Tag

Quán cà phê Lâm – góc của ký ức Hà Nội

Văn hóa 12/11/2019 00:11
aa
TTTĐ- Đã từ lâu, quán cà phê Lâm ở số 60 phố Nguyễn Hữu Huân là một địa chỉ được nhiều người nhắc tới bởi nó gắn với những kỷ niệm văn nghệ của một thời, gắn với những cái tên như Văn Cao, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng…

Quán cà phê Lâm – góc của ký ức Hà Nội

Quán cà phê Lâm đã chiếm trọn một góc trong ký ức của nhiều người ưa hoài niệm

Bài liên quan

Hà Nội xử lý điểm tụ tập, uống cà phê trong lòng đường sắt trước ngày 12/10

Khu cà phê đường tàu vắng vẻ trong ngày bị đóng cửa

Hà Nội hoàn thành "xoá sổ" các quán cà phê trong lòng đường sắt

Quán cà phê của cô gái “Tam ca 3A”

Tình người với nghệ sĩ

Ông chủ Lâm họ Nguyễn, tên đệm là Văn – Nguyễn Văn Lâm. Tên ấy không đẹp nhưng cũng chẳng xấu chút nào vậy mà bạn bè lại ít người gọi. Vì lẽ mắt ông kém, lại hay rèm rử nên họ gọi thân mật một cách bỗ bã là “Lâm toét”, hay “Lâm khói”.

Ông nghe gọi, muốn phản bác nhưng lại tự hỏi “để làm gì một cái tên”. Thế là thôi im. Thế là thành quen. Ông bắt đầu bán cà phê bằng xe đẩy ở vườn hoa Chí Linh, Hà Nội từ khoảng những năm 50, 60 của thế kỷ 20. Ở cái vườn hoa ấy khách của ông thường là công chức từ các nhiệm sở quanh đó.

Mà thời điểm này công chức có nhiều thời gian rảnh nên thường ra nhấm nháp cà phê nhưng đã là công chức thì hay ngại ngồi nơi lang chỗ chạ nên điều đó đã khiến ông cố tìm một chỗ ngồi ổn định. Thế là vào khoảng giữa những năm 50, Lâm mở một quán cà phê ở Hàng Vôi, vẫn ở trung tâm phố cổ.

Có quán ngồi uống, lập tức nơi đây trở thành nơi hội tụ giao lưu của giới trí thức, học sinh, sinh viên quanh vùng. Nhiều người ngay lập tức trở thành khách hàng trung thành của Lâm.

Ông Lâm bên quán cà phê Lâm (Ảnh tư liệu)
Ông Lâm bên quán cà phê Lâm (Ảnh tư liệu)

Làm ăn ngày càng có uy tín, “Lâm khói” nhặt nhạnh tiền và mua căn nhà ở phố Nguyễn Hữu Huân. Tại mảnh đất này Lâm tiếp tục cái nghiệp bán cà phê của mình để duy trì cuộc sống. Qua cái hương vị nồng đắng của cà phê, Lâm đã quen biết được một số hoạ sĩ trẻ.

Giai đoạn này cũng chính là những năm sôi động trước và sau chiến tranh, vì thế người dân Việt Nam nói chung và giới hoạ sĩ trẻ Việt Nam nói riêng cũng phải vật lộn để kiếm sống và vẽ tranh. Với giới hoạ sĩ trẻ bấy giờ khát vọng sáng tác thì nhiều nhưng những điều kiện vật chất lại không cho phép.

Lúc đó không hẳn là người giàu nhưng tình người đã khiến Lâm cho những khách hàng quen vay tiền mà mua vật liệu, thuốc vẽ. Chính vì thế, trong những thập niên 60, 70 quán cà phê của “Lâm khói” đã thực sự là một mái ấm, một chốn qua lại gặp gỡ của nhiều văn nghệ sĩ lớn như cụ Nguyễn Tuân, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Văn Cao, Nguyên Hồng, Dương Bích Liên, Hoàng Lập Ngôn...

Đối với các danh sĩ Bắc Hà thời kỳ này, nơi đây cũng hao hao như quán “La Rotonde” của những Picasso, Apollinaire, Natisse... thuở hàn vi ở Paris.

Có người nghĩ rằng “Lâm toét” lấy tranh của các hoạ sĩ để trừ vào tiền cà phê. Thực tế là không phải, với các hoạ sĩ trẻ có nét tài hoa, Lâm là người khá rộng rãi. Trước sau ông vẫn trọng cái tình hơn. Điều này khiến cho số tranh trong bộ sưu tập của Lâm thêm hấp dẫn. Ta hãy cùng xem lại hai trong số nhiều hoạ sĩ đã để lại thư tích trong bộ sưu tập của ông Lâm:

- Hoạ sĩ Nguyễn Sáng:

“Thân gửi a. Lâm,

Tôi cần gặp anh và nói nhỏ với anh là tôi đang cần 10đ để chiều này tiễn đưa một người bạn đi làm việc. Anh cứ giao cho a. Dậu mang về. Tôi đang sáng tác nên không gặp anh được… Anh rỗi đến tôi chơi...

Thân.

20/9/73

TB: Nếu có hơn số đã định càng tốt, không sao cả!!”

Còn hoạ sĩ Văn Cao ngày 25/6/1974 có viết về Lâm: “Nếu như người ta yêu nhau thì nhìn đôi mắt, anh Lâm lại là người kém mắt. Người kém mắt lại yêu hội hoạ. Tôi yêu người kém mắt mà vẽ tặng”.

Quán cà phê Lâm – góc của ký ức Hà Nội
"Họa sĩ Nguyễn Sáng và Bùi Xuân Phái ở quán cà phê Lâm"- tranh của họa sĩ Bùi Thanh Phương, con trai họa sĩ Bùi Xuân Phái

Không chỉ với Nguyễn Sáng. Không chỉ với Văn Cao. Mà là với cả Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Phùng Quán, Dương Bích Liên... Bất cứ ai khi túng thiếu mà đến gặp ông Lâm đều mở tủ lấy tiền cho mượn. Là những người nghệ sĩ chân chính, họ lại trả nợ bằng một thứ tiền mà họ có, đó chính là những tác phẩm.

Vì lẽ ấy mà sau này bộ sưu tập của ông Lâm rất lớn. Ngoài hơn 1.000 bức tranh của các hoạ sĩ tên tuổi còn có gần một vạn cuốn sách và các vật kỷ niệm liên quan đến giới văn nghệ sĩ.

Nhà phê bình nghệ thuật Thái Bá Vân nhận xét: “Ông Lâm đã góp phần bảo tồn một bộ phận quan trọng của văn hoá Việt Nam, đã thu thập được một khối lượng tác phẩm xuất sắc của nghệ thuật. Nhưng điều làm cho bộ sưu tập của ông độc đáo chính là mối quan hệ ấm áp tình người của ông đối với nghệ sĩ”.

Góc của hoài niệm

Ngày nay, trong giới nghệ sĩ không ít người mở quán cà phê để mưu sinh sau những ánh hào quang của sân khấu và điện ảnh, âm nhạc nhưng tuồng như không ai làm cái việc bán cà phê như ông Lâm đã làm ngày trước để rồi các hoạ sĩ đến thưởng ngoạn hương sắc nâu nồng mà lịm đi, mà ký thác lại những bức tranh, mà thành người tri kỷ với chủ quán cà phê.

Sau này người ta sưu tập tranh kiểu khác. Cà phê của ông Lâm cũng không còn là thứ xa xỉ để khiến các hoạ sĩ gán tranh. Nghe mọi người kể lại rằng, ông Lâm khi ấy, mỗi khi nghe tin có hoạ sĩ người Việt hoặc người Tây đến uống cà phê ở quán, ông đều xuống và trân trọng mời hoạ sĩ đó vẽ tặng một bức để làm kỷ niệm.

Trước lời đề nghị lịch thiệp và trân trọng các hoạ sĩ hiếm người từ chối. Khi ông đang ấp ủ dự định thành lập một Bảo tàng mỹ thuật tại chính mảnh đất của mình thì ông Lâm ngã bệnh và mất.

Giờ đây, các họa sĩ, các văn nhân của một thời cũng không mấy người còn sống nhưng quán cà phê Lâm vẫn còn ở đúng địa chỉ quen thuộc đó. Trong khi đó, cùng với sự phát triển của xã hội và nhu cầu của người tiêu dùng, rất nhiều quán cà phê với các thương hiệu mới mọc lên khắp Hà Nội.

Quán cà phê Lâm, góc của người ưa hoài niệm
Quán cà phê Lâm, góc của người ưa hoài niệm

Thức uống trong các quán không còn độc vị cà phê như xưa. Người ta rủ nhau đi cà phê nhưng thực chất là đi uống sinh tố, sữa chua hay rất nhiều các thứ sành điệu du nhập từ các nước trên thế giới. Phong cách trang trí các quán cà phê cũng thay đổi nhiều cho phù hợp với sở thích của từng tầng lớp khách hàng.

Vậy mà, quán cà phê Lâm vẫn là một trong những địa chỉ lâu đời và nổi tiếng nhất Hà Nội, khiến người ta tìm đến hoặc ai đi qua cũng phải ngoái nhìn cho tâm hồn mình dịu lại đôi chút giữa dòng người xe hối hả, tấp nập.

Chính bởi vậy, thời gian trôi qua, tấm bảng hiệu hiệu đã nhiều lần được làm mới và nghe nói còn có thêm các quán cà phê khác do các con ông Lâm đứng ra quản lí, cung cách phục vụ đã có nhiều đổi khác nhưng quán cà phê Lâm ở địa chỉ 60 Nguyễn Hữu Huân vẫn là góc kí ức của những người ưa hoài niệm.

Theo họa sĩ Bùi Thanh Phương – con trai họa sĩ Bùi Xuân Phái: "Ông Lâm yêu hội họa bằng tình yêu bản năng, và trở thành một nhà sưu tập bất đắc dĩ. (Đương nhiên giờ đây ông được coi là nhà sưu tập cự phách và là bậc tiền bối, sư phụ của giới sưu tập tranh hiện nay ở Việt Nam).

Bằng sự nhạy cảm bản năng, ông Lâm biết phân biệt tranh đẹp với tranh rẻ tiền, tranh sáng tạo với tranh đường mòn. Ông có con mắt tinh đời trong sự cảm nhận cái đẹp, hơn hoặc chí ít cũng chẳng thua kém gì những giáo sư, những nhà phê bình mỹ thuật thời đó.

Ông Lâm toét đặc biệt yêu mến văn nghệ sĩ, nhất là các họa sĩ. Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm, Trọng Kiệm, Lưu Công Nhân,Văn Cao, Nguyễn Sĩ Ngọc... hết thảy đều là khách quen của Lâm toét và cũng là con nợ chung thân của quán.

Nhà văn Nguyễn Tuân đã nói vui rằng: "Hữu ngạn sông Saine có bảo tàng Louvre, tả ngạn sông Hồng có cà phê Lâm".

Đọc thêm

Đường đến TikTok của một cựu học sinh trường Hà Nội - Amsterdam Văn hóa

Đường đến TikTok của một cựu học sinh trường Hà Nội - Amsterdam

TTTĐ - Nguyễn Trọng Phan khiến nhiều người ngưỡng mộ với bài luận hoàn hảo chinh phục học bổng toàn phần NTU Singapore. Ngay từ khi là sinh viên năm thứ ba, Phan đã trúng tuyển thực tập sinh tại TikTok nhờ kinh nghiệm tích luỹ sau lần đứng lên từ thất bại.
“Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm” Văn học - Nghệ thuật

“Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm”

TTTĐ - Khi ở giữa ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết, cô gái trẻ Phạm Ngọc Phương Thảo đã quyết định viết một cuốn sách kể về câu chuyện của cuộc đời mình. "Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm" là một cuốn sách đầy cảm hứng, đưa độc giả vào hành trình của những con người không ngừng nỗ lực, không ngừng yêu thương và không ngừng sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.
Khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng vượt qua thiên tai Văn hóa

Khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng vượt qua thiên tai

TTTĐ - Tối 17/9, chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ” với chủ đề “Việt Nam kiên cường” diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Chương trình đã khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đoàn kết, tương thân tương ái để vượt qua thiên tai, hoạn nạn.
Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu Văn hóa

Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu

TTTĐ - Người mẫu Huyền Linh nhận lời mời làm đại sứ nhí cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu diễn ra tại Việt Nam trong thời gian tới.
Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024 Văn hóa

Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024

TTTĐ - Chuyên gia trang điểm John Kim khai trương cửa hàng thời trang váy cưới JohnKim Hana Bridal tại Hà Nội sau nhiều năm tâm huyết ấp ủ. Đồng thời, anh cũng tiết lộ xu hướng trang phục mùa thu đông năm nay để các cô dâu lựa chọn trong ngày trọng đại của cuộc đời.
Trở thành Idol Social khó hay dễ? Giải trí

Trở thành Idol Social khó hay dễ?

TTTĐ - Đây là một trong những câu hỏi đặt ra thu hút nhiều sự quan tâm trong buổi lễ ra mắt khoá đào tạo “Nhân hiệu thực chiến - Idol Social”, được tổ chức tại TP HCM mới đây.
NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão Điện ảnh - Âm nhạc

NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão

TTTĐ - NSƯT Hoàng Tùng - Quán quân Sao Mai 2003 giới thiệu tới người yêu nhạc tác phẩm mang đậm âm hưởng dân gian trữ tình “Cha mẹ tôi già”. Ca khúc ra mắt đúng dịp Trung thu - Tết của tình thân và cũng là lời tri ân bố mẹ già, người dân quê hương Quảng Ninh đang nỗ lực khắc phục thiệt hại cơn bão số 3 vừa qua.
Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ Văn học - Nghệ thuật

Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ

TTTĐ - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức 6 chương trình nghệ thuật nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ Văn hóa

Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Trong những ngày qua, chứng kiến những đau thương, mất mát của đồng bào các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), với tinh thần “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Oscar Media và Báo Hànộimới tổ chức thực hiện chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ”. Với chủ đề “Việt Nam kiên cường”, sự kiện sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 17/9 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội).
“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai Văn hóa

“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai

TTTĐ - Từ thứ Bảy (14/9), trên kênh VTV3, chương trình “An toàn cho con” bắt đầu phát sóng chùm phim đặc biệt gồm 10 tập về chủ đề phòng, chống thiên tai.
Xem thêm