Tag

Quảng Nam: Không ai bị bỏ lại phía sau trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số 31/12/2023 19:00
aa
TTTĐ - Những kết quả đạt được trong chuyển đổi số (CĐS) của tỉnh Quảng Nam đã tạo tiền đề cho việc xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hiệu quả quản lý Nhà nước, cải cách hành chính.
Quảng Nam: Năm 2023 đón 3,9 triệu lượt khách quốc tế Quảng Nam: Phần đất cưỡng chế thi hành án có hình thù kỳ lạ Bãi nhiệm chức vụ đối với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu tại Chương trình kích cầu du lịch 2023 “Quảng Nam - Cảm xúc mùa hè”
Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu tại Chương trình kích cầu du lịch 2023 “Quảng Nam - Cảm xúc mùa hè”

Năm 2023, tỉnh Quảng Nam đã có những bước đột phá trong CĐS, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Nhân dịp đầu năm mới 2024, ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã có những chia sẻ về những kết quả trong CĐS của địa phương với bạn đọc báo Tuổi trẻ Thủ đô.

PV: Tỉnh Quảng Nam đã và đang triển khai nhiều chương trình, hoạt động thúc đẩy nhanh CĐS tại địa phương, tạo môi trường khởi nghiệp sáng tạo, phát triển kinh tế số. Xin ông cho biết kết quả CĐS trên địa bàn tỉnh và những đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương?

Ông Hồ Quang Bửu: Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện CĐS đồng bộ, toàn diện trên các ngành, lĩnh vực với 3 trụ cột chính: Chính quyền số - Kinh tế số - Xã hội số.

Theo đó, tỉnh đã triển khai đầu tư, xây dựng và đưa vào vận hành các ứng dụng dùng chung, tạo nền tảng để hình thành Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh, góp phần phục vụ đắc lực cho công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo, hiệu quả quản lý của các cơ quan Nhà nước, chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Đồng thời, Quảng Nam triển khai đồng bộ các ứng dụng chung cơ bản của Chính quyền điện tử như: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp Q-office; hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh, kết nối liên thông dữ liệu giữa các cấp, thúc đẩy trao đổi, sử dụng văn bản điện tử và hình thành môi trường làm việc qua mạng.

Đoàn viên, thanh niên khám phá hệ thống dữ liệu địa chỉ đỏ của tuổi trẻ Quảng Nam
Đoàn viên, thanh niên khám phá hệ thống dữ liệu địa chỉ đỏ của tuổi trẻ Quảng Nam

Hiện nay, Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh đã kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia, cung cấp công khai 1.329 dịch vụ công trực tuyến. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến từ đầu năm 2023 đến nay đạt 66%, đem lại sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp.

Tỉnh cũng đã đưa vào vận hành hệ thống bản đồ giám sát thực thi thể chế của tỉnh, cung cấp thông tin giám sát, thống kê đối với các chỉ tiêu về tiến độ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Cùng với đó, Quảng Nam triển khai hệ thống Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) cấp tỉnh và 11 huyện; triển khai nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP), hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh; ứng dụng phục vụ người dân như Smart Quảng Nam, 1022 Quảng Nam, cho phép người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin, thông báo, dịch vụ tiện ích của chính quyền.

Hiện, 100% các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn đã thực hiện kết nối dữ liệu khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế qua hệ thống giám định điện tử; triển khai hệ thống quản lý trường học đến 100% các trường công lập, cập nhật đầy đủ thông tin giáo viên, học sinh, tạo lập học bạ điện tử và hệ thống Trung tâm điều hành giáo dục thông minh - IOC Edu của Sở Giáo dục và Đào tạo.

rong lĩnh vực du lịch, Quảng Nam đã sớm triển khai phần mềm quản lý CSDL di sản, di tích trên địa bàn và đưa vào sử dụng hệ thống phần mềm du lịch thông minh (Nguồn: CTV))
Trong lĩnh vực du lịch, Quảng Nam đã sớm triển khai phần mềm quản lý CSDL di sản, di tích trên địa bàn và đưa vào sử dụng hệ thống phần mềm du lịch thông minh (Nguồn: CTV))

Trong lĩnh vực du lịch, Quảng Nam đã sớm triển khai phần mềm quản lý CSDL di sản, di tích trên địa bàn và đưa vào sử dụng hệ thống phần mềm du lịch thông minh có khả năng chia sẻ, dùng chung cho các ứng dụng, dịch vụ du lịch của tỉnh và cả nước.

Đồng thời, tỉnh còn triển khai: Hệ thống quản lý thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam (Vahis); ứng dụng VRAIN trên điện thoại (http://Vrain.vn) theo dõi thông tin lượng mưa tại các trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng; Hệ thống quản lý, giám sát rừng; phần mềm Hệ thống giám sát tàu cá của Tổng cục Thủy sản; phần mềm ứng dụng hỗ trợ việc điều hành, quản lý, ứng phó trong công tác sơ tán dân; app phòng chống thiên tai ứng dụng trên điện thoại, máy tính cũng đã được triển khai đồng bộ.

Cùng với đó là phần mềm TMV-LIS hệ thống thông tin đất đai; phần mềm Hệ thống thông tin môi trường; Phần mềm Hệ thống Quan trắc tài nguyên và Môi trường (iLotusLand) cũng đã được triển khai hiệu quả. Hiện, tỉnh đang thử nghiệm phần mềm quản lý giao dịch điện tử hồ sơ đất đai liên thông điện tử với dịch vụ công và cơ quan thuế.

người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin, thông báo, dịch vụ tiện ích của chính quyền.
Người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin, thông báo, dịch vụ tiện ích của chính quyền

PV: Tính đến nay, tỉnh Quảng Nam có bao nhiêu xã miền núi triển khai CĐS. Nội dung chính về CĐS tại các xã miền núi là những lĩnh vực nào và hiệu quả ra sao, thưa ông?

Ông Hồ Quang Bửu: Hiện nay tất cả các xã miền núi trên địa bàn tỉnh đều triển khai CĐS, tập trung vào nhiều lĩnh vực để nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững tại địa bàn vùng sâu, vùng xa. Trong đó có phát triển giáo dục trực tuyến; tài nguyên giáo dục số cải thiện tiếp cận kiến thức cho học sinh ở các xã miền núi.

Cùng với đó, tỉnh xây dựng hệ thống giáo dục từ xa giúp học sinh và sinh viên tiếp tục học tập mà không cần phải di chuyển đến các trung tâm đào tạo lớn; cung cấp dịch vụ y tế từ xa và tư vấn y tế trực tuyến cho bà con các xã miền núi; sử dụng các ứng dụng di động để theo dõi sức khỏe cộng đồng; kết nối các bác sĩ và chuyên gia y tế từ xa để tư vấn và hỗ trợ các trường hợp y tế khó khăn cũng đã được triển khai.

Đối với ngành Nông nghiệp tại các xã miền núi, tỉnh đã áp dụng công nghệ để cải thiện quản lý nông nghiệp, tăng cường năng suất và chất lượng sản phẩm; tạo điều kiện cho nông dân các xã miền núi tiếp cận thị trường trực tuyến và thương mại điện tử để tăng giá trị sản phẩm.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh chuyển đổi số là từng bước xây dựng Chính quyền số để dẫn dắt Kinh tế số và Xã hội số
Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh: Chuyển đổi số là từng bước xây dựng Chính quyền số để dẫn dắt Kinh tế số và Xã hội số (Ảnh: CTV)

PV: Ông có thể cho biết, trong thời gian tới, Quảng Nam có những giải pháp cụ thể nào để đột phá trong công tác CĐS, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh?

Ông Hồ Quang Bửu: Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Nam sẽ thực hiện đồng bộ CĐS từ trên xuống và từ dưới lên, mỗi huyện, thị xã, thành phố chủ động lựa chọn một đơn vị cấp xã để triển khai thử nghiệm công tác truyền thông, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân.

Cùng với đó, tỉnh hoàn thiện các cơ chế, chính sách, chương trình kế hoạch về CĐS: Xây dựng cơ chế, chính sách của tỉnh để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp CĐS toàn diện, hiệu quả, phù hợp với môi trường số; tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tích cực thu hút các doanh nghiệp số đầu tư vào tỉnh; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình CĐS.

Quảng Nam: Không ai bị bỏ lại phía sau trong chuyển đổi số

Ngoài ra, Quảng Nam tập trung đầu tư phát triển hạ tầng số, nền tảng số đáp ứng yêu cầu CĐS chỉ đạo các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp hạ tầng và nền tảng số trong công tác bảo đảm an toàn thông tin; phát triển hệ thống nền tảng, hạ tầng, mạng lưới gắn với bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Tỉnh đẩy mạnh phát triển hạ tầng chính quyền số phục vụ cơ quan Nhà nước trên cơ sở kết hợp thế mạnh của mạng truyền số liệu chuyên dùng, mạng Internet, trung tâm dữ liệu của cơ quan Nhà nước để phục vụ kết nối liên thông, xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cấp xã; tập trung xây dựng hệ thống giao thông thông minh, hệ thống giám sát an ninh thông minh, số hóa lĩnh vực tài nguyên, môi trường, y tế, giáo dục...

hhhh
Tuổi trẻ Quảng Nam xung kích trong thực hiện chuyển đổi số

Bên cạnh đó, thúc đẩy phát triển kinh tế số với trọng tâm là phát triển doanh nghiệp công nghệ số, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh; CĐS trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế của tỉnh.

Ngoài ra, tỉnh triển khai các chương trình đào tạo kỹ năng số cho cán bộ công chức viên chức, đào tạo chuyên sâu về CĐS cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh; tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao kỹ năng số cho người lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của tỉnh. Từ đó, Quảng Nam hình thành văn hóa số, chuẩn bị nguồn nhân lực để phát triển xã hội số, không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình CĐS.

PV: Trân trọng cám ơn ông về cuộc trao đổi này. Xin chúc ông và gia đình năm mới an khang thịnh vượng!

Tin liên quan

Đọc thêm

Lộ trình tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID Công nghệ số

Lộ trình tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID

TTTĐ - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 322/KH-UBND về triển khai thí điểm thực hiện Sổ sức khoẻ điện tử trên địa bàn thành phố phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID.
Địa phương đầu tiên ban hành khung năng lực số cho công dân Công nghệ số

Địa phương đầu tiên ban hành khung năng lực số cho công dân

TTTĐ - Đà Nẵng vừa trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành khung năng lực công dân số, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển thành phố thông minh.
Khám phá cơ hội hợp tác trong chuyển đổi số với Việt Nam Công nghệ số

Khám phá cơ hội hợp tác trong chuyển đổi số với Việt Nam

TTTĐ - Trong bối cảnh Việt Nam vẫn đang tiếp tục hành trình phát triển kỹ thuật số và cả hai nước cùng tiến tới các mục tiêu số hóa, chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao từ Estonia đánh dấu cơ hội quan trọng để khám phá các điểm tương đồng giữa hai hệ sinh thái công nghệ.
Tây Ninh tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính Nhịp sống phương Nam

Tây Ninh tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính

TTTĐ - Năm 2024, tỉnh Tây Ninh tập trung thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, tỉnh đẩy mạnh thực hiện 176 nhiệm vụ của Chương trình cải cách hành chính Nhà nước (giai đoạn 2021 - 2030) được Thủ tướng Chính phủ giao.
iHanoi giúp người dân nâng cao niềm tin với chính quyền Công nghệ số

iHanoi giúp người dân nâng cao niềm tin với chính quyền

TTTĐ - Sau 4 tháng vận hành chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” đang phát huy hiệu quả là kênh tương tác số giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp. Ứng dụng đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới sự minh bạch và hiệu quả.
Hướng tới phát triển ứng dụng iHanoi thành nền tảng mạng xã hội Chuyển đổi số

Hướng tới phát triển ứng dụng iHanoi thành nền tảng mạng xã hội

TTTĐ - UBND TP Hà Nội vừa có kế hoạch phát triển, nâng cấp, triển khai mở rộng nền tảng “Công dân Thủ đô số” (iHanoi) trên địa bàn TP giai đoạn 2025-2026.
iHanoi - Sản phẩm tiên phong trong chuyển đổi số Công nghệ số

iHanoi - Sản phẩm tiên phong trong chuyển đổi số

TTTĐ - Việc ra mắt nền tảng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” đã đánh dấu bước tiên phong của Hà Nội trong tiến trình chuyển đổi số mà người dân đóng vai trò trung tâm; từ đó tạo phong cách làm việc mới, xây dựng thành phố xanh, thông minh, hiện đại
Tổ chức tháng cao điểm cài đặt, kích hoạt và sử dụng iHanoi Chuyển đổi số

Tổ chức tháng cao điểm cài đặt, kích hoạt và sử dụng iHanoi

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 311/KH-UBND phát động đợt thi đua cao điểm hướng dẫn nhân dân cài đặt, kích hoạt tài khoản và sử dụng các tiện ích trên nền tảng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” nhằm đẩy mạnh phương thức tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp với chính quyền các cấp trên địa bàn Hà Nội.
Vingroup ra mắt Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures Công nghệ số

Vingroup ra mắt Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures

TTTĐ - Với tổng tài sản 150 triệu USD, Quỹ VinVentures đầu tư trọng điểm vào các startup công nghệ có tính đột phá cao với mong muốn thúc đẩy, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, góp phần kiến tạo các doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam và khu vực.
Đà Nẵng đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 35-40% GRDP vào năm 2030 Công nghệ số

Đà Nẵng đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 35-40% GRDP vào năm 2030

TTTĐ - Với tầm nhìn trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của khu vực, đưa kinh tế số chiếm 35-40% GRDP vào năm 2030, TP Đà Nẵng vừa tổ chức Hội thảo quốc gia về Chính phủ số - Lãnh đạo chuyển đổi số tiêu biểu năm 2024.
Xem thêm