Tag

Quảng Ngãi: Đua thuyền tứ linh, nét văn hóa đặc sắc trên đảo Lý Sơn

Du lịch 13/02/2021 11:15
aa
TTTĐ - Lễ hội đua thuyền truyền thống là một nét văn hóa đặc sắc của người dân đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) hàng trăm năm qua. Bốn đội thuyền đua là đại diện cho nhóm tứ linh là Long (hay còn gọi thuyền Rồng) - Lân (hay còn gọi thuyền Liên) - Quy và Phụng.
Quảng Ngãi: Hoàn thành gắn mã QR ở 28 điểm du lịch trên đảo Lý Sơn Chủ nhiệm CLB HDV Du lịch Lý Sơn: ‘Muốn du lịch Lý Sơn phát triển bền vững, cần phải đầu tư hạ tầng dịch vụ’ Quảng Ngãi: Giảm khoảng 50% lượng người dân về Lý Sơn đón Tết
Quảng Ngãi: Đua thuyền tứ linh, nét văn hóa đặc sắc trên đảo Lý Sơn

8 đội thuyền tề tựu đông đủ trong ngày đua 8 chiếc. Ảnh: Lê Xuân Thọ

“Tết là từ mồng 4 đến mồng 8”

Người dân Lý Sơn nói vui, Tết trên đảo là từ mồng 4 đến mồng 8 Tết. Sở dĩ họ nói vậy, là vì trong các ngày này diễn ra lễ hội đua thuyền tứ linh, một lễ hội có truyền thống hàng trăm năm qua.

Ông Nguyễn Hoàng Nam, cho biết trong mấy ngày Tết, người dân trên đảo thường đến nhà người thân, bạn bè chúc Tết hay đi chùa cầu an. Chỉ những ngày đua thuyền, thì không khí cả đảo mới tưng bừng do nhiều người, nhiều gia đình đều ra các bãi biển để xem đua thuyền.

Cũng theo ông Nam, đua thuyền truyền thống trên đảo Lý Sơn kéo dài từ ngày mồng 4 đến mồng 8 Tết. Vào các ngày từ mồng 4 đến mồng 7 Tết, đua thuyền diễn ra tại 2 vùng An Vĩnh và An Hải với 4 đội thuyền đua đại diện cho 4 xóm của mỗi xã. Đến ngày mồng 8 Tết, 8 đội thuyền đua sẽ tề tựu đông đủ tại vùng biển trung tâm huyện để đua.

Quảng Ngãi: Đua thuyền tứ linh, nét văn hóa đặc sắc trên đảo Lý Sơn

Các đội thuyền chuẩn bị xuất phát. Ảnh: Lê Xuân Thọ

Vào ngày mồng 8 Tết, sẽ diễn ra 2 lượt đua. Ở lượt đua đầu tiên mà người dân Lý Sơn còn gọi là “đua 8 chiếc”, sẽ có sự tham dự đầy đủ của các đội thuyền đua đến từ 2 vùng An Vĩnh và An Hải.

Cả 8 đội thuyền đua phải bốc thăm ngẫu nhiên hoa tiêu xuất phát của mình. Sau lượt đua đầu tiên, 4 đội thuyền đua có thành tích tốt nhất sẽ bước vào vòng đua thứ 2 mà người dân địa phương còn gọi là “đua chung cuộc” hay “đua tranh vô địch”. Đội thuyền nào giành chiến thắng ở lượt đua này, sẽ lên ngôi vô địch.

Nét văn hóa biển đặc sắc

Đua thuyền không là duy nhất, nhưng gần như rất ít nơi tổ chức đua thuyền trên biển nhân dịp năm mới đảo Lý Sơn. Nét văn hóa biển này rất đặc sắc khi tồn tại hàng trăm năm qua. Nhưng khi hỏi đua thuyền ở đảo Lý Sơn xuất phát từ An Vĩnh hay An Hải, thì chưa có cứ liệu nào chuẩn xác.

Chúng tôi đã tìm gặp ông Phạm Thoại Tuyền, người được xem là “nhà Lý Sơn học” khi nắm giữ rất nhiều sử sách liên quan đến đảo Lý Sơn. Ông Tuyền cũng đồng ý rằng, hiện chưa có chứng cứ nào đủ xác thực để khẳng định lễ đua thuyền xuất phát từ vùng nào trên đảo. Song, theo cách lý giải của ông, có thể tạm thiên về nơi xuất phát của lễ hội đua thuyền trên đảo Lý Sơn là An Vĩnh.

Quảng Ngãi: Đua thuyền tứ linh, nét văn hóa đặc sắc trên đảo Lý Sơn

Hai đội thuyền đua cạnh tranh quyết liệt. Ảnh: Lê Xuân Thọ

Thứ nhất, Lý Sơn theo chế độ phụ hệ, trong nhóm tứ linh, thì thuyền Rồng An Vĩnh có râu nên già hơn thuyền Rồng An Hải; thứ hai, theo truyền thống, thì khi từ đất liền ra, thì An Vĩnh là nơi người ta đặt chân đầu tiên rồi mới đến An Hải; thứ ba, khi vua Gia Long lên ngôi và lập đội Hùng binh Hoàng Sa, thì ông Phạm Quang Ảnh (người An Vĩnh) là đà công đầu tiên giong thuyền đi Hoàng Sa.

Tháng 10/2020, Bộ VH-TT&DL đã công nhận lễ hội đua thuyền ở Lý Sơn là “Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Tuy nhiên, người dân Lý Sơn “đang buồn” vì hiện tại lễ hội đua thuyền cũng nằm trong các hoạt động đông người bị yêu cầu tạm dừng để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ngãi. “Biết sẽ là mất vui, nhưng mong bà con hiểu và thông cảm để cùng chính quyền phòng, chống dịch. Từ nay đến ngày diễn ra lễ hội đua thuyền còn vài ngày nữa, hy vọng lúc ấy dịch được kiểm soát và các cấp gỡ bỏ lệnh cấm”, một lãnh đạo huyện Lý Sơn trao đổi với phóng viên.

Lúc này có nghi lễ tiễn đội hùng binh đi làm nhiệm vụ và sau này là lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Trong lễ có đua thuyền, và lễ được tổ chức tại đình làng An Vĩnh. “Từ những dữ liệu đó, tôi thiên về ý kiến lễ hội đua thuyền trên đảo Lý Sơn xuất phát từ An Vĩnh.

Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn, thì cần có thêm nhiều chứng cứ lịch sự cũng như sự tìm hiểu của các nhà khoa học”, ông Tuyền nhấn mạnh.

Theo ông Tuyền, lễ đua thuyền gắn đậm nét trong tâm linh, tín ngưỡng của người dân đảo Lý Sơn. Họ quan niệm nếu thuyền mình giành chiến thắng ở ngày đua đầu tiên mồng 4 Tết, thì năm đó cả xóm sẽ làm ăn phát đạt, sức khỏe dồi dào.

Còn các vị bô lão đúc kết như sau: nếu thuyền Rồng về nhất, năm đó dường như có sự đổi mới toàn bộ; thuyền Lân về nhất, có sự thay đổi về mặt xã hội; thuyền Quy về nhất sẽ làm ăn thuận lợi cả biển và nông nghiệp; còn thuyền Phụng về nhất thì cả nghề biển và nghề nông trong năm đó sẽ cực kỳ phát đạt. Ngoài ra, trên đường đến trường đua, các thuyền phải quay đầu vào bờ để lạy nếu trong phía bờ ấy có các dinh, miếu, sở… gọi là “xin phép”, lúc đi về thì không cần.

Đọc thêm

Nhiều du khách bất ngờ trước tốc độ phục hồi của du lịch Sa Pa Du lịch

Nhiều du khách bất ngờ trước tốc độ phục hồi của du lịch Sa Pa

TTTĐ - Sa Pa, điểm đến du lịch nổi tiếng của miền Bắc, nhanh chóng “lấy đà” phục hồi sau cơn bão số 3 nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa cộng đồng, doanh nghiệp và chính quyền địa phương.
Đà Nẵng: Nhiều trải nghiệm mới lạ tại Lễ hội Bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024 Du lịch

Đà Nẵng: Nhiều trải nghiệm mới lạ tại Lễ hội Bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024

TTTĐ - Lần đầu tiên được tổ chức tại Khu du lịch Sun World Ba Na Hills, Lễ hội Bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024 diễn ra từ ngày 14/9 - 31/10/2024 hứa hẹn đem đến những trải nghiệm độc đáo, mới mẻ chưa từng có cho du khách.
Độc đáo triển lãm lồng đèn Trung thu đậm miền hoài cổ Du lịch

Độc đáo triển lãm lồng đèn Trung thu đậm miền hoài cổ

TTTĐ - Triển lãm “Trung thu xưa Tầm và Tập” của nhóm bạn trẻ TP Hồ Chí Minh đang gây sốt, khiến du khách như ngược dòng thời gian, sống lại không khí ấm áp, trọn vẹn của những mùa Trung thu, mùa lễ Tết ấm cúng xưa cũ.
Tọa độ vui chơi Trung thu hấp dẫn nhất Đà Nẵng gọi tên Da Nang Downtown Du lịch

Tọa độ vui chơi Trung thu hấp dẫn nhất Đà Nẵng gọi tên Da Nang Downtown

TTTĐ - Xem show Rối Việt đặc sắc, check-in “mệt nghỉ” tại phố lồng đèn đẹp như Hội An và nhiều trải nghiệm độc đáo đang chờ đón du khách khám phá tại Da Nang Downtown dịp Tết Trung thu.
Traveloka hợp tác Tổng cục Du lịch Thái Lan thúc đẩy ngành du lịch Du lịch

Traveloka hợp tác Tổng cục Du lịch Thái Lan thúc đẩy ngành du lịch

TTTĐ - Traveloka, nền tảng du lịch hàng đầu Đông Nam Á, đã hợp tác với Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) phát động chiến dịch “Amazing Thailand Deals”, nhằm quảng bá các điểm đến tuyệt vời, trải nghiệm độc đáo và những “viên ngọc” tiềm ẩn của quốc gia này trong mùa du lịch.
TP Hồ Chí Minh hạn chế tổ chức các lễ hội, sự kiện lớn Du lịch

TP Hồ Chí Minh hạn chế tổ chức các lễ hội, sự kiện lớn

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản thông báo giảm quy mô, tần suất hoặc tạm hoãn tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện trên địa bàn thành phố trước những đau thương, mất mát của cả nước.
Festival Thu Hà Nội 2024 dự kiến tổ chức vào ngày 19/9 Du lịch

Festival Thu Hà Nội 2024 dự kiến tổ chức vào ngày 19/9

TTTĐ - Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội (HPA) thông tin do tình hình mưa lũ phức tạp ở miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội nên Festival Thu Hà Nội 2024 dự kiến tổ chức vào ngày 12 - 15/9 sẽ tạm hoãn và chuyển sang ngày 19/9.
Vịnh Hạ Long sẵn sàng đón khách sau bão số 3 Du lịch

Vịnh Hạ Long sẵn sàng đón khách sau bão số 3

TTTĐ - Ban Quản lý Vịnh Hạ Long vừa có thông báo, từ ngày 13/9 các điểm tham quan trên vịnh Hạ Long hoạt động bình thường trở lại, sẵn sàng đón tiếp, phục vụ khách du lịch.
Phát triển kinh tế-văn hóa gắn với bảo tồn di sản địa chất Du lịch

Phát triển kinh tế-văn hóa gắn với bảo tồn di sản địa chất

TTTĐ - Ngày 12/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Công viên địa chất Non nước Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng).
Thống nhất phương án quản lý, khai thác di tích Hải Vân Quan Nhịp điệu cuộc sống

Thống nhất phương án quản lý, khai thác di tích Hải Vân Quan

TTTĐ - Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và UBND TP Đà Nẵng thống nhất đề xuất giá vé tham quan di tích Hải Vân Quan từ 50.000 - 70.000 đồng/vé.
Xem thêm