Tag

Ra mắt cuốn hồi ký "Nước vẫn chảy dưới chân cầu mụ Kề" của người thiết kế Rạp xiếc Trung ương

Văn hóa 18/05/2021 09:19
aa
TTTĐ - "Nước vẫn chảy dưới chân cầu mụ Kề" là cuốn hồi ký của kiến trúc sư, nhà quy hoạch Hoàng Hữu Phê. Ban đầu, ông viết những dòng hồi tưởng trên trang Facebook cá nhân để "con cháu hiểu về chiến tranh và quý trọng những giây phút hòa bình hôm nay". Nhận thấy giá trị của những dòng hồi tưởng đó, giá trị về mặt lịch sử của đất nước nói chung, của ngành kiến trúc nước nhà nói riêng, từ thời chiến tranh chống Mỹ tới tận hôm nay nên NXB Phụ nữ Việt Nam đã mua bản quyền bản thảo để xuất bản thành sách.
"Tùy bút - hồi ký - giai thoại trên báo Xuân Sài Gòn xưa" - thức quà quý ngày Tết

"Nước vẫn chảy dưới chân cầu Mụ Kề" là câu chuyện trưởng thành của một cậu bé tỉnh lẻ đã sống qua chiến tranh phá hoại khốc liệt ở khu Bốn và những năm tháng là du học sinh, khám phá kiến thức và những điều mới mẻ từ các truyền thống văn hóa khác; Tthông qua một tập hợp ngẫu nhiên và lạ lùng của các nơi chốn, từ những địa danh bom đạn ác liệt của Quảng Bình cho đến các khung cảnh đô thị đặc trưng, lần lượt tại Đồng Hới, Hà Nội, Kiev, Bangkok và London.

Ra mắt cuốn hồi ký
Cuốn hồi ký "Nước vẫn chảy dưới chân cầu mụ Kề" của tác giả Hoàng Hữu Phê

Như môt sự trớ trêu của số phận, cậu bé tỉnh lẻ, vốn cảm thấy thoải mái nhất khi sống giữa bạt ngàn cây cỏ không tên ở các khu rừng nhiệt đới dọc theo dãy Trường Sơn, từng đạt giải dịch văn học với cuốn "Thao thức", cuối cùng lại trở nên gắn bó không thể tách rời với công việc chính của đời mình, là nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng trong lĩnh vực cấu trúc đô thị.

Không ngại mình là cậu học trò tỉnh lẻ, không ngại mình là một du học sinh ra đi từ một đất nước đang có chiến tranh, không ngại định kiến, thách thức, Hoàng Hữu Phê chọn cho mình một con đường không hề dễ dàng và gặt hái được thành tựu không hề nhỏ.

Ông theo học lần lượt tại Khoa Kiến trúc ĐHXD Kiev, Khoa Quy hoạch Dân cư Học viện Công nghệ Châu Á (AIT) và Khoa Quy hoạch Phát triển, Đại học Tổng hợp London (UCL). Ông nhận bằng tiến sỹ Quy hoạch Đô thị năm 1998 tại London và đã công bố quốc tế nhiều nghiên cứu trong các lĩnh vực kiến trúc, vị trí dân cư, cấu trúc đô thị, bất động sản, tôn tạo đô thị và chính sách nhà ở.

Ông được tặng giải thưởng uy tín The Donald Robertson Memorial Prize 2000 của tạp chí hàng đầu trên thế giới về nghiên cứu đô thị, Urban Studies, cùng với Giáo sư Patrick Wakely (UCL), cho công trình về lý thuyết Vị thế - Chất lượng (SQTO).

Bách khoa toàn thư Wiley Blackwell về Nghiên cứu Vùng và Đô thị (The Wiley Blackwell Encyclopedia of Urban and Regional Studies (A. M Orum, 2019)), đã đề cập đến lý thuyết Vị thế - Chất lượng, trong cách giải thích về quyết định lựa chọn nơi ở.

Cuốn sách bên cạnh những công trình do ông thiết kế
Cuốn sách bên cạnh những công trình do ông thiết kế

Từ chối cơ hội ở lại Liên Xô để trở về Việt Nam, đất nước vừa ra khỏi cuộc chiến, tại Việt Nam, ông tham gia quy hoạch và thiết kế nhiều công trình, trong số đó có Rạp Xiếc Trung ương tại Hà Nội, nhà học Đại học Cần Thơ, Trụ sở Viện Dầu khí, các khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính, Bắc An Khánh (Splendora), đô thị du lịch Cái Giá - Cát Bà, cùng rất nhiều công trình khác, đặc biệt là nhà cao tầng, tại Hà Nội và các thành phố trong cả nước.

Những câu chuyện được luận bàn rôm rả ở Hà Nội một thời, như ý tưởng phố đi bộ, xây nhà chung cư khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, mở rộng Hà Nội… đều liên quan đến ông - một kiến trúc sư có nhiều trải nghiệm về thế giới rộng lớn bên ngoài và mong muốn làm nhiều hơn cho các thành phố ở Việt Nam thông qua các đóng góp về lý thuyết cấu trúc đô thị.

Ra mắt cuốn hồi ký

Sau đây là trích đoạn "Thiết kế Rạp xiếc Trung ương và câu chuyện về đam mê" trong cuốn hồi ký của ông: “Tôi được giao nhiệm vụ chủ trì thiết kế Rạp xiếc Trung ương trong công viên Lenin, nơi bây giờ là công viên Thống Nhất, sau khi phương án kiến trúc của nhóm do tôi đứng đầu, trong đó có Quý, một cậu bạn học kiến trúc dưới tôi một năm ở Đại học Xây dựng Kharcov, được chọn trong một cuộc thi ý tưởng do Bộ Văn hóa tổ chức.

Có lẽ cũng cần phải nói thêm là Rạp xiếc Trung ương, như mọi người thấy hôm nay ở Hà Nội, đã không còn gợi đến cảm giác về một chiếc đĩa bay như ý định của tôi ban đầu. Như hình ảnh khá bất ngờ mà chắc nhiều người vẫn còn nhớ khi nó mới được khánh thành, với phần công sơn bê tông (concrete cantilever) của khối khán đài vươn ra đến 5,7m, được cố tình để rất sạch, nhằm tương phản với các cửa trời chếch 45 độ của phần đế, và các trụ thép cùng dây căng đỡ mái được coi là gợi lại hình ảnh các rạp xiếc truyền thống. Hình dáng phần cantilever kịch tính mà tôi đã tốn bao nhiêu công để tạo ra, nay đã biến mất, vì người ta đã làm thêm một không gian kinh doanh bia ở tầng hai.

Các thêm thắt và trang trí diêm dúa, cộng với cách chọn màu sơn khá lòe loẹt về sau này, đã làm rối mắt một cách không đáng có và còn rất nhiều thứ lẽ ra phải làm khác đi. Cái khó bó cái khôn, sự thiếu thốn chung về vật liệu và công nghệ vào thời tòa nhà này ra đời đã làm tôi không ít lần cảm thấy vừa thất vọng vừa bất lực. Một đề xuất cải tạo lại tử tế toàn bộ công trình này theo đúng như ý định ban đầu, bao giờ cũng là mong muốn mạnh mẽ của riêng tôi.

Ra mắt cuốn hồi ký

Tuy nhiên, nhiều thế hệ trẻ em Hà Nội đã có những phút sung sướng trong tòa nhà rất lớn này với các tiết mục xiếc tuyệt vời, trong đó bộ môn nhào lộn tỏ ra không kém so với chương trình của bất cứ rạp xiếc nào trên thế giới (nếu tin vào các lời bình luận thẳng thắn về rạp xiếc Hà Nội trên trang web của TripAdvisor Inc.), đã làm tôi cảm thấy mong muốn lớn nhất của những người thiết kế như chúng tôi ít nhất cũng được thực hiện, dù không trọn vẹn.

Lúc rạp xiếc ra đời, nó đã thực sự là một công trình đầy thách thức đối với ngành xây dựng Việt Nam thời bấy giờ, kể cả về quy mô, độ phức tạp kỹ thuật và tính hiếm hoi về mặt chủng loại. Và nếu có ai quan tâm về hiệu quả đầu tư cho các cơ sở biểu diễn nghệ thuật, một vấn đề khá thời sự của ngày hôm nay, thì theo chỗ tôi biết, Rạp xiếc Trung ương chưa bao giờ phải dựa vào bao cấp để tồn tại!

Có lẽ lần đầu tiên trong đời tôi phải chịu trách nhiệm về một thiết kế phòng biểu diễn quy mô lớn như thế, với công suất dự định là 2200 khán giả. Đây thực chất là một khối tích công trình đơn chiếc vào loại lớn nhất thời bấy giờ ở Hà Nội, với chiều cao từ mặt sàn diễn lên mặt dưới giàn thao tác và dàn đèn trung tâm là 18m, theo đúng tiêu chuẩn quốc tế (vì thế mà một số liên hoan xiếc quốc tế đã được thực hiện tại rạp này).

Các công trình dân dụng có kết cấu thép nhịp lớn nói chung ngày ấy không phổ biến lắm ở Việt Nam, và ngay cả đến ngày hôm nay cũng có thể nói như vậy. Không những thế, vì đây là một phòng biểu diễn lớn, nên các yêu cầu về cứu hỏa và thoát người được đặt lên hàng đầu, chưa nói đến các hệ thống kỹ thuật công trình thông thường và hệ thống thiết bị đặc chủng cho biểu diễn xiếc. Chẳng hạn, quy định an toàn bắt buộc trong 2,5 phút phải đưa tất cả 2200 khán giả ra khỏi vùng nguy hiểm, khi có hỏa hoạn hoặc các sự cố cấp bách khác. Chỉ riêng việc chỉ dẫn vị trí các loại móc cố định khác nhau dùng cho đạo cụ đã phải cần tới 7 bản vẽ cỡ A0!”.

Rõ ràng là lúc ấy dù phải làm bất cứ điều gì, kể cả những thứ kỳ quặc, để rạp xiếc được xây dựng, tôi cũng sẵn sàng, thực là như thế.

Phố đi bộ Hà Nội
Phố đi bộ Hà Nội

Sau khi Bộ Văn hóa ký hợp đồng thiết kế rạp xiếc với Viện Nghiên cứu Thiết kế Trường học là cơ quan lúc bấy giờ của tôi, nhóm kiến trúc do tôi đứng đầu đã bắt đầu một đợt làm việc có lẽ là với cường độ cao nhất so với bất kỳ thời gian nào khác trong suốt cuộc đời hành nghề của tôi.

Vào khoảng đêm thứ hai thứ ba gì đó trong đợt làm bản vẽ thiết kế sơ bộ (lúc bấy giờ chưa có định nghĩa về bản vẽ cơ sở), tôi bỗng nhớ ra là mình có một cái nhọt đang sưng đau nhức ở bắp chân trái. Chủ quan, tôi cứ để như thế và tiếp tục làm cho đến gần sáng, kết quả là cái nhọt càng ngày càng sưng tấy lên, cho đến lúc cảm thấy đau nhói không thể chịu đựng được nữa. Tôi cúi xuống định vén gấu quần lên xem thì tình hình đã quá muộn, phải dùng kéo cắt toàn bộ ống quần để băng bó và chờ trời sáng hẳn để gọi xích lô đến bệnh viện Saint Paul chờ xử lý bằng tiểu phẫu sau khi phun nước oxy già. Khỏi phải nói, đó đã là những giây phút đau đớn như chưa bao giờ tôi từng phải chịu đựng trong đời.

Thật buồn cười, mỗi khi vết sẹo phẫu thuật ấy của tôi bị tấy lên là y như rằng lại có vấn đề kỹ thuật nào đó phải giải quyết với thiết kế rạp xiếc, mãi cho đến năm 1992 khi công trình khánh thành mới thôi.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Kiểm, sau này là Bộ trưởng Xây dựng, đã cho tôi biết, khi gặp tôi ở Học viện Công nghệ Châu Á (AIT) nơi tôi theo học khóa MSc về phát triển định cư vào cuối những năm 1980s, là công trình thi công Rạp xiếc Trung ương, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông, đang được thi công, và vào khoảng 1997 ở London, ông thông báo với tôi là công trình đã hoàn thành 1992 và được tặng huy chương vàng về chất lượng.

Có lẽ chỉ sau khi biết tin đó, tôi mới hết lo canh cánh về số phận một công trình mà khi nghĩ lại thì quả là có quá sức mình, nhất là khi trước đó chúng tôi, cũng như tất cả ngành xây dựng vào những năm đói kém ấy, đã không có cơ hội làm nhiều công trình để luyện tập, như lớp kiến trúc sư trẻ may mắn bây giờ”.

First News được chọn là đơn vị xuất bản hồi ký First News được chọn là đơn vị xuất bản hồi ký "A Promised Land" của cựu Tổng thống Obama tại Việt Nam
Netflix chiếu phim tài liệu về cuộc đời Michelle Obama và hồi ký “Chất Michelle” Netflix chiếu phim tài liệu về cuộc đời Michelle Obama và hồi ký “Chất Michelle”
Tết về đọc “Tùy bút – Hồi ký – Giai thoại trên báo xuân Sài Gòn xưa” Tết về đọc “Tùy bút – Hồi ký – Giai thoại trên báo xuân Sài Gòn xưa”

Đọc thêm

Khắc họa mùa thu Hà Nội đầy hào hùng và lãng mạn Văn hóa

Khắc họa mùa thu Hà Nội đầy hào hùng và lãng mạn

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thực hiện chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Hà Nội những cảm xúc tháng 10".
Triển lãm 100 tài liệu về những ngày tiếp quản Hà Nội Văn hóa

Triển lãm 100 tài liệu về những ngày tiếp quản Hà Nội

TTTĐ - Ngày 3/10, triển lãm “Hà Nội - Ký ức những ngày tiếp quản” chính thức mở cửa đón khách tham quan tại Nhà triển lãm (61 Tràng Tiền, Hà Nội).
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tăng tốc, sáng tạo, về đích Văn học - Nghệ thuật

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tăng tốc, sáng tạo, về đích

TTTĐ - Tại buổi Họp báo thường kỳ quý III năm 2024, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Danh Hoàng Việt khẳng định ngành sẽ "Tăng tốc, sáng tạo, về đích" trong quý IV/2024.
Người dân và du khách hào hứng với triển lãm "Hà Nội trong tôi" Văn hóa

Người dân và du khách hào hứng với triển lãm "Hà Nội trong tôi"

TTTĐ - Hướng đến kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tại khu vực Hồ Gươm, triển lãm ảnh ngoài trời “Hà Nội trong tôi” được tổ chức trên không gian đi bộ từ ngày 28/9 đến 29/10.
Trải nghiệm đầy tự hào trên vùng đất thiêng Điện Biên Phủ Nhịp điệu cuộc sống

Trải nghiệm đầy tự hào trên vùng đất thiêng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) không chỉ là một địa danh lịch sử mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, sự kiên cường và tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 Người Hà Nội

Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024

TTTĐ - Tối mai (4/10), tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội sẽ diễn ra đêm khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Jacqueline Tiên Nguyễn tỏa sáng tại Milan & Paris Fashion Week Thời trang - Làm đẹp

Jacqueline Tiên Nguyễn tỏa sáng tại Milan & Paris Fashion Week

TTTĐ - Tuần lễ Thời trang Milan & Paris trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết với sự góp mặt của Jacqueline Thảo Tiên Nguyễn trên cương vị mới - CEO của DAFC. Hơn nữa, Jacqueline Tiên Nguyễn còn đồng hành cùng Marie Trâm Anh và Ashleigh Huỳnh càng làm tăng thêm sức hút của bộ ba mỹ nhân Việt.
Lắng nghe những cây bàng kể chuyện lịch sử hào hùng Văn hóa

Lắng nghe những cây bàng kể chuyện lịch sử hào hùng

TTTĐ - Thiết thực kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Bàng ơi...!”. Loài cây bình dị này cũng là chứng nhân để kể lại những câu chuyện lịch sử hào hùng của Hà Nội và đất nước ta.
Hoàng thành Thăng Long tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc Văn hóa

Hoàng thành Thăng Long tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với các đơn vị tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày, triển lãm tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Những tác phẩm nổi tiếng trong "Hà Nội sức sống và niềm tin" Văn hóa

Những tác phẩm nổi tiếng trong "Hà Nội sức sống và niềm tin"

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm “Hà Nội sức sống và niềm tin”.
Xem thêm