Tag

Quốc hội giám sát tối cao việc sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19

Tin tức 06/06/2022 17:23
aa
TTTĐ - Hiệu quả của việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 là vấn đề được cử tri, Nhân dân đặc biệt quan tâm, theo dõi và được đa số các vị đại biểu Quốc hội lựa chọn (61.94%) giám sát tối cao.
Quốc hội giám sát tối cao về tiết kiệm, chống lãng phí và công tác quy hoạch Giám sát tối cao việc quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch COVID-19

Chiều 6/6, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023.

Quốc hội giám sát tối cao việc sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các đại biểu về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023

Cụ thể, chiều 23/5, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội cùng với dự thảo Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023.

Kết quả, có 61,94% đại biểu đồng ý lựa chọn giám sát tối cao với chuyên đề 1: Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

59,46% đại biểu lựa chọn giám sát tối cao với Chuyên đề 2: Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

52.95% đại biểu chọn giám sát tối cao với Chuyên đề 3: Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

33,78% đại biểu đồng ý giám sát tối cao Chuyên đề 4: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021.

Căn cứ kết quả trên, Quốc hội đã quyết định sẽ giám sát tối cao chuyên đề 1 và 2; Chuyên đề 3 và 4 sẽ giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, đối với chuyên đề 1 về các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 và y tế cơ sở, y tế dự phòng, có ý kiến đề nghị giới hạn phạm vi giám sát của chuyên đề này, tập trung vào việc thực hiện chính sách, pháp luật về tổ chức bộ máy, tuyển dụng, quản lý, sử dụng và chế độ, chính sách đối với nhân lực làm công tác y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Đối với việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, có ý kiến cho rằng, vấn đề này đã được các cơ quan kiểm toán, thanh tra tiến hành kiểm toán, thanh tra tại các địa phương trong năm 2021. Ý kiến khác đề nghị tách nội dung này thành một chuyên đề giám sát riêng và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc cơ quan của Quốc hội tiến hành giám sát.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, hiệu quả của việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 là vấn đề được cử tri, Nhân dân đặc biệt quan tâm, theo dõi và được đa số các vị đại biểu Quốc hội lựa chọn (61.94%). Kết quả kiểm toán, thanh tra về nội dung này sẽ là nguồn tư liệu quan trọng để Quốc hội có cơ sở tiến hành giám sát tối cao một cách toàn diện hơn.

"Hơn nữa, thực tế công tác phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua cũng bộc lộ nhiều vấn đề liên quan đến y tế cơ sở, y tế dự phòng, do đó, việc giám sát kết hợp như chuyên đề sẽ có cái nhìn tổng quan, đầy đủ hơn, góp phần định hướng giải pháp xây dựng và hoàn thiện hơn hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng", Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông tin.

Quốc hội giám sát tối cao việc sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19
Kết quả biểu quyết

Đối với chuyên đề 2 về việc triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho hay, có ý kiến đề nghị cân nhắc việc lựa chọn chuyên đề này để tiến hành giám sát vì thời gian triển khai chưa nhiều, không có nhiều nội dung để xem xét, đánh giá.

Các chương trình mục tiêu quốc gia này đều được ban hành từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV và đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, tác động rộng lớn đến đối tượng thụ hưởng, phần lớn ở các địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn.

Tuy nhiên, tiến độ triển khai thực hiện thời gian qua còn chậm so với kế hoạch đề ra, làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình cũng như triển khai các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của Nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới và hải đảo.

Do đó, việc lựa chọn chuyên đề này để Quốc hội tiến hành giám sát tối cao là rất cần thiết, nhằm mục đích nhận diện đầy đủ những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để tháo gỡ kịp thời, giúp cho việc thúc đẩy triển khai chương trình đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra; Đồng thời, cũng phù hợp với quyết định của đa số đại biểu Quốc hội (59.46%).

Đối với chuyên đề 3 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Tổng Thư ký Quốc hội cho rằng, một số ý kiến đề nghị lựa chọn chuyên đề này để Quốc hội giám sát tối cao. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc lựa chọn chuyên đề này để tiến hành giám sát trong năm 2023 là phù hợp, được các đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân quan tâm. Căn cứ kết quả lựa chọn của các vị đại biểu Quốc hội, chuyên đề này sẽ được giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát và báo cáo kết quả giám sát với Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.

Đối với chuyên đề 4 về phát triển năng lượng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc lựa chọn chuyên đề này có ý nghĩa quan trọng khi đất nước ta đang đứng trước thách thức lớn về bảo đảm an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu đủ năng lượng để phát triển kinh tế-xã hội, sinh hoạt của người dân.

Tiếp đó, Quốc hội đã biểu quyết tại hội trường về nội dung này. Có 449 đại biểu tham gia biểu quyết (chiếm 89,98%), trong đó 440 đại biểu tán thành (chiếm 88,18%).

Đọc thêm

Chủ tịch nước Tô Lâm đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các liệt sỹ vô danh Tin tức

Chủ tịch nước Tô Lâm đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các liệt sỹ vô danh

Sáng 11/7, tại Thủ đô Vientiane (Lào), Chủ tịch nước Tô Lâm đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các liệt sĩ vô danh.
Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith Tin tức

Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Sáng 11/7, tại Thủ đô Vientiane, ngay sau Lễ đón chính thức, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.
Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới Lào Tin tức

Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới Lào

Vào 8h40 ngày 11/7 (theo giờ địa phương), lễ đón chính thức Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp nhà nước CHDCND Lào đã diễn ra.
Tăng cường hợp tác chặt chẽ giữa TP Hà Nội và tỉnh Quảng Trị Tin tức

Tăng cường hợp tác chặt chẽ giữa TP Hà Nội và tỉnh Quảng Trị

TTTĐ - Chiều 10/7, Đoàn đại biểu TP Hà Nội đã thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Trị, đồng thời, trao tặng nhà tình nghĩa, quà tặng tới người có công, thân nhân các Anh hùng liệt sỹ và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn.
Đẩy mạnh kiểm tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực Tin tức

Đẩy mạnh kiểm tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực

TTTĐ - Các địa phương, đơn vị đẩy mạnh việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, nhất là những vấn đề nổi cộm, bức xúc, dư luận xã hội quan tâm...
Đoàn đại biểu TP Hà Nội dâng hương, tri ân các Anh hùng liệt sỹ tại Quảng Trị Tin tức

Đoàn đại biểu TP Hà Nội dâng hương, tri ân các Anh hùng liệt sỹ tại Quảng Trị

TTTĐ - Sáng 10/7, nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), Đoàn đại biểu TP Hà Nội đã dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Liệt sỹ Đường 9 ở tỉnh Quảng Trị.
Mỗi cán bộ tự soi, tự sửa theo chuẩn mực đạo đức cách mạng Tin tức

Mỗi cán bộ tự soi, tự sửa theo chuẩn mực đạo đức cách mạng

TTTĐ - Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh: "Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác học tập, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, 'tự soi', 'tự sửa' theo chuẩn mực đạo đức cách mạng".
Đạo đức là "vũ khí" giúp cán bộ vượt qua thách thức, cám dỗ Tin tức

Đạo đức là "vũ khí" giúp cán bộ vượt qua thách thức, cám dỗ

TTTĐ - Quy định 144-QĐ/TƯ nêu cụ thể các tiêu chí, chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên cần thực hiện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Việc triển khai Quy định 144-QĐ/TƯ là làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thật sự thấm nhuần sâu sắc quy định; làm cho đạo đức cách mạng trở thành nét đặc trưng, nổi bật ở người cán bộ, đảng viên; trở thành vũ khí sắc bén, vượt qua mọi thách thức, cám dỗ, đẩy lùi mọi nguy cơ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ...
Đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống, cơ hội vàng bứt phá Tin tức

Đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống, cơ hội vàng bứt phá

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo ra động lực để phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, giúp Hà Nội sớm “cất cánh” trong giai đoạn mới. Nắm trong tay “cơ hội vàng”, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đứng trước trách nhiệm lớn lao là đưa Luật vào cuộc sống.
Những cống hiến thầm lặng của đội ngũ cán bộ nữ Công đoàn Tin tức

Những cống hiến thầm lặng của đội ngũ cán bộ nữ Công đoàn

TTTĐ - Chiều 8/7, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị gặp mặt cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương và biểu dương cán bộ nữ công tiêu biểu lần thứ 3, năm 2024.
Xem thêm