Phụ nữ không chỉ đẹp, thông minh mà còn cần bình tĩnh sống
Bài liên quan
Mùng 8/3 của những người vợ lính Hải quân
Giới trẻ giao lưu với bà Tôn Nữ Thị Ninh trước thềm mùng 8/3
Vsmart bất ngờ tung ra Joy 3 4GB/64GB: Giá siêu tốt chào mừng 8/3
Không tụ tập đông người
Chị Kiều Anh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: “Mình chơi với một nhóm bạn thân, mùng 8/3 năm nào cũng tụ tập nhau ăn uồng, trò chuyện. Tuy nhiên, năm nay dịch bệnh diễn biến phức tạp nên thói quen đó phải “tạm hoãn”. Thay vào đó, ngày 8/3 cũng là ngày cuối tuần chúng mình dành trọn cho gia đình”.
Dù không đi chơi ngày ngày 8/3 nhưng mọi sinh hoạt của gia đình chị Kiều Anh vẫn bình thường, không có chuyện cố tích trữ đồ ăn. Trước đó, việc có thêm những ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng. Người ta đua nhau đi mua đồ ăn tích trữ gây ra tình trang chen chúc, đông đúc ở những khu mua sắm khiến nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh càng tăng cao.
“Mình không đồng tình với sự lo lắng thái quá này. Mình và rất nhiều người bạn cùng nêu cao quan điểm: Phụ nữ không chỉ cần đẹp, thông minh mà còn cần bình tĩnh sống. Mùng 8/3 dù không hoa, không quà… thì nhất định cũng không chen chúc, náo loạn với gạo thịt”, chị Kiều Anh nói.
Bữa ăn ấm áp tại nhà là cách nhiều gia đình lựa chọn dịp mùng 8/3 thời Covid (ảnh internet) |
Đây cũng là 8/3 đặc biệt với chị Minh Hằng (nhân viên Ngân hàng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). “Covid” khiến chị không được mặc chiếc váy bó mới mua đến ăn ở nhà hàng sang trọng nhưng bù lại chị có một ngày rất ý nghĩa với gia đình. “Cả gia đình cùng dọn dẹp nhà, đọc truyện cho con nghe. Mình cũng được nhận món quà ý nghĩa từ ông xã, đó là dung dịch rửa tay sát khuẩn và khẩu trang để phòng chống dịch, bảo vệ bản thân và những người xung quanh”, chị Hằng chia sẻ.
Cùng gia đình nấu bữa ăn ấm áp
Không đi chơi hay đến những nơi đông người lại trở thành cơ hội cho các ông chồng thể hiện tài năng nấu nướng với vợ. Đang mùa dịch bệnh nên nấu bữa tối ở nhà được anh Mạnh Thắng (Long Biên, Hà Nội) ưu tiên lựa chọn dịp 8/3 năm nay. Anh nấu một nồi canh cua mẹ thích, món vịt tiềm vợ mê rồi ăn chung với nhau trong một buổi tối ấm áp.
Theo anh Thắng, mùng 8/3 anh thường đưa cả gia đình đi ăn nhà hàng vì muốn tạo không khí khác biệt cho vợ và mẹ. Tuy nhiên, năm nay anh đi chợ mua hoa tươi, mua đồ ăn về nhà tự cắm, tự nấu. Anh Thắng kể: “Mình là đầu bếp chính, mẹ và vợ chỉ phụ thêm như nhặt rau, pha nước chấm... Mẹ con, vợ chồng vừa nấu ăn vừa trò chuyện khiến không khí gia đình rôm rả, ấm áp. Mẹ và vợ mình lại còn trêu “nhờ” dịch mà cả nhà “khai quật” được tài nấu nướng của mình. Mình thấy vui và hiều hơn nỗi vất vả của chị em nội trợ trong gia đình”.
Không nhận mình là người "hiểu vợ nhất" nhưng anh Đức Hạnh vẫn để tâm đến rất nhiều thói quen ăn uống nhỏ nhặt của vợ. "Vợ mình dễ ăn nhưng thích cá, mắm, rau củ hơn là thịt gà, thịt lợn. Mình nấu được rất nhiều món nhưng vợ thích nhất món canh cua nên 8/3 quyết trổ tài", anh Hạnh chia sẻ.
Cũng theo anh Hạnh, năm nay hầu như gia đình nào cũng hạn chế ra ngoài, tránh tụ tập để phòng tránh dịch bệnh. Vì thế, việc nấu ăn ở nhà được rất nhiều gia đình lựa chọn. Nấu những món ngon, nói lời yêu thương từ tấm lòng có lẽ là món quà tuyệt vời với mẹ và vợ của mình. Anh Hạnh tin chỉ cần như thế, mùng 8/3 của chị em đã rất ý nghĩa.