Tag

Ra mắt "Truyện cổ Grimm" kèm 184 minh họa của Philipp Grot Johann và Robert Leinweber

Văn học - Nghệ thuật 08/04/2021 10:16
aa
TTTĐ - Ở lần xuất bản này, Đông A gửi đến bạn đọc một ấn phẩm "Truyện cổ Grimm" với nhiều điểm khác biệt. Sách do Công ty Cổ phần Văn hóa Đông A và NXB Văn học liên kết ấn hành.
Sức sống của đề tài giáo dục truyền thống đến thế hệ trẻ qua bộ ấn phẩm “Tự hào tuổi trẻ Việt Nam”

Ngay từ khi ra đời năm 1812, tập Kinder-und Hausmärchen (Chuyện kể cho trẻ em và trong gia đình) của hai anh em Jacob & Wilhelm Grimm đã trở nên nổi tiếng và gây tiếng vang trong cộng đồng các nhà nghiên cứu ở Đức. Hơn hai trăm năm trôi qua, cả thế giới đọc cuốn sách ấy, bất kể lứa tuổi, thế hệ, thời đại. Ngày nay chúng ta thường biết đến cuốn sách với tên gọi "Truyện cổ Grimm".

Ra mắt
Ấn phẩm "Truyện cổ Grimm" được ra mắt bản đầy đủ

Xuất phát điểm là một công trình sưu tầm chuyện kể dân gian, "Truyện cổ Grimm" vô tình lại được yêu thích và trở thành những câu chuyện kể trước giờ đi ngủ của hàng triệu trẻ em trên thế giới. Tuy vậy, ở lần xuất bản này, Đông A gửi đến bạn đọc một ấn phẩm với nhiều điểm khác biệt.

Bộ “Truyện cổ Grimm” đầy đủ nhất bằng tiếng Việt gồm 215 truyện. Trong đó có 211 truyện đúng số lượng và thứ tự theo bản năm 1857, là ấn bản cuối cùng của anh em nhà Grimm trước khi hai ông qua đời (bao gồm 10 truyện thuộc phần Huyền thoại cho trẻ em, có tính giáo dục và mang đậm màu sắc tôn giáo), ngoài 211 truyện này, còn có 4 truyện xuất hiện trong các ấn bản trước, nhưng về sau đã bị anh em Grimm loại ra do sự tương đồng với các tác phẩm của những nhà văn khác.

Ra mắt

Lời tựa do chính anh em nhà Grimm viết để giúp bạn đọc hình dung bối cảnh ra đời, quá trình hình thành, cũng như nguyên tắc làm việc của các tác giả trong quá trình tạo nên công trình Truyện cổ Grimm.

Trong ấn bản này, Đông A bổ sung Lời tựa của bản Truyện cổ Grimm xuất bản trong thập niên đầu thế kỷ XX tại Đức của nhà xuất bản Deutsche Verlags-Anstalt, bao gồm lời tựa cho lần in thứ hai (xuất bản năm 1819) do chính anh em nhà Grimm viết và phần giới thiệu những thay đổi, chỉnh lý trong các lần in tiếp theo.

Hy vọng phần bổ sung này sẽ có ích cho độc giả khi đọc sách. Bởi "Truyện cổ Grimm" không chỉ là những câu chuyện đọc để giải trí, mà còn là một công trình sưu tầm quý báu của hai nhà Ngôn ngữ học - Jacob & Wilhelm Grimm, với mục tiêu mà hai ông đã trung thành theo đuổi, đó là gìn giữ ngôn ngữ, văn hóa và những giá trị tinh thần truyền thống của nước Đức.

Ra mắt

Ấn bản "Truyện cổ Grimm" này bao gồm bản dịch của ba dịch giả khác nhau: Dịch giả Hữu Ngọc là dịch giả đã nổi tiếng với các bản dịch "Truyện cổ Grimm" được tái bản thường xuyên trong suốt 50 năm qua; Dịch giả Lương Văn Hồng là dịch giả đã dịch và biên soạn nhiều bộ sách tiếng Đức, trong đó bao gồm cả Truyện cổ Grimm; Dịch giả Ngụy Hữu Tâm là người từng học tập, làm việc lâu năm tại Đức và có nhiều ấn phẩm dịch đã phát hành tại Việt Nam.

Ngoài việc tổng hợp đầy đủ các truyện, Đông A cũng tiến hành đối chiếu với bản dịch tiếng Anh của Dan L. Ashliman và Margaret Hunt để biên tập, thêm những phần bị thiếu, hiệu chỉnh tên riêng cho thống nhất với nguyên bản.

Ra mắt

Không phải ấn bản dành riêng cho trẻ em như thường thấy: Jacob và Wilhelm Grimm không ghi chép truyện cổ tích cho trẻ con đọc, mà họ mong muốn sử dụng phương tiện chữ viết để gìn giữ nếp văn hóa, quan niệm sống và những giá trị tinh thần truyền thống của người dân Đức.

Những câu chuyện trong tập truyện này vốn là những chuyện kể “được lưu truyền mà không bị phán xét là hay hay dở, cao nhã hay bình dân”, còn "Truyện cổ Grimm" là “một tài liệu ghi chép về phong tục tập quán” - như anh em nhà Grimm chia sẻ.

Vì vậy, trong ấn bản lần này, Đông A tuân theo tinh thần đó của hai tác giả, giữ lại những câu chuyện theo nguyên bản nhằm truyền tải được tinh thần nguyên gốc và mang đậm hơi thở của một nước Đức cổ kính thế kỷ XIX. Vì lẽ đó, nếu các bậc phụ huynh lựa chọn ấn bản này để làm quà tặng cho con em mình thì hãy tiếp tục đồng hành cùng bé trong quá trình đọc sách, để chọn lọc được những truyện phù hợp với độ tuổi cụ thể.

Ra mắt

Cuốn sách sử dụng bộ minh họa Truyện cổ Grimm đầy đủ đầu tiên của hai họa sĩ Philipp Grot Johann (1841-1892) và Robert Leinweber (1845-1921) xuất bản tại Đức. Đây cũng là lần đầu bản minh họa của hai họa sĩ tài năng này được giới thiệu đến độc giả Việt Nam, với hầu hết các truyện đều có hình ảnh, giúp người đọc dễ hình dung hơn bối cảnh, nhân vật, trang phục và các vật dụng được miêu tả trong câu chuyện.

Ấn phẩm chất lượng cao là ấn bản đầy đủ dành cho người sưu tầm và chơi sách, Truyện cổ Grimm được làm bìa cứng đơn giản, trang nhã, có bìa áo. Sách gồm 980 trang khổ 18,5 cm x 26,5 cm, in hai màu bằng công nghệ mực vi sinh thân thiện với môi trường trên giấy GV76-BB định lượng 100 gsm (giấy in các ấn bản giới hạn S100 trước đây, cũng như các ấn bản cao cấp thời gian qua).

Mỗi cuốn sách sẽ đi kèm 2 postcards và 1 bookmark được thiết kế đồng bộ và in ấn trên chất liệu cao cấp.

Jacob Ludwig Karl Grimm (1785-1863) & Wilhelm Carl Grimm (1786-1859) là con thứ hai và thứ ba trong một gia đình có chín người con ở Hanau, Hessen (Đức). Sau cái chết đột ngột của người cha vào năm 1796, gia đình lâm vào cảnh túng quẫn, hai anh em phải chuyển đến Kassel, sống nhờ vào tiền trợ cấp của người dì.

Họ cùng theo học tại Đại học Marburg với dự định tiếp nối nghiệp luật gia của cha, nhưng mối quan hệ với các trí thức đương thời ở đây đã khiến hai anh em dấn thân vào công cuộc nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa nước Đức, và đạt được nhiều thành tựu.

Mặc dù thành công trong vai trò các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, nhưng công trình để lại dấu ấn và tên tuổi của hai anh em Grimm là Kinder-und Hausmärchen, một tuyển tập sưu tầm truyện cổ dân gian truyền miệng, xuất bản lần đầu năm 1812 và nổi tiếng với tên gọi mà ta vẫn biết đến ngày nay: , một tuyển tập sưu tầm truyện cổ dân gian truyền miệng, xuất bản lần đầu năm 1812 và nổi tiếng với tên gọi mà ta vẫn biết đến ngày nay "Truyện cổ Grimm".

Cho đến khi các tác giả lần lượt qua đời vào các năm 1859 và 1863, tập truyện đã được bổ sung, chỉnh lý và tái bản đến bảy lần.

Năm 2005, "Truyện cổ Grimm" UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

“Sau Kinh thánh Luther, Truyện cổ Grimm là cuốn sách nổi tiếng nhất, được đọc rộng rãi nhất từng xuất hiện trong tiến trình lịch sử văn hóa Đức.” - UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc).

“Những câu chuyện cổ tích ngày nay vẫn đang lên tiếng, kể cho chúng ta nghe về bản thân mình - về những hy vọng, ước mơ, nỗi sợ, niềm lo của con người”- Alfred David & Mary Elizabeth David.

“Xứng đáng với những lời ngợi khen, nỗ lực nghệ thuật của họ đã mang truyện cổ vượt qua biên giới nước Đức để chạm đến trái tim và tâm trí của độc giả trên toàn thế giới. Thực tế, hiếm có một đứa bé con, người kể chuyện hoặc nhà nghiên cứu văn học dân gian thế kỷ XX nào lại không chịu ảnh hưởng từ những câu chuyện của Grimm, theo cách này hay cách khác”- Jack Zipes.

“Ít có tác phẩm nào giúp chúng ta mất ít công phu mà vẫn cảm thông được cái thầm kín, sâu sắc và huyền bí của tâm hồn Đức như tập Truyện cổ Grimm”, nhà ngôn ngữ học Robert Laffont.

Phim ca nhạc Phim ca nhạc "Yêu một mình" của Mai Trần Lâm đạt 1 triệu view sau 3 ngày ra mắt
Nhà thơ Ngọc Lê Ninh tiếp tục kết hợp cùng Sao mai Hiền Anh ra mắt ca khúc Nhà thơ Ngọc Lê Ninh tiếp tục kết hợp cùng Sao mai Hiền Anh ra mắt ca khúc "Nhất vợ" nhân dịp 8/3
NSND Lê Khanh, NSND Hồng Vân, Kaity Nguyễn rực rỡ ra mắt NSND Lê Khanh, NSND Hồng Vân, Kaity Nguyễn rực rỡ ra mắt "Gái già lắm chiêu V"

Đọc thêm

50 tác phẩm màu nước đặc sắc trưng bày tại "Hà Nội trong tôi" Văn hóa

50 tác phẩm màu nước đặc sắc trưng bày tại "Hà Nội trong tôi"

TTTĐ - Kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với nhóm họa sĩ “Màu nước Hà Nội” ra mắt triển lãm tranh với chủ đề “Hà Nội trong tôi”.
8 tài năng trẻ đoạt giải "Âm thanh tình anh em" Văn học - Nghệ thuật

8 tài năng trẻ đoạt giải "Âm thanh tình anh em"

TTTĐ - Ban Tổ chức dự án “Âm thanh tình anh em: Khám phá tài năng” vừa trao 8 giải thưởng cho các nghệ sĩ ở lĩnh vực Nghệ thuật thị giác, âm nhạc và sân khấu.
600 đại biểu tham dự Gala Tiếng Việt thân thương Văn học - Nghệ thuật

600 đại biểu tham dự Gala Tiếng Việt thân thương

TTTĐ - 20h ngày 8/9/2024, Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN năm 2024 và Chương trình Gala Tiếng Việt thân thương.
Họa sĩ Sophie Trịnh gửi gắm thông điệp ý nghĩa về phụ nữ Văn học - Nghệ thuật

Họa sĩ Sophie Trịnh gửi gắm thông điệp ý nghĩa về phụ nữ

TTTĐ - Với triển lãm "Lớp lang cảm xúc", điều khiến nữ họa sĩ Sophie Trịnh tự hào là có thể lan tỏa thông điệp của sự sẻ chia, là sợi dây kết nối những nỗi niềm sâu kín, khát khao yêu thương của chính mình và những bản thể khác thông qua những tác phẩm hội họa.
Dấu ấn thời gian và những hoạt động ý nghĩa Văn học - Nghệ thuật

Dấu ấn thời gian và những hoạt động ý nghĩa

TTTĐ - Dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9 năm nay, TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức nhiều hoạt động triển lãm, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật và thể thao. Thông qua đó, người dân có thể hiểu thêm về những trang sử hào hùng của dân tộc cũng như ý nghĩa quan trọng của ngày Quốc khánh.
Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm” Văn hóa

Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm”

TTTĐ - Sau 4 tháng miệt mài, sáng tạo, 15 tác giả thư pháp từ mọi miền đất nước cùng với giám tuyển đã mang đến Triển lãm “Nghiên bút còn thơm” những tác phẩm nghệ thuật thư pháp độc đáo, ấn tượng.
“Rèn nhân cách - Luyện tài năng” theo gương sáng của Bác Hồ Văn hóa

“Rèn nhân cách - Luyện tài năng” theo gương sáng của Bác Hồ

TTTĐ - Nhân dịp Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024) và 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024), Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản bộ sách "Rèn nhân cách - Luyện tài năng". Ấn phẩm nhằm giúp các em học sinh có thêm tư liệu tìm hiểu về Bác Hồ kính yêu, phấn đấu, học tập, rèn luyện theo gương sáng của Người gồm 5 cuốn với 5 chủ điểm: Yêu nước, Đoàn kết, Khiêm tốn, Giản dị, Tiết kiệm.
Khánh Hòa: Hiện thực hóa các hệ giá trị văn hóa trong đời sống Văn học - Nghệ thuật

Khánh Hòa: Hiện thực hóa các hệ giá trị văn hóa trong đời sống

TTTĐ - Đây là lần đầu tiên, Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức hội nghị bàn các vấn đề về văn hóa có đông đảo đại biểu đại diện từ thôn, tổ dân phố đến cấp tỉnh, từ cán bộ quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học đến cộng đồng các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, du lịch.
Cơ hội kết nối quốc tế cho các nghệ sĩ Việt Nam Văn học - Nghệ thuật

Cơ hội kết nối quốc tế cho các nghệ sĩ Việt Nam

TTTĐ - Hội đồng Anh tại Việt Nam giới thiệu Quỹ tài trợ nhỏ - Chương trình Kết nối Văn hóa kế thừa các hoạt động của UK/Viet Nam Season, từ đó hỗ trợ kết nối thế hệ nghệ sỹ mới tại Việt Nam với thế giới.
Khắc họa “Thủ đô Hà Nội - Vị thế mới - Tầm vóc mới" Văn học - Nghệ thuật

Khắc họa “Thủ đô Hà Nội - Vị thế mới - Tầm vóc mới"

TTTĐ - Chiều 30/8, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức chức trao giải và khai mạc triển lãm Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) với chủ đề “Thủ đô Hà Nội - Vị thế mới - Tầm vóc mới”.
Xem thêm