tật về trí não ở nhiều dạng tật khác nhau.

Để đảm bảo công tác dạy học và chăm sóc, theo yêu cầu, mỗi lớp giáo dục đặc biệt sẽ có 1 giáo viên chính và 1 cô giáo hỗ trợ. Hiện nay, 100% giáo viên hỗ trợ của nhà trường đều là hợp đồng, chưa được tổ chức xét tuyển, thi tuyển.

Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt
Học sinh khối tiểu học giúp cô chăm sóc cây xanh (Ảnh: Thanh Tùng)

Tuy nhiên, vì đặc thù vất vả, nhọc nhằn của nghề nên việc tuyển dụng giáo viên ở vị trí này vô cùng khó khăn. Nhà trường phải khắc phục bằng cách cử nhân viên văn phòng hoặc ở các vị trí khác kiêm nhiệm, hỗ trợ giáo viên đứng lớp.

“Tôi vẫn nhớ như in mùa khai giảng của năm học 2019 - 2020, khi ngày 5/9 khai giảng năm học mới thì tối 2/9, tôi nhận được điện thoại của một giáo viên xin thôi việc vì lý do môi trường không phù hợp.

Ngay trước thềm năm học có giáo viên nghỉ việc, tôi thật sự rất hụt hẫng, đau lòng và có lẽ đó là kỷ niệm khiến tôi không thể nào quên suốt cuộc đời”, cô Lệ Thu tâm sự.

Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt
Học sinh hòa nhập trong giờ học STEM (Ảnh: Thanh Tùng)

Bên cạnh câu chuyện buồn như thế, vẫn còn rất nhiều niềm vui, khi cũng ở ngôi trường này, có một giáo viên hỗ trợ đặc biệt. Chị là Đặng Thị Mai - cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Chị Mai đến với nhà trường trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt - đi xin học cho con.

Hoàng Nam - con trai lớn của chị Mai không may mắn khi bị khuyết tật về trí tuệ. Chị đã tìm đến ngôi trường với hi vọng lớn lao là giúp con được dạy dỗ, tiến bộ từng ngày và hòa nhập với bạn bè đồng trang lứa.

Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt
Hoạt động hướng nghiệp dành cho học sinh lứa tuổi từ 12 - 15 (Ảnh: Thanh Tùng)

“Khi biết nhà trường đang thiếu giáo viên hỗ trợ, tôi đã không ngần ngại xin vào. Tôi thương những đứa trẻ nơi đây như chính khúc ruột thiệt thòi của mình và mong muốn góp sức cùng các cô mang niềm vui, hạnh phúc đến cho chúng”, chị Mai tâm sự.

Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt
Học sinh âu yếm cô trước giờ tan học... (Ảnh: Thanh Tùng)

Thật sự, có chứng kiến những giờ học mới thấu hiểu sự vất vả, hi sinh và tình yêu lớn lao các cô ở Tiểu học Bình Minh dành cho học trò.

Hơn cả một người thầy, mỗi cô giáo nơi đây là người mẹ hiền thứ hai mang lại ấm áp, bình yên, chở che giúp học trò tiến bộ lên từng ngày. Để rồi mỗi học sinh được tốt nghiệp ra trường là nụ cười, là tin yêu mà phụ huynh và cả xã hội dành để tri ân, biết ơn họ…

Đọc thêm

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì Muôn mặt cuộc sống

Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa tiếp nhận 3.960 quyển vở để hỗ trợ các em học sinh 3 xã vùng bãi bị ngập lụt.
Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 1.260 tỷ đồng (Một nghìn hai trăm sáu mươi tỷ đồng), tính đến ngày 16/9.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt Giáo dục

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

TTTĐ - 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
“Trung thu yêu thương” sẻ chia với người dân vùng lũ Giáo dục

“Trung thu yêu thương” sẻ chia với người dân vùng lũ

TTTĐ - Không chỉ là hoạt động trải nghiệm thú vị giúp học sinh và các vị khách quốc tế hiểu hơn về Tết Trung thu, chương trình trải nghiệm văn hóa “Trung thu yêu thương” còn lan tỏa sự ấm áp của nghĩa đồng bào, lòng nhân ái, sẻ chia với đồng bào vùng lũ.
Quận Nam Từ Liêm thông báo thi tuyển chức danh lãnh đạo năm 2024 Giáo dục

Quận Nam Từ Liêm thông báo thi tuyển chức danh lãnh đạo năm 2024

TTTĐ - Mới đây Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Mai Trọng Thái đã ký ban hành thông báo thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND quận Nam Từ Liêm năm 2024.
Ngành Giáo dục chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3

TTTĐ - Ngày 16/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thông tin, bão số 3 cùng hoàn lưu bão đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng, trong đó, ngành giáo dục chịu thiệt hại rất nặng nề.
Học sinh gom sách vở, dành tiền ăn sáng ủng hộ bạn vùng lũ Muôn mặt cuộc sống

Học sinh gom sách vở, dành tiền ăn sáng ủng hộ bạn vùng lũ

TTTĐ - Trong ngày thứ hai đầu tuần (ngày 16/9), hàng loạt cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức hoạt động quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ.
Quốc học Huế gia nhập thành viên mạng lưới LabelFrancÉducation Giáo dục

Quốc học Huế gia nhập thành viên mạng lưới LabelFrancÉducation

TTTĐ - Trường THPT chuyên Quốc học Huế đáp ứng các điều kiện và chính thức gia nhập mạng lưới LabelFrancÉducation (Pháp) gồm 600 trường trên toàn thế giới, trong đó có nhiều trường ở Việt Nam đã được công nhận.
Nghiêm cấm lợi dụng Ban đại diện cha mẹ học sinh thu các khoản ngoài quy định Muôn mặt cuộc sống

Nghiêm cấm lợi dụng Ban đại diện cha mẹ học sinh thu các khoản ngoài quy định

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hải Phòng chỉ đạo nghiêm cấm việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, trường để thu các khoản thu ngoài quy định, tăng cường công tác quản lý các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2024-2025 sau bão số 3.
Xem thêm