Tag

Quảng Nam: Đôn đốc mỏ cát hoạt động, đảm bảo nguồn cung cho thị trường

Môi trường 25/02/2023 17:56
aa
TTTĐ - Thiếu hụt nguồn cát xây dựng đang là vấn đề "nóng" tại nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Tại huyện Đại Lộc có 3 mỏ cát được phép khai thác nhưng chỉ có một mỏ đang hoạt động cầm chừng.
Quảng Nam: Khai thác thủy sản đi đôi với bảo vệ, tái tạo nguồn lợi Quảng Nam: Thi công đập ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện gặp khó vì thiếu cát Quảng Nam: Nhiều mỏ đá giảm công suất khai thác do ảnh hưởng bởi giá cát xây dựng Quảng Nam: Yêu cầu rà soát tất cả các dự án ven biển thị xã Điện Bàn Chủ đầu tư Bách Đạt An trì hoãn thực hiện cam kết do chính mình đề xuất
Quảng Nam: Đôn đốc mỏ cát hoạt động, đảm bảo nguồn cung cho thị trường
Hàng loạt mỏ cát tại huyện Đại Lộc bất ngờ tạm ngưng hoạt động khai thác, vận chuyển khiến nguồn cát xây dựng tại các địa phương trong tỉnh Quảng Nam bị ảnh hưởng (Ảnh: V.Q)

Nhiều tuần kể từ sau đợt Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đến nay, câu chuyện thiếu hụt nguồn cát xây dựng đang là vấn đề nóng tại tỉnh Quảng Nam, nhất là tại các địa phương có hoạt động dự án xây dựng đầu tư công đang được triển khai như thị xã Điện Bàn, TP Hội An.

Mỏ ngừng hoạt động chính quyền không được thông báo?

Nhiều năm qua, khu vực Giao Thuỷ, xã Đại An, huyện Đại Lộc vốn là "điểm nóng" về tình trạng tập kết, vận chuyển cát xây dựng đi các nơi như TP Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế để tiêu thụ.

Tuy nhiên, nhiều tháng nay, khu vực dưới chân cầu Giao Thuỷ bất ngờ "nằm im" với các bến thuỷ nội địa đột ngột dừng hoạt động khai thác, vận chuyển cát khiến nhiều người dân, doanh nghiệp không biết chuyện gì đang xảy ra.

Bà T.T.P (ngụ đường 609B, xã Đại An), cho biết, từ khi các bến bãi ngưng hoạt động, đời sống người dân và môi trường qua khu vực này đã trở nên yên lành và đỡ phải "hưởng" bụi bặm từ quá trình xe tải ra vào đây để lấy cát đi tiêu thụ.

Khan hiếm nguồn cát xây dựng, chính quyền vào cuộc hối thúc khai thác
Các bến tập kết cát tại xã Đại An đang dừng hoạt động (Ảnh: V.Q)

Theo người dân, việc các bến bãi ngưng hoạt động là điều khá bất ngờ, bởi hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn, nhất là nhu cầu cát xây dựng của người dân và các dự án trên địa bàn tỉnh vẫn đang ngày càng tăng. Các mỏ lại bất ngờ dừng khai thác là điều khó hiểu.

Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Đỗ Văn Hoà, Chủ tịch UBND xã Đại An, cho rằng, trước thực trạng trên, các cấp chính quyền cần vào cuộc giải quyết để giúp cho hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản trên địa bàn trở lại bình thường. Đặc biệt, giá cát xây dựng đang có xu hướng tăng cao như hiện nay.

"Từ đầu năm 2023, các điểm tập kết cát trên địa bàn đã bắt đầu dừng hoạt động. Những doanh nghiệp dừng hoạt động bất ngờ cũng không thông báo cho địa phương, khiến người dân cũng thấy lạ. Hiện nay, các điểm tập kết này vẫn chưa có dấu hiệu hoạt động trở lại hoặc thông báo cho địa phương nắm rõ", ông Hoà thông tin.

Khan hiếm nguồn cát xây dựng, chính quyền vào cuộc hối thúc khai thác
Hoạt động bến bãi tập kết cát trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đang ngưng khiến giá cát sau dịp Tết Nguyên đán (Ảnh: V.Q)

Về công tác quản lý, giám sát và kiểm tra hoạt động bến bãi cát theo quy định, ông Hoà cho biết, địa phương vẫn đang phối hợp với đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để tránh tình trạng hoạt động khai thác, quản lý bến bãi gây bức xúc đến người dân và môi trường bị ảnh hưởng.

"Đến nay, các bến bãi trên địa bàn không có thông báo nghỉ hoặc hoạt động trở lại khiến người dân lo lắng, nhất là vấn đề cát xây dựng đang thiếu hụt và nhu cầu đang tăng cao. Hiện nay, các công trình đầu tư công, nông thôn mới trên địa bàn vẫn đang ở các bước thiết kế, chờ thẩm định và các bước tiếp theo nên nhu cầu cát của địa phương vẫn chưa cấp bách như nhiều nơi khác", ông Hoà cho hay.

Huyện Đại Lộc chỉ một mỏ cát hoạt động cầm chừng

Theo danh sách các giấy phép khai thác khoáng sản cát trắng của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 13/2/2023, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chỉ có Công ty CP Kỹ nghệ Quảng Nam được cấp phép khai thác cát trắng tại huyện Thăng Bình. Thời hạn cấp phép đến năm 2025, với trữ lượng khai thác 180.000m3/năm.

Cũng tính đến ngày 13/2/2023, trên địa bàn đang có 13 đơn vị được UBND tỉnh Quảng Nam cấp giấy phép hoạt động khai thác cát, sỏi và được tiếp tục gia hạn theo quy định hiện hành.

Theo đó, tại địa bàn huyện Tiên Phước có 3 đơn vị được cấp phép hoạt động khai thác cát, sỏi và cuội là Công ty TNHH MTV Tân Tiên; Công ty CP Xây dựng Toàn Tiến và Công ty TNHH Triển khai Công nghệ nước và Môi trường Thiên Long.

Khan hiếm nguồn cát xây dựng, chính quyền vào cuộc hối thúc khai thác
Mỏ cát, sỏi của Công ty Trường Lợi cũng đang ngừng hoạt động
Khan hiếm nguồn cát xây dựng, chính quyền vào cuộc hối thúc khai thác
Nhiều phương tiện khai thác cát nằm ngổn ngang bên bờ Vu Gia (Ảnh: V.Q)

Tại huyện Nam Trà My, Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Bắc Nam Trà được cấp phép hoạt động khai thác cát, sỏi có thời hạn đến tháng 3/2023. Tại huyện Hiệp Đức, Công ty Tấn Lợi Minh được cấp phép hoạt động khai thác cát, sỏi, cuội có thời hạn đến năm 2027, trữ lượng khai thác 7.000m3/năm.

Riêng huyện Đại Lộc có đến 3 khu vực được cấp phép cho 3 đơn vị để khai thác cát, sỏi gồm: Công ty Quang Cử tại xã Đại Hoà; Công ty CP Trường Lợi tại xã Đại Hồng và Công ty TNHH Đầu tư TM Pha Lê tại xã Đại Sơn.

Ghi nhận của phóng viên cho thấy, mặc dù tại Đại Lộc có đến 3 mỏ được cấp phép nhưng đến nay chỉ có mỏ của Công ty Pha Lê đang khai thác nhưng ở mức độ cầm chừng trong vài ngày qua.

Tại xã Đại Hồng, hoạt động khai thác của Công ty Trường Lợi đã "đóng cửa" nhiều tháng qua. Cảnh khai thác, hoạt động vận chuyển tấp nập trước đây đã không còn khiến người dân cũng khá bất ngờ. Tại khu vực hai bên cầu bắt qua sông Vu Gia cũng không còn cảnh xe tải ồ ạt vận chuyển cát qua lại như trước đây.

Đôn đốc mỏ cát hoạt động, đảm bảo nguồn cung cho thị trường

Trước thực trạng nhiều mỏ được cấp phép nhưng đến nay vẫn chưa khai thác, để đảm bảo nguồn cát xây dựng cho thị trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Lộc cho biết, UBND huyện đã có văn bản số 570 ngày 21/2/2023 về việc đôn đốc các mỏ hoạt động trở lại.

Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Lộc, trong năm 2023, trữ lượng khai thác trên địa bàn huyện là khoảng hơn 50.000m3 cát, sỏi nhằm phục vụ hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện và các vùng phụ cận.

Đối với mỏ của Công ty Pha Lê, đơn vị đã đề nghị hoạt động trở lại từ ngày 22/2. Riêng mỏ của Công ty Quang Cử tại xã Đại Hoà, do mới được cấp phép nên đơn vị này đang hoàn thiện hạ tầng để đi vào khai thác trong thời gian tới.

"Đây là mỏ được chủ trương cho phép cấp phép từ trước, không qua đấu giá nhằm khai thác cát, sỏi phục vụ nhu cầu thị trường trên địa bàn", đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Lộc, cho biết.

Khan hiếm nguồn cát xây dựng, chính quyền vào cuộc hối thúc khai thác
Hàng loạt ghe vận chuyển cát nằm "đắp chiếu" bên bờ Giao Thuỷ do hoạt động khai thác cát tại Đại Lộc bất ngờ tạm ngưng (Ảnh: V.Q)

Cũng theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Lộc, hiện nay, đơn vị đang tăng cường công tác kiểm tra, quản lý quá trình khai thác khoáng sản cát, sỏi trên địa bàn, qua đó góp phần ổn định việc khai thác, vận chuyển khoáng sản cát, sỏi qua địa bàn.

Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, đơn vị đã giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện kiểm tra, đôn đốc hoạt động khoáng sản, trong đó có cát, sỏi được cấp phép khai thác trên địa bàn.

Khi được hỏi, tình trạng thiếu hụt cát, sỏi trên địa bàn như hiện nay có ảnh hưởng đến các dự án đầu tư công trên địa bàn hay không, đại diện Ban Quản lý dự án huyện Đại Lộc cho biết đơn vị vẫn đang kiểm soát được tình hình giá cả thị trường cát, sỏi.

Theo đó, hiện nay, các dự án trên địa bàn do chủ yếu sử dụng bê tông tươi để thi công, nên chưa phụ thuộc vào việc thiếu hụt cát xây dựng như một số khu vực khác.

Đọc thêm

Đoàn Thanh niên ra quân tổng vệ sinh môi trường sau bão số 3 Môi trường

Đoàn Thanh niên ra quân tổng vệ sinh môi trường sau bão số 3

TTTĐ - Hưởng ứng phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, đông đảo đoàn viên, thanh niên, đội tự vệ Sở Y tế Hà Nội đã ra quân cùng chung tay tổng vệ sinh môi trường.
Bắc Bộ và Hà Nội có mưa dông, nguy cơ ngập lụt đô thị Môi trường

Bắc Bộ và Hà Nội có mưa dông, nguy cơ ngập lụt đô thị

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 16/9, một vùng mây đối lưu đã phát triển và gây mưa cho khu vực Ba Vì, Chương Mỹ, Quốc Oai, Đan Phượng, Đông Anh, Hoàng Mai, Mỹ Đức, Mê Linh, Phúc Thọ, Quốc Oai, thị xã Sơn Tây, Thạch Thất, Thanh Trì, Thường Tín.
Đêm 15/9: Một số khu vực có nguy cơ lũ quét và sạt lở đất Môi trường

Đêm 15/9: Một số khu vực có nguy cơ lũ quét và sạt lở đất

TTTĐ - Ngày 15/9, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào lúc 15 giờ 40 phút và trong 3-6 giờ tới (từ 18 giờ 40 phút đến 21 giờ 40 phút), khu vực các tỉnh Cao Bằng, Quảng Ngãi, Bình Định tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 40-70mm, có nơi trên 100mm.
Cần nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai Môi trường

Cần nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra những lưu ý đối với các địa phương chịu ảnh hưởng sau mưa lũ nhằm sớm khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống Nhân dân, khôi phục sản xuất nông nghiệp.
Bão Bebinca liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam? Môi trường

Bão Bebinca liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?

TTTĐ - Theo dự báo, hiện nay đang có cơn bão Bebinca hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Thông tin này đang được nhiều người quan tâm, bởi Việt Nam vừa bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề từ cơn bão Yagi (bão số 3).
Huy động 10.307 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ Nhân dân tổng vệ sinh Môi trường

Huy động 10.307 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ Nhân dân tổng vệ sinh

TTTĐ - Nhằm vệ sinh môi trường sau lũ, lụt, khắc phục hậu quả cơn bão số 3, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã huy động 10.307 đồng chí để tham gia giúp dân.
Không chủ quan, lơ là sau khi lũ rút Môi trường

Không chủ quan, lơ là sau khi lũ rút

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho rằng không chủ quan, lơ là vì khi lũ rút cũng sẽ phát sinh rất nhiều sự cố gây mất an toàn đê.
139.000 người tham gia tổng vệ sinh môi trường Môi trường

139.000 người tham gia tổng vệ sinh môi trường

TTTĐ - Tính đến thời điểm 19h, ngày 14/9, trên địa bàn các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã huy động 100% lực lượng tham gia dọn vệ sinh môi trường với số lượng khoảng 139.000 người...
Rút lệnh báo động lũ cấp 3 trên sông Cà Lồ, sông Cầu Xã hội

Rút lệnh báo động lũ cấp 3 trên sông Cà Lồ, sông Cầu

TTTĐ - Ngày 15/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) thành phố Hà Nội ban hành lệnh rút báo động lũ số 3 trên sông Cà Lồ, sông Cầu.
Ngày 15/9, Bắc Bộ nắng nóng Môi trường

Ngày 15/9, Bắc Bộ nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm 15/9 đến ngày 17/9, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-80mm, cục bộ có nơi trên 120mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm).
Xem thêm