Qua 2 cấp tòa vẫn chưa được giải quyết dứt điểm
Hà Nội: Công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai Đề nghị xử lý nghiêm đối tượng đầu cơ, lướt sóng, gây nhiễu thị trường đất đai Sửa đổi Luật đất đai phải đảm bảo không làm mất thêm cán bộ |
Điều đáng nói là vụ việc đã qua 2 cấp tòa nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm để yên lòng dân.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô nhận đơn tố cáo của anh Nguyễn Văn Khê, địa chỉ tại thôn Ngãi Cầu, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội, phản ánh về việc hai cấp tòa đó là: Tòa án Nhân dân huyện Hoài Đức và Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội trong quá trình xem xét, giải quyết vụ án chưa bảo đảm quyền và lợi ích của các hộ dân và có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ?
Đơn thư của anh Nguyễn Văn Khê gửi báo Tuổi trẻ Thủ đô |
Cụ thể, theo diễn biến của vụ việc, anh Nguyễn Văn Khê (con trai ông Nguyễn Dẫn) cho biết, thửa đất đang tranh chấp có nguồn gốc là đất ruộng phần trăm của gia đình được đổi từ Đống Da về Vệ Rặng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) vào năm 1987.
Đây là phần đất giáp đất thổ cư của gia đình bố mẹ anh (ông Nguyễn Dẫn và bà Hoàng Thị Phố) tại thôn Ngãi Cầu, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Phần đất đang tranh chấp hiện vẫn do gia đình anh quản lý và sử dụng, đã được xây móng bao xung quanh.
Theo anh Khê, khi bố mẹ chết không để lại di chúc nên anh cùng các anh chị em không biết có hay không việc mua bán đất giữa bố mẹ anh và ông Nguyễn Tiến Tiếp, bà Đỗ Thị Kình. Nay các con ông Tiếp yêu cầu trả 192m2 đất gia đình đang quản lý và sử dụng mà không xuất trình được hợp đồng mua bán hợp pháp. Anh Khê cũng như các anh chị em trong gia đình không chấp nhận việc đòi đất của các con ông Tiếp, bà Kình.
Tháng 8/2020, TAND huyện Hoài Đức có thông báo thụ lý vụ án và mời gia đình anh Khê đến Tòa án Nhân dân huyện Hoài Đức làm việc với tư cách là bị đơn. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc với TAND cấp sơ thẩm và phúc thẩm, anh Khê nhận thấy có dấu hiệu bỏ tài liệu chứng cứ của bị đơn ra khỏi hồ sơ vụ án. Chính vì vậy, anh Khê đã đệ đơn tố cáo TAND cấp cao, Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao tại Hà Nội để được xem xét hồ sơ vụ án và xét xử lại.
Mảnh đất tranh chấp 30 năm chưa có hồi kết |
Cũng theo anh Khê: “Việc mua bán chuyển nhượng giữa gia đình tôi với nguyên đơn cũng chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Trong 3 giấy chuyển nhượng viết tay do phía nguyên đơn cung cấp cho TAND thì chỉ có một giấy viết tay ngày 14/11/1992 có ý kiến của UBND xã An Khánh với nội dung: “Cho xác minh lại miếng đất nhượng quyền sử dụng” chứ không có nội dung nào xác nhận việc giao dịch chuyển nhượng hợp pháp. Đặc biệt, trong giấy chuyển nhượng viết tay ngày 14/11/1992 có dấu của UBND xã An Khánh thì chỉ có chữ ký của nguyên đơn, không có chữ ký của bên chuyển nhượng là ông Nguyễn Dẫn”.
Trong đơn thư gửi báo Tuổi trẻ Thủ đô, anh Khê cho rằng, căn cứ vào kết luận giám định số 46/PC09-P5 của Viện Khoa học hình sự ngày 15/4/2021 việc TAND gửi mẫu giám định chữ ký của ông Nguyễn Dẫn và bà Hoàng Thị Phố do ông Nguyễn Tiến Tiếp cung cấp, có mẫu giám định giấy chuyển nhượng viết tay phô tô thì không đủ cơ sở. Tuy nhiên, thẩm phán Nguyễn Thu Hồng và Phạm Thanh Hải vẫn lấy hợp đồng chuyển nhượng ngày 14/11/1992 làm căn cứ để xét xử vụ án.
Biên lai thu phí sử dụng đất mảnh đất tranh chấp mà nhà anh Khê vẫn phải đóng thuế hàng năm |
Một vấn đề nữa khiến anh Khê không khỏi băn khoăn: “Trong hồ sơ tài liệu chứng cứ do nguyên đơn cung cấp cho TAND cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều không có bất cứ hóa đơn đóng thuế nào chứng minh việc gia đình nguyên đơn sau khi nhận chuyển nhượng đất thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. Trong khi đó, gia đình tôi có đầy đủ hóa đơn đóng thuế hàng năm nộp cho TAND. Tuy nhiên, thẩm phán hai cấp tòa không công nhận và không đưa vào nội dung xét xử sơ thẩm và phúc thẩm trong 2 bản án nên trên”.
Sau khi xem xét hồ sơ vụ việc, theo luật sư Trịnh Đình Trực, Trưởng Văn phòng Luật sư Trịnh Trực, giấy chuyển nhượng đất từ năm 1992 giữa gia đình ông Nguyễn Dẫn, bà Nguyễn Thị Phố với gia đình ông Nguyễn Tiến Tiếp, bà Đỗ Thị Kình không hợp lệ. Đây là một giao dịch dân sự trái với pháp luật, bởi lẽ từ năm 1992 trở về trước không có Luật Đất đai nên việc quản lý đất đai quy định tại nhiều văn bản khác nhau. Đất là công thổ quốc gia do Nhà nước quản lý.
Luật sư Trịnh Đình Trực cho biết, ngày 1/7/1980, Hội đồng Chính phủ có ban hành Quyết định số 201-CP về việc thống nhất quản lý ruộng đất trong cả nước. Tất cả các cá nhân tổ chức sử dụng đất đều phải khai báo và đăng ký các loại ruộng đất mình đang sử dụng hợp pháp vào sổ địa chính và được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngày 10/11/1980, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 299/TTg, trong đó có hướng dẫn đăng ký đất đai. Nếu gia đình ông Nguyễn Dẫn, bà Nguyễn Thị Phố vẫn sử dụng và đóng thuế hàng năm trên mảnh đất đó theo đúng quy định thì mảnh đất đó vẫn thuộc quyền sử dụng của gia đình.
Anh Nguyễn Văn Khê cho rằng, giấy chuyển nhượng viết tay ngày 14/11/1992 có dấu của UBND xã An Khánh, chỉ có chữ ký của nguyên đơn, không có chữ ký của bên chuyển nhượng là ông Nguyễn Dẫn |
Qua nghiên cứu hồ sơ vụ việc, luật sư Trịnh Đình Trực cho rằng, các cơ quan có thẩm quyền cũng như tòa án các cấp tại Hà Nội trong quá trình xem xét, giải quyết vụ án cần đưa ra một phán quyết đúng với quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích của các hộ dân.
Trả lời phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, đại diện Tòa án huyện Hoài Đức khẳng định, TAND cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã điều tra vụ việc đúng với quy trình, thủ tục, không có dấu hiệu bỏ sót hay làm sai lệch hồ sơ vụ án. “Chúng tôi đã làm đúng quy trình. Khi có khiếu kiện, chúng tôi cũng đã bay vào Thành phố Hồ Chí Minh đến chỗ hai anh chị của anh Khê để xác minh. Tại đó, công an đến làm việc cực kỳ vất vả để xác minh vấn đề”, đại diện Toà án Nhân dân huyện Hoài Đức nói. Liên hệ với anh Lê Minh Đức, Thư ký Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, anh Đức cho biết, TAND cấp sơ thẩm và phúc thẩm căn cứ đúng quy định pháp luật để thực thi. Nếu như trong bản án phúc thẩm mà bị đơn không đồng ý thì có quyền làm đơn khiếu nại, phản án theo thủ tục lên Tòa án cấp cao trong thời hạn 3 năm. |