Ra quyết định trái pháp luật, nguyên Phó viện trưởng Viện KSND tỉnh Thái Nguyên lĩnh án 5 năm tù
Bị cáo Dương Quang Hợp tại phiên xử phúc thẩm
Bài liên quan
Giảm án tù cho 2 bị cáo vụ xe container đâm xe innova đi lùi trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên
Thái Nguyên: Xét xử vụ container tông xe Innova lùi xe trên cao tốc lại hoãn lần 3
Thái Nguyên: 3 người bị sát hại lúc rạng sáng, 4 người khác bị thương
Bạn đọc bức xúc vì đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên xuống cấp nghiêm trọng
Theo tài liệu điều tra vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Công an tỉnh Thái Nguyên đã kê biên và tạm giữ một số tài sản có giá trị của hai bị can Võ Khánh Dương (SN 1973) - Nguyễn Thị Quỳnh Anh (SN 1973), cùng trú tại phường Tân Thành, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, đã chiếm đoạt của các bị hại của vụ án.
Cáo buộc cho rằng, trong vụ án, Võ Khánh Dương và Nguyễn Thị Quỳnh Anh phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của 27 người bị hại, với tổng số tiền chiếm đoạt 183 tỷ đồng. Đây là số tiền đặc biệt lớn của các bị hại mà các bị can phải có nghĩa vụ bồi thường theo kỷ phần và thuộc quyền quyết định của Hội đồng xét xử. Tuy nhiên, bị can Dương Quang Hợp là người được phân công chỉ đạo giải quyết vụ án, sau khi vụ án, được kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND tỉnh Thái Nguyên để truy tố, Hợp đã nghe kiểm sát viên báo cáo đề xuất đường lối giải quyết vụ án.
Mặc dù biết rõ kiểm sát viên thụ lý vụ án đề xuất chuyển tài sản, vật chứng theo vụ án đến toà án để giải quyết theo thẩm quyền và biết rõ đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng... nhưng Dương Quang Hợp vẫn chỉ đạo cấp dưới làm thủ tục, sau đó ký 3 quyết định hủy bỏ 3 lệnh kê biên tài sản của Cơ quan CSĐT và ký 7 quyết định trả vật chứng là số tài sản kê biên và tài sản tạm giữ được định giá có giá trị 11,6 tỷ đồng.
Cụ thể, trả cho ông Dương Văn Bắc tài sản trị giá 9,9 tỷ đồng trong khi ông Bắc chỉ phải trả thay vợ chồng Võ Khánh Dương - Nguyễn Thị Quỳnh Anh số tiền 8,3 tỷ đồng cho ngân hàng; trả cho ông Nguyễn Quốc Dũng tài sản có giá trị 833 triệu đồng mặc dù ông Dương Văn Bắc và ông Nguyễn Quốc Dũng không phải là người bị hại trong vụ án còn 5 bị hại khác chỉ được trả 921 triệu đồng. Như vậy, Dương Quang Hợp biết rõ việc ra 3 quyết định hủy bỏ 3 lệnh kê biên tại sản của Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Thái Nguyên là trái pháp luật.
Tại phiên tòa Phúc thẩm, Bị cáo Dương Quang Hợp một mực cho rằng mình làm đúng pháp luật, không phạm tội, không ra Quyết định trái luật nhưng lại không đưa ra các luận cứ, chứng cứ xác đáng để chứng minh.
Sau khi xem xét các tình tiết của vụ án, HĐXX Phúc thẩm, TAND Cấp cao tại Hà Nội khẳng định, đủ cơ sở kết luận bị cáo Dương Quang Hợp phạm tội “Ra quyết định trái pháp luật”. Do vậy, HĐXX Phúc thẩm quyết định tuyên y án 5 năm tù giam đối với bị cáo Dương Quang Hợp về tội “Ra quyết định trái pháp luật”.
Trước đó, ngày 28/5/2018, TAND tỉnh Thái Nguyên đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử và tuyên phạt 5 năm tù giam đối với bị cáo Dương Quang Hợp về tội danh “Ra quyết định trái pháp luật”.
Đến ngày 13/6/2018, ông Dương Quang Hợp đã gửi đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Trong đơn kháng cáo, ông Hợp cho rằng mình bị oan, không phạm tội như cáo buộc.
Bài liên quan
Bạn đọc bức xúc vì đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên xuống cấp nghiêm trọng
Thái Nguyên: Đã rõ trách nhiệm vụ phá rừng đặc dụng
Thái Nguyên: Nguyên nhân dự án cấp bách nhưng tiến độ “rùa bò”
Vụ phá rừng đặc dụng ở Thái Nguyên: Huyện Võ Nhai “đóng cửa” với báo chí